Dự đoán tình hình cung cầu của một số sản phẩm hoá dầu trong tơng lai

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập (Trang 91 - 111)

1.Cung cầu về bột nhựa tổng hợp

PVC hiện là sản phẩm hoá dầu duy nhất mà Việt Nam có thể tự sản xuất với công suất lớn sẽ có nhu cầu ngày càng tăng do tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng (hơn 60% ứng dụng của PVC là phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng). Dự tính tốc độ tăng trởng bình quân của cầu là 15%. TPC Vina dự định nâng công suất lên 120 nghìn tấn/ năm trong thời gian tới (khoảng năm 2004). Tuy nhiên, chỉ với 2 nhà máy sản xuất là TPC Vina và PMPC (công ty liên doanh nhựa và hoá chất Phú Mỹ) thì chắc chắn trong tơng lai, sẽ có sự thiếu hụt về cung trong nớc đối với PVC và nhập khẩu do đó sẽ tăng lên. Tình hình cung cầu bột nhựa PVC có thể đ- ợc tổng kết nh sau:

Bảng18: Dự kiến sản xuất và tiêu thụ PVC giai đoạn 2002-2010

đơn vị: nghìn tấn 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Mức tiêu thụ 165 190 218 250 288 330 380 437 500

Sản xuất trong nớc 130 200 220 220 220 220 220 220 220

Nhập khẩu 35 -10 -2 30 68 110 160 217 280

Nguồn: Lê Công Thanh, Nguyễn Hoàng Đức_ “Sản xuất và kinh doanh bột nhựa PVC: cơ hội và thách thức”_ 2003

Nếu Việt Nam thực thi đợc các dự án hoá dầu đã nêu ở trên thì đến năm 2010, Việt Nam sẽ sản xuất đợc 350 nghìn tấn PE (bao gồm HDPE và LDPE), 110 nghìn tấn PP, 30 nghìn tấn PS một năm. Nếu tính bình quân theo đầu ngời thì mỗi ngời dân sẽ tiêu thụ 4,1kg PE, 1,3kg PP và 0,35kg PS một năm nhng trên thực tế với tốc độ

phát triển kinh tế nh hiện nay, chắc chắn mức riêu thụ bình quân đầu ngời của Việt Nam năm 2010 cao hơn những con số đã nêu và phần thiếu hụt sẽ đợc bù đắp bằng hàng nhập khẩu. Hiện nay, khi Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan đều đang d về cung, Việt Nam sẽ trở thành thị trờng nhập khẩu lí tởng cho hàng hoá của họ.

2.Cung cầu về sợi tổng hợp

Mục tiêu hiện nay của Việt Nam là đẩy mạnh sự phát triển của ngành dệt may. Để phát triển ngành dệt may, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị đợc giao, Tổng công ty Dệt may đã trình Chính phủ “Chiến lợc tăng tốc phát triển ngành dệt- may”. Căn cứ vào nhu cầu nội địa, chỉ tiêu phát triển kinh tế, xu hớng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các chính sách và cơ chế phát triển ngành dệt- may Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt chiến lợc này theo Quyết Định số 55/2001 QD-TTg ngày 23/4/2001. Nội dung dự báo tình hình sản xuất và nhu cầu xơ- sợi polyester (đầu vào chủ yếu cho ngành dệt may) của thị trờng Việt Nam đến năm 2010 đợc tóm tắt nh sau:

Bảng 19: Dự báo sản xuất và tiêu thụ xơ- sợi polyester giai đoạn 2005-2010 đơn vị: nghìn tấn/ năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Xơ Polyester Nhu cầu 120 133 148 164 182 200 Khả năng sản xuất Formosa 77,7 77,7 77,7 77,7 77,7 77,7 Petrovietnam +Vinatex 42,9* 56,1* 66* 66 66 Tổng sản lợng 77,7 120,6 133,8 143,7 143,7 143,7 Sản xuất Nhu cầu – -67,7 -12,4 -14,2 -20,4 -38,5 -56,3 Sợi Polyester Nhu cầu 300 336 376 421 472 500 Khả năng sản xuất Hualong 24 24 24 24 24 24 Formosa 38,9 38,9 38,9 38,9 38,9 38,9 Petrovietnam +Vinatex 42,9* 56,1* 66* 66 66 Tổng sản lợng 62,9 105,8 119 128,9 128,9 128,9 Sản xuất Nhu cầu – -237,1 -230,3 -257 -292,6 -343,2 -371,1

(*) Công suất hoạt động: năm 2006 là 65%, năm 2007 là 85% và năm 2008 là 100%.

Nguồn: Vinatex_ Chiến lợc phát triển và một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lợc phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 _2000.

Từ số liệu tổng hợp trên, chúng ta thấy rằng với khả năng sản xuất của Hualong, Formosa và cả Petrovietnam- Vinatex thì đến năm 2006, mức sản xuất xơ mới đáp ứng đợc 90,6% nhu cầu xơ và 31,5% nhu cầu sợi của thị trờng trong nớc. Tới năm 2010, nếu không tiếp tục thực hiện nhiều dự án đầu t khác vào lĩnh vực này thì mức sản xuất trong nớc chỉ đáp ứng đợc 72% nhu cầu về xơ và 26% nhu cầu về sợi của thị trờng trong nớc. Khoảng cách xa giữa sản xuất và nhu cầu sẽ tạo điều kiện cho hàng nhập khẩu tràn vào trong nớc và sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu sẽ ngày một cao.

3.Cung cầu về cao su tổng hợp

Hiện nay ở Việt Nam, khái niệm về cao su tổng hợp nh SBR và BR còn rất xa lạ trong khi xu hớng hiện nay trên thế giới là sử dụng cao su tổng hợp để bù đắp sự thiếu hụt ngày một tăng về cao su tự nhiên. Nếu dự án sản xuất SBR và BR của

Petrovietnam đợc thực hiện đúng tiến độ thì đến năm 2010, Việt Nam sẽ sản xuất đ- ợc bình quân 80 nghìn tấn SBR và BR một năm. Tức là chỉ với khả năng sản xuất trong nớc thì mỗi ngời dân mỗi năm chỉ tiêu thụ cha đến 1kg SBR và BR. Trong khi đó, do lợng xe máy của Việt Nam quá nhiều và do công nghiệp sản xuất ôtô đang trên đà phát triển, mức sản xuất đó sẽ không đủ để đáp ứng đợc nhu cầu trong nớc và nhập khẩu vẫn tiếp tục là giải pháp cho các nhà sản xuất xăm, lốp xe.

Nói tóm lại, với các dự án xây dựng ngành Hoá dầu nh hiện nay, năng lực sản xuất các sản phẩm hoá dầu trong nớc sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu tăng mạnh trong tơng lai về các sản phẩm hoá dầu nói chung và nhựa PVC, sợi tổng hợp nói riêng. Vì thế, phát triển ngành Hoá dầu để mở rộng năng lực sản xuất là yêu cầu cấp bách. Tuy nhiên, với tiến độ thực thi dự án chậm chạp vì những khó khăn đã nêu trong chơng I, Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều để có một ngành Hoá dầu hoàn thiện của riêng mình.

III. Kiến nghị

1.Nhanh chóng xác định mô hình phát triển phù hợp cho ngành Hoá dầu

Trong điều kiện hiện nay, khi thế giới cha tìm ra đợc những nguyên liệu thay thế hiệu quả cho các chế phẩm từ dầu mỏ và khí tự nhiên thì ngành Hoá dầu sẽ vẫn là một ngành công nghiệp cơ bản vô cùng cần thiết đối với mục tiêu phát triển của quốc gia. Ngành Hoá dầu liên quan trực tiếp đến vấn đề an ninh năng lợng và nguyên liệu cho một quốc gia. Nó đảm bảo cho quốc gia đó có điều kiện để phát triển một nền công nghiệp toàn diện hơn. Từ nhiều năm trở lại đây, trong các văn kiện Đại hội Đảng hay trong các chiến lợc, chính sách phát triển kinh tế dài hạn của Việt Nam, mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc luôn là câu khẩu hiệu nhng ngành Hoá dầu lại cha đợc nhìn nhân đúng với tầm quan trọng của nó . Mô hình phát triển ngành Hoá dầu Việt Nam do Petrovietnam đa ra có vẻ giống với cách mà Trung Quốc đã xây dựng ngành Hoá dầu của họ. Chúng ta vẫn thờng quan niệm rằng Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tơng đồng nh chế độ xã hội, con ngời, văn hoá, điều kiện tự nhiên và nhiều yếu tố cạnh tranh khác. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn chúng ta khi thu hút đầu t của các thành phần

kinh tế trong và ngoài nớc vào ngành Hoá dầu. Trung Quốc là một thị trờng hấp dẫn đối với các nhà đầu t hàng đầu của thế giới. Dân số hơn 1 tỷ dân hứa hẹn hàng tỷ đôla lợi nhuận cho các nhà đầu t. Thật vậy, bình quân mỗi ngời Trung Quốc sử dụng hàng chục kg chất dẻo một năm và nhu cầu thì sẽ vẫn tăng lên do Trung Quốc cũng đang trong giai đoạn phát triển kinh tế rầm rộ nên đầu t vào Trung Quốc để sản xuất các sản phẩm hoá dầu với sản lợng lên tới con số triệu tấn là chuyện bình thờng mà thậm chí vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nớc. Các nhà sản xuất tận dụng đợc tối đa hiệu quả sản xuất theo quy mô. Cho dù thuế nhập khẩu của Trung Quốc thấp thì đầu ra cho các nhà sản xuất trong nớc vẫn đợc đảm bảo. Trong khi đó, hiệu quả sản xuất theo quy mô sẽ là bài toán khó cho Việt Nam vì các nhà sản xuất chỉ sản xuất đợc tối đa vào trăm tấn một năm. Nếu thuế suất nhập khẩu thấp thì hàng trong nớc dễ dàng bị hàng nhập khẩu bóp nghẹt. Hơn nữa, Trung Quốc đã tự phát triển công nghệ lọc dầu của riêng mình trong khi Việt Nam cha có một nhà máy lọc dầu nào. Trung Quốc gia nhập WTO khi đã có đạo luật chống bán phá giá riêng trong khi Việt Nam đang nỗ lực gia nhập WTO nhng lại cha xây dựng đợc luật chống bán phá giá, gặp phải những trờng hợp bán phá giá vẫn lúng túng trong khâu xử lý. Vì thế, học tập mô hình phát triển của Trung Quốc có vẻ không hợp lý. Thiết nghĩ, Việt Nam nên học tập mô hình phát triển của các quốc gia có quy mô thị trờng giống với mình hơn nh Thái Lan kết hợp với học hỏi những gì thật sự cần thiết cho sự phát triển ngành Hoá dầu quốc gia từ phía Trung Quốc nh các biện pháp bảo hộ phi thuế khá hiệu quả của họ, tránh rập khuôn.

Mô hình phát triển phải là mô hình trong dài hạn. Tức là các chính sách, chiến lợc đặt ra luôn phải là các chính sách, chiến lợc dài hạn để đảm bảo an toàn cho vốn đầu t rất lớn giai đoạn ban đầu. Đồng thời, phải có sự nhanh nhạy trong nắm bắt, dự đoán những biến động của thị trờng trong và ngoài nớc để có sự điều chỉnh thích hợp khi cần thiết, tránh cứng nhắc, bảo thủ dẫn đến lãng phí vốn.

Mô hình phát triển này phải đặt vai trò của Chính phủ lên hàng đầu trong giai đoạn xây dựng ngành và vai trò của Chính phủ sẽ giảm dần khi ngành bớc vào giai đoạn phát triển. Kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc hay Hàn Quốc đều minh chứng cho thực tế này.

vụ chính cho mục đích xuất khẩu mà mục tiêu hàng đầu của ngành là thoả mãn thị tr- ờng nội địa. Ngành Hoá dầu sẽ là một trong những ngành chủ chốt giúp thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu một cách hiệu quả, nâng sức cạnh tranh của hàng sản xuất trong nớc khi tham gia vào thị trờng quốc tế.

2.Cần phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhà nớc (DNNN) phát huy nội lực

Thứ nhất, các DNNN sản xuất và kinh doanh sản phẩm hoá dầu phải có đợc một lực lợng lao động nòng cốt gồm các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, quản lý giỏi và những công nhân, kỹ s có khả năng thích ứng với các qui trình sản xuất áp dụng công nghệ cao để tạo nên sức mạnh trí tuệ cần thiết về mọi mặt trong điều kiện sản xuất kinh doanh mới. Đội ngũ cán bộ này cần đợc tạo điều kiện phát triển tốt cả về vật chất, tinh thần lẫn điều kiện làm việc. Nh chúng ta đã thấy, Thái Lan là nớc rất coi trọng vai trò của đội ngũ lao động trong ngành Hoá dầu. Họ biết rằng để đạt hiệu quả cao khi xây dựng một ngành công nghiệp mới lạ thì ngay từ những khâu ban đầu nh lập kế hoạch phát triển, lựa chọn địa điểm đầu t cần phải có sự t… vấn, góp ý từ các chuyên gia đầu ngành của thế giới, thậm chí phải nhờ đến các quốc gia cạnh tranh. Các DNNN của Thái Lan nh NPC hay PTT đều chiêu mộ các chuyên gia trong và ngoài nớc bằng nhiều chính sách u đãi. DNNN của Việt Nam cần phải học tập kinh nghiệm này của các doanh nghiệp nớc bạn.

Thứ hai, DNNN cần có điều kiện cần và đủ để tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về sự phát triển cũng nh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời thụ hởng lợi ích chính đáng từ những kết quả đó. Đây sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì thành công hay thất bại đều liên quan trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp. Các DNNN ở các quốc gia khác nh Trung Quốc hay Thái Lan đều áp dụng biện pháp này và cho đến nay, đó vẫn là những doanh nghiệp và tập đoàn hàng đầu của họ.

Thứ ba, DNNN cần đợc cung cấp những thông tin những thông tin về thị trờng, những thông tin mang tính vĩ mô một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Thiếu thông tin là một điểm yếu cố hữu của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đã không ít lần gây ảnh hởng đến cả một ngành kinh tế chứ không chỉ riêng một vài doanh

nghiệp. Điểm yếu này là do tác động của cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do các cấp quản lý có liên quan nh các cơ quan thống kê, các thơng vụ, các cơ quan thơng mại không nhạy bén trong nắm bắt và tổng… hợp thông tin dẫn đến tình trạng doanh nghiệp chỉ hoạt động theo cảm tính mà thiếu định hớng chỉ đạo. Nguyên nhân chủ quan là bản thân doanh nghiệp không chủ động tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau, quá ỷ lại vào sự hớng dẫn của các cơ quan chủ quản. Khắc phục đợc điểm yếu này, DNNN sẽ có thể huy động tốt các nguồn lực một cách đúng đắn phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài, an toàn và bền vững.

Các DNNN tham gia ngành Hoá dầu thờng là các Tổng công ty Nhà nớc. Vì vậy, yêu cầu th t là cần phải kiện toàn tổ chức và cơ chế hoạt động của các Tổng công ty này sao cho vừa đảm bảo phát huy đợc khả năng sáng tạo, tính chủ động và nội lực của từng doanh nghiệp thành viên, vừa đảm bảo sự tồn tại vững mạnh của các Tổng công ty với t cách là một tập đoàn kinh tế mạnh. Các doanh nghiệp thành viên cần đợc tạo điều kiện để vừa độc lập, lại vừa liên kết chặt chẽ về tài chính, thị tr- ờng, công nghệ và lợi ích kinh tế. Một mặt, các lĩnh vực kinh doanh làm ăn có hiệu quả cần đợc u tiên đầu t các nguồn lực cần thiết để có thể phát triển mạnh. Mặt khác, các lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả phải có cơ chế giải quyết dứt điểm tránh tình trạng dây da gây lãng phí các nguồn lực. Mô hình độc lập trong một khối thống nhất đã đợc tập đoàn LG của Hàn Quốc thực hiện thành công, đa tập đoàn này phát triển vững mạnh, vợt qua giai đoạn khủng hoảng đầy khó khăn. Thực vậy, các công ty con có tính độc lập cao nên hoạt động của công ty này không làm ảnh hởng đến hoạt động của công ty khác, do đó, sự thất bại của một công ty sẽ không tạo ra tác động dây chuyền tới toàn bộ tập đoàn. Nhờ vậy, LG đã không gặp phải thất bại đau đớn nh Daewoo. Hay nh trong trờng hợp của các tập đoàn Thái Lan khi thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp do khủng hoảng, các lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả có cơ chế rõ ràng để giải quyết là hoặc bán đi cho tập đoàn khác, hoặc đóng cửa, giải thể.

Th năm, DNNN cũng nên thực hiện cổ phần hoá và chuyển đổi sở hữu. Nhà nớc lúc này chỉ nên nắm cổ phần chỉ huy chứ không nhất thiết phải nắm 100% vốn. Làm nh vậy vừa đảm bảo vai trò của Nhà nớc vừa phát huy tính làm chủ của ngời lao động, vừa huy động đợc nguồn lực từ nhân dân.

Cuối cùng, DNNN cần đợc hoạt động trong môi trờng khuyến khích phát triển xét trên khía cạnh pháp lý và kinh tế, tránh hình sự hoá các mối quan hệ kinh tế,

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập (Trang 91 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w