Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập (Trang 77 - 83)

1.Hàn Quốc- nớc đi sau nhng về trớc

Ngành Hoá dầu bắt đầu xuất hiện ở Hàn Quốc vào cuối thập niên 60 trong khi ngành Hoá dầu của Hoa Kỳ và Châu Âu đã có một lịch sử phát triển 30 năm và Nhật Bản cũng đã bắt tay vào xây dựng ngành Hoá dầu từ 10 năm trớc. Tuy khởi đầu chậm hơn Nhật Bản 10 năm nhng ngành Hoá dầu Hàn Quốc đạt đến giai đoạn phát triển chín muồi chỉ sau Nhật Bản từ 4 đến 5 năm. Tính đến nay, ngành Hoá dầu Hàn Quốc đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính.

Giai đoạn đầu tiên từ năm 1972 đến năm 1978 có thể gọi là giai đoạn “phát triển” của ngành Hoá dầu Hàn Quốc. Trong giai đoạn này, Chính phủ đóng một vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành. Chính phủ Hàn Quốc coi việc xây dựng ngành Hoá dầu là trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia vì xây dựng đợc ngành Hoá dầu đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng tự chủ về nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác và giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nớc. Cũng trong giai đoạn này, các ngành sử dụng sản phẩm hoá dầu làm nhân tố đầu vào có tốc độ tăng trởng xuất khẩu rất cao nên cầu trong nớc về sản phẩm hoá dầu không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng trởng bình quân của sản lợng đạt 37% trong khi tốc độ tăng trởng của cầu cũng đạt con số không nhỏ là 28%. Hàn Quốc lúc này chỉ có một công ty duy nhất sản xuất ethylene với sản lợng 155 nghìn tấn/năm. Khu liên hợp hoá dầu đầu tiên của Hàn Quốc ra đời năm 1972. Sự ra đời sớm này cho thấy quyết tâm của Chính phủ Hàn Quốc. Khu liên hợp này cho đến nay tập trung ba nhà sản xuất hoá dầu lớn của Hàn Quốc là BASF Korea, Hanwha và SK.

Giai đoạn thứ hai từ năm 1979 đến năm 1988 là giai đoạn “tăng trởng” của ngành Hoá dầu Hàn Quốc. Tuy cũng bị ảnh hởng bởi khủng hoảng dầu mỏ thế giới nh nhiều quốc gia khác nhng ngành Hoá dầu Hàn Quốc vẫn vợt qua và tiếp tục tăng

trởng là nhờ vào một khoản hỗ trợ lớn từ phía Chính phủ. Năm 1979, Hàn Quốc khánh thành khu liên hợp hoá dầu thứ hai tại Yucheon. Khu liên hợp này hiện nay thu hút đợc bốn công ty hoá dầu là LG Chemical, LG-Caltex, Honam Petrochemical và Yucheon NCC (trung tâm cracking naphtha Yucheon). Giai đoạn này, tốc độ tăng trởng kinh tế của Hàn Quốc rất cao, đạt 10%/ năm và xuất khẩu tăng bình quân 30% /năm là những nhân tố kích cầu quan trọng. Vì thế, tuy tốc độ phát triển của ngành có thấp hơn giai đoạn “phát triển” nhng vẫn ở mức cao: tốc độ tăng trởng của sản xuất là 17% trong khi tốc độ tăng trởng của cầu là 12%. Mới chỉ có thêm một doanh nghiệp nữa tham gia sản xuất ethylene, tổng sản lợng của hai doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này còn khiêm tốn, chỉ đạt 505 nghìn tấn/năm. Trong ngành, khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng đợc thu hẹp vì năng lực sản xuất trong nớc ngày càng tăng lên và Hàn Quốc đã bắt đầu nhìn thấy thành công của chiến lợc thay thế nhập khẩu.

Năm 1989 đến năm 1996 là giai đoạn phát triển “chín muồi” của ngành Hoá dầu Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định không can thiệp trực tiếp vào ngành mà chỉ duy trì mức độ quản lý thông qua luật pháp và các quy định khác. Các doanh nghiệp t nhân đợc chủ động trong đầu t sản xuất và kinh doanh. Rất nhiều dự án liên kết theo chiều dọc đợc thực hiện đã đem lại bộ mặt mới cho ngành vì số doanh nghiệp có khả năng sản xuất từ các sản phẩm “thợng nguồn” đến “hạ nguồn” tăng lên đáng kể. Số doanh nghiệp sản xuất ehtylene đã lên đến con số 8 với tổng năng suất là 4.330 nghìn tấn/năm. Năm 1991, khu liên hợp hoá dầu thứ 3 ra đời và đ- ợc đặt tại Daesan với nhà đầu t chính là Hyundai Petrochemical. Với ba khu liên hợp có quy mô lớn, tốc độ tăng trởng của sản lợng tăng lên bình quân 2% so với giai đoạn trớc, đạt 19%/năm. Tốc độ tăng trởng của cầu trong nớc thấp hơn trớc, chỉ ở mức 10%/năm nhng cầu về sản phẩm hoá dầu từ các nớc đang phát triển trong khu vực Châu á tăng nhanh chóng nên vẫn thúc đẩy ngành tăng trởng hơn nữa. Trong 3 năm 1990~1992, Hàn Quốc vẫn còn là một nớc nhập khẩu ròng với mức thâm hụt th- ơng mại tơng ứng là -2,5 tỉ USD, -2,1 tỉ USD và -120 triệu USD. Đến năm 1993, Hàn Quốc đã bắt dầu có thặng d thơng mại và sau đó vơn lên là một quốc gia xuất khẩu ròng các sản phẩm hoá dầu. Năm 1995, Hàn Quốc đạt thặng d hơn 900 triệu USD.

Giai đoạn từ 1997 cho đến nay là giai đoạn tái cơ cấu của ngành Hoá dầu Hàn Quốc. Khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ở Thái Lan năm 1997 đã khiến nền kinh tế nhiều nớc trên thế giới gặp khó khăn trong đó có Hàn Quốc. Khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc bắt đầu từ đầu năm 1998 làm sức mua và xuất khẩu giảm sút. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã nhanh chóng lấy lại thăng bằng và đến quý 3 năm 1998, sức mua và xuất khẩu đã phục hồi nhanh chóng. Số doanh nghiệp sản xuất ethylene tuy có giảm nhng tổng sản lợng lại đợc nâng lên 5.050 nghìn tấn/ năm. Năm 2001, tổng sản lợng ethylene của Hàn Quốc là 5,53 triệu tấn, chiếm 5% tổng sản lợng ethylene thế giới.

Bảng 13: Tình hình sản xuất và nhu cầu về ethylene của Hàn Quốc giai đoạn 1991~2002

đơn vị: nghìn tấn

Năm919293949596979899000102 Sản xuất 1567 2810 3324 3661 3722 3979 4458 5158 5276 5537 5439 5658

Cầu 1857 2814 3074 3301 3472 3797 4471 5001 5243 5323 5471 5659

Nguồn: Sang Sun Woo _ Outlook for the petrochemical in Korea_ Cheil Industry Inc._ 05/03/2003

Tốc độ tăng trởng sản xuất polyolefin không còn đợc nh những năm 1990~2000 (bình quân 14,2%/năm) mà giảm sút hẳn, chỉ tăng bình quân 3,9%/năm nhng xuất khẩu vẫn đợc duy trì ở mức cao và nhập khẩu vẫn không đáng kể.

Bảng 14: Tình hình sản xuất polyolefin của Hàn Quốc

đơn vị: nghìn tấn Năm 1990 1995 2000 2001 2002 Sản xuất 1482 4043 5567 5870 6008 Xuất khẩu 216 1960 3125 3124 3131 Nhập khẩu 127 58 70 64 68 Cầu 1384 2077 2582 2805 3004

Nguồn: Sang Sun Woo Outlook for the petrochemical in Korea_ Cheil Industry

Inc._ 05/03/2003

Nhìn chung, năm 2002 so với năm 1995, tổng sản lợng của ngành Hoá dầu đã tăng lên gấp đôi, cầu trong nớc tăng 167%, xuất khẩu tăng 159% trong khi nhập

khẩu khá ổn định. Thị trờng xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc với 50% kim ngạch xuất khẩu, kế đến các quốc gia khác thuộc khu vực Châu á chiếm 25%.

Bảng 15: Xu hớng phát triển của ngành Hoá dầu Hàn Quốc giai đoạn 1990~2002

đơn vị: triệu USD

Năm 1990 1995 2000 2001 2002

Sản xuất 4.069 11.502 21.473 21.454 22.192

Xuất khẩu 1.200 5.800 9.400 8.400 9.200

Nhập khẩu 3.300 4.900 4.500 4.500 4.700

Cầu 6.169 10.602 16.573 17.554 17.692

Nguồn: Sang Sun Woo Outlook for the petrochemical in Korea_ Cheil ídustry

Inc._ 05/03/2003

Trong giai đoạn này, ngành Hoá dầu thế giới có nhiều biến đổi. Nhiều quốc gia sau khi đạt đến mức độ phát triển chín muồi đã đi theo hớng phát triển theo chiều sâu, tức là nâng cao hàm lợng giá trị gia tăng của sản phẩm để cạnh tranh với nhau. Các tập đoàn hoá dầu lớn của thế giới nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách thực hiện tái cơ cấu. Các tập đoàn Hàn Quốc cũng buộc phải đi theo xu hớng này.

2.Ngành Hoá dầu Hàn Quốc thực hiện tái cơ cấu

2.1Tăng cờng đầu t cho các trang thiết bị

Giai đoạn 1995~97, đầu t cho trang thiết bị trong ngành Hoá dầu đạt đến mức đỉnh điểm là 2 tỉ USD/năm. Khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra làm tình hình xấu đi rõ rệt, mức đầu t bình quân hàng năm giai đoạn sau này cho đến nay vẫn thấp hơn 1 tỉ USD nhng các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hết sức nỗ lực nâng mức đầu t lên cao hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm 2001, tổng đầu t cho trang thiết bị vào khoảng 728 triệu USD, tăng 17% so với năm 2000. Trong đó, đầu t mở rộng sản xuất chiếm 50% và đầu t cho hợp lí hoá sản xuất chiếm 35%. Năm 2002, mức đầu t tăng 26% so với năm 2001, lên 919 triệu USD.

Bảng 16: Đầu t cho trang thiết bị trong ngành Hoá dầu Hàn Quốc

đơn vị: triệu USD

Hạng mục đầu t 1997 1998 1999 2000 2001 2002 00/01 01/02 Mở rộng sản xuất 2.169 314 242 311 365 404 17,1% 10,8% Hợp lí hoá 200 196 177 218 258 415 17,9% 61,1% Quản lý ô nhiễm 34 35 13 16 19 20 21,1% 2,4% R&D 32 24 14 25 30 17 23,4% -45,4% Hạng mục khác 80 73 35 52 56 64 7,4% 13,8% Tổng cộng 2.515 642 481 623 728 919 16,9% 26,31 %

Nguồn: The Petrochemical Industry in Korea _ Hydrocarbon ASIA_ tháng 10“ ”

năm 2002

2.2Tái cơ cấu các tập đoàn hoá dầu

Kể từ cuộc khủng hoảng 1997, các doanh nghiệp hoá dầu Hàn Quốc đã chủ động thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lời và năng lực cạnh tranh nh: sáp nhập, đóng cửa, trao đổi và các biện pháp hợp lí hoá khác. Các biện pháp này thể hiện qua việc bán đi các lĩnh vực kinh doanh không cạnh tranh và không trọng tâm, thu hút vốn đầu t nớc ngoài hoặc tách doanh nghiệp thành nhiều công ty con để tăng tính minh bạch và hiệu quả của doanh nghiệp. Từ năm 1998 đến năm 2002, đã có tổng cộng 25 trờng hợp tái cơ cấu lại doanh nghiệp diễn ra trong ngành Hoá dầu. Năm 1999, Daelim và Hanwha tiến hành sáp nhập hai trung tâm cracking naphtha của họ thành một trung tâm mới có tên Yucheon NCC, vốn góp của hai bên có tỉ lệ 50:50. Sau khi sáp nhập, năng suất của trung tâm mới là 1,3 triệu tấn ethylene, 0,7 triệu tấn propylene và 1,5 triệu tấn các sản phẩm hoá dầu khác trong một năm. Năm 2001, Oriental Chemicals sáp nhập với Korea Steel Chemical và Korea Steel Petrochemical để thành lập DC Chemical. Đây có thể coi là vụ sáp nhập lớn nhất của giai đoạn này. SK Evertec sau khi bán đi một nhà máy sản xuất Styren Monomer của mình cho BASF sẽ đợc sáp nhập vào SKC và công ty SKC đã chính thức ra đời năm 2002. Các chủ nợ của Công ty Kohap quyết định chia công ty này thành hai phần, phần thứ nhất bao gồm các lĩnh vực kinh doanh sinh lời và phần thứ hai là những lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả. Đối với các lĩnh vực thuộc diện sinh lời, họ duy trì hoạt động của chúng bằng cách tách chúng thành những công ty riêng

biệt. Các lĩnh vực kinh doanh còn lại sẽ bị giải thể hoặc bán đi cho doanh nghiệp khác. Kohap đợc giữ lại lĩnh vực sản xuất TPA, PET Bottle Chip và PA nhng lại phải đổi tên thành KP Chemical năm 2002. Năm 2003, tập đoàn LG & Honam Petrochamicals tiếp quản Hyundai Petrochamical, nâng tổng năng suất lên 2.5 triệu tấn ethylene, 1,235 triệu tấn propylene, 775 nghìn tấn styrene monomer, 775 nghìn tấn EG, 430 nghìn tấn LDPE và 940 nghìn tấn PP trong một năm.

Bảng 17: Các trờng hợp tái cơ cấu điển hình trong ngành Hoá dầu Hàn Quốc (1998~2003)

Ngày Hình thức Công ty (mua/bán) Sản phẩm chính Tên mới

10/98 Tiếp quản Hyundai Oil/ Hanwha Energy Nhà máy lọc dầu, BTX

01/99 Tiếp quản Rhodia (Pháp)/ Hyosung Polyacetal 02/99 Tiếp quản Columbia Int. Chemical

(Mỹ)/ Kumho Chemicals Carbon Black

Columbia

Chemicals (Hàn Quốc)

10/99 Sáp nhập Daelim Ind. / Hanwha Chemical

NCC, HDPE, PP/

LDPE, LLDPE Yucheon NCC 02/00 Tách & liên

doanh Daelim Ind./ Phillips (Mỹ) K-resin

K-resin Copolymer 03/00 Mua lại Oriental Chemical Industries/

Korea Steel Chemical Carbon Black, PA 09/00 Tách & liên

doanh Daelim Ind./ Montell PP Polymirae

09/00 Liên doanh Kumho Develop/ Nippon Steel Chemical

Phenol, Acetone BPA

Kumho P&B Chemicals

11/00 Tiếp quản LG Chemical/ Hyundai

Petrochemical PVC

12/00 Tiếp quản Samsung Petrochemical/ Samsung General Chemical TPA 01/01 Sáp nhập Korea Kumho Petrochemical/

Kumho Chemical Korea Kumho Petrochemical 04/01 Tách LG Chemical LGCI, LG Chem, LG Household & Health Care 05/01 Sáp nhập

Oriental Chemical Industries/ Korea Steel Chemical, Korea Steel Petrochemical

Carbon Black, PA … DC Chemical

07/01 Mua lại nhà

máy BASF/ SK Evertec

Nhà máy Styrene Monomer số 2

11/01 Sáp nhập SKC/ SK Evertec SKC

11/01 Tách Tập đoàn Kohap PTA, PIA, P-X, PET KP Chemical 2003 Tiếp quản LG & Honam Petro./

Hyundai Petrochamical

Ethylene, SM, EG, LDPE, PP

Nguồn: The Petrochemical Industry in Korea _ Hydrocarbon ASIA_ tháng 10“ ”

năm 2002 và Sang Sun Woo Outlook for the petrochemical in Korea _ Cheil– “ ”

Industry Inc._ 05/03/2003

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997, cuộc cách mạng đổi mới cơ cấu của các gã khổng lồ trong ngành Hoá dầu thế giới, yêu cầu không ngừng tự làm mới mình của một ngành công nghiệp đã đạt đến độ phát triển chín muồi đã dẫn đến nhiều thay đổi trong ngành hoá dầu Hàn Quốc: nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, nhiều doanh nghiệp phải sáp nhập và nhiều tập đoàn trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết. Nói tóm lại, cho đến nay, ngành Hoá dầu Hàn Quốc vẫn duy trì đợc vị thế quan trọng của mình trong ngành Hoá dầu thế giới nói chung và trong nền kinh tế Hàn Quốc nói riêng.

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp Hoá dầu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập (Trang 77 - 83)

w