III/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ HẬU CẦN
1/ Chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam
1.1/ Một vài nét về thực trạng của ngành dệt may Việt Nam
Xuất phát từ thực tế của ngành dệt may Việt Nam, năm 2006 có kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đạt gần 6 tỷ USD nhưng lợi nhuận trong đó rất ít,
chủ yếu từ gia công. Nguyên nhân chủ yếu là nguyên liệu đầu vào, mẫu mã thiết kế và cả thị trường phân phối đều do nước ngoài quyết định. Hiệp hội dệt may Việt Nam tổ chức họp báo, công bố chiến lược phát triển nhằm thay đổi chất cho ngành này. Trong đó, đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 10 - 12 tỷ USD vào 2010
Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), toàn ngành dệt may hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp (doanh nghiệp). Trong đó, doanh nghiệp Nhà nước chiếm 0,5%, FDI chiếm 25% và phần lớn là doanh nghiệp
tư nhân và công ty cổ phần.
Tính đến 2006, năng lực sản xuất toàn ngành về nguyên liệu: xơ bông 10.000 tấn/năm (5% nhu cầu); xơ sợi tổng hợp: 50.000 tấn (30% nhu cầu), sợi xơ ngắn: 260.000 tấn (60% nhu cầu). Đối với sản xuất dệt nhuộm: vải dệt kim 150.000 tấn (60% nhu cầu); dệt thoi 680 triệu m2 (30% nhu cầu). Sản xuất hàng may mặc mỗi năm khoảng 1,8 tỷ sản phẩm và 65% trong số này phục vụ
xuất khẩu.
Về năng lực xuất khẩu, ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Vitas cho biết: sản lượng xuất khẩu tăng trưởng bình quân 20% trong những năm gần đây. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,834 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng 20,5% so với 2005. Trong đó, thị trường Mỹ đạt khoảng 3,044 tỷ (chiếm 55%), EU: 1,243 tỷ (20%); Nhật: 628 triệu USD (11%); ASEAN: 107 triệu USD (2%)...Báo cáo cũng cho biết, thị trường nội địa đối với hàng may mặc ước tính chỉ chiếm 7% tổng mức bán lẻ, đạt 1,8 tỷ USD. Từ số liệu trên, có thể thấy lâu nay, ngành dệt may đang "đi trên đôi chân của người khác". Bởi lẽ, 95% nhu cầu xơ bông, 70% nhu cầu sợi tổng hợp, 40% nhu cầu sợi xơ ngắn, 40% nhu cầu vài dệt kim và 60% nhu cầu vải dệt thoi cho cả một ngành công nghiệp hoàn toàn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Còn nếu xét về cơ cấu thị trường, nếu chỉ tính riêng mặt hàng may mặc, trong
khi kim ngạch xuất khẩu hơn 5,2 tỷ USD thì tiêu thụ nội địa chỉ đạt 1,8 tỷ USD. Con số này cho thấy thị trường nội địa bị yếu thế so với xuất khẩu và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro khi xuất khẩu gặp khó khăn.
Một bất cập nữa là ngành dệt may lâu nay chưa có sự khép kín quy trình sản xuất công nghiệp bao gồm từ sản xuất thượng nguồn (nguyên liệu đầu vào) đến mẫu mã thiết kế, sản xuất thành phẩm quy mô công nghiệp, kênh phân phối và xây dựng thương hiệu. Hầu hết các sản phẩm xuất khẩu chỉ bán cho các nhà buôn lớn ở nước ngoài nhưng chính những nhà buôn này lại không hề chia sẻ một chút rủi ro nào từ các tranh chấp pháp lý như kiện bán phá giá, áp đặt hạn ngạch hay gần đây nhất là cơ chế giám sát.
1.2/ Chiến lược của ngành dệt may
Dưới đây là các chỉ tiêu của ngành dệt may Việt Nam đến 2015, định hướng đến 2020.
- Doanh thu năm 2010 là 14.800 triệu USD, năm 2015 là 22.500 triệu USD, năm 2020 là 31.000 triệu USD.
- Xuất khẩu năm 2010 là 12.000 triệu USD, năm 2015 là 18.000 triệu USD, năm 2020 là 25.000 triệu USD.
- Sử dụng lao động năm 2010 là 2.500 người, năm 2015 là 2750 người, năm 2020 là 3000 người.
- Tỷ lệ nội địa hóa năm 2010 là 50%, năm 2015 là 60%, năm 2020 là 70%.
- Sản xuất các sản phẩm chính như sau:
+ Bông xơ năm 2010 sản xuất 20 nghìn tấn, năm 2015 là 40 nghìn tấn, năm 2020 là 60 nghìn tấn.
+Xơ, sợi tổng hợp: năm 2010 là120 nghìn tấn, năm 2015 là 210 nghìn tấn, năm 2020 là 300 nghìn tấn.
năm 2020 là 650 nghìn tấn.
+ Vải: năm 2010 là 1000 triệu m2, năm 2015 là 1500 triệu m2, năm 2020 là 2000 triệu m2.
+ Sản phẩm may: năm 2010 là 1800 triệu SP, năm 2015 là 2850 triệu SP, năm 2020 là 4000 triệu SP.
Về phía nhà nước : Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng vừa ký Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển cho ngành công nghiệp dệt may cho đến năm 2015, định hướng tới 2020 theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm.
Quyết định nêu rõ trước mắt ngành dệt may tập trung phát triển và nâng cao năng lực về nguồn nhân lực; nguồn nguyên, phụ liệu để có nguồn nhân lực chuyên môn cao, tạo nên sản phẩm chất lượng cao gắn với thương hiệu uy tín; bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành dệt may phục vụ trong nước và xuất khẩu.
- Ngành phấn đấu đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 16-18%, xuất khẩu tăng 20%/năm (giai đoạn 2008-2010) và tăng sản lượng từ 12-14%, xuất khẩu tăng 15% trong giai đoạn 2011-2020.
- Doanh thu toàn ngành đạt khoảng 14,8 tỷ USD vào năm 2010; 22,5 tỷ USD năm 2015 và 31 tỷ USD vào năm 2020.