Giai đoạn trước năm 1986

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần dệt vải công nghiệp Hà Nội NOTE (Trang 32 - 33)

I/ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DỊCH VỤ HẬU CẦN TRONG TIÊU THỤ

2.1 Giai đoạn trước năm 1986

viên của nhà máy liên hiệp dệt Nam Định, được lệnh tháo dỡ máy móc sơ tán lên Hà Nội với tên gọi ban đầu là Nhà máy dệt chăn, địa điểm tại xã Vĩnh Tuy - Thanh Trì - Hà Nội. Sản phẩm của xí nghiệp là chăn chiên được sản xuất từ phế liệu bông đay và sợi rối của nhà máy dệt Nam Định. Sau khi sơ tán lên Hà Nội xí nghiệp đã phải mua phế liệu của các nhà máy khác tại đây như Dệt 8/3, dệt Kim Đông Xuân để tiếp tục sản xuất.

Năm 1970 xí nghiệp lắp đặt dây chuyền sản xuất vải mành từ sợi bông do Trung Quốc giúp xây dựng để cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy Cao su Sao Vàng làm lốp xe đạp.

Năm 1973 xí nghiệp đã trả lại dây chuyền dệt chăn cho Nhà máy dệt Nam Định và nhận nhiệm vụ lắp đặt dây chuyền sản xuất vải bạt song song với dây chuyền sản xuất vải mành, từ đó sản xuất kinh doanh dần đi vào thế ổn định. Đến tháng 10/1973 nhà máy đổi tên thành Nhà máy Dệt vải Công nghiệp Hà Nội với các nhiệm vụ chủ yếu là dệt các loại vải dùng trong công nghiệp như vải mành, vải bạt, sợi xe - là nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân cụ thể: Vải mành dùng để sản xuất lốp xe đạp, xe máy, ôtô, vải bạt dùng để làm giầy, băng tải. Sợi xe dùng làm chỉ may công nghiệp.

Từ năm 1974 đến năm 1986 trong cơ chế quản lý bao cấp, doanh nghiệp luôn luôn đạt được những chỉ tiêu kinh tế kế hoạch do nhà nước giao, và là một trong những đơn vị tiên tiến. Tuy nhiên do bị ảnh hưởng bởi cơ chế quản lý kinh tế bao cấp nên hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, đã có lúc làm ban lãnh đạo công ty phải nhọc tâm, trăn trở.

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ hậu cần trong tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần dệt vải công nghiệp Hà Nội NOTE (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w