0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Bảng 2.5. Phân bổ khoản vay

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ II (Trang 36 -39 )

Hạng mục Tiểu hạng mục

% ADB tài trợ

Cơ sở rút vốn từ tài khoản vốn vay

1 Xây dựng cơ bản 15.368.000 % tổng chi tiêu

25% chi tiêu ngoại tệ và 64% chi tiêu nội tệ

2 Thiết bị, phương tiện đi lại và đồ gỗ

7.126.000 89

2A Thiết bị và phương tiện đi lại

5.790.000 100/56 100% chi tiêu ngoại tệ và 56 tổng chi tiêu nội tệ

2B Đồ gỗ 1.336.000 100 Ngoại tệ và nội tệ

3 Đào tạo và phát triển đội ngũ 4.797.000

3A Tập huấn tại nước ngoài 421.000 100 Ngoại tệ

3B Tập huấn trong nước 4.376.000 100 Nội tệ

4 Dịch vụ tư vấn 767.000

4A Quốc tế 489.000 100 Ngoại tệ

4B Trong nước 278.000 100 Nội tệ

5 Tài liệu tập huấn 2.057.000 100 Ngoại tệ và nội tệ

6 Các chương trình đặc biệt 2.361.000

6A Tập huấn 708.000 100 Ngoại tệ và nội tệ

6B Đề tài nghiên cứu 1.653.000 100 Ngoại tệ và nội tệ

7 Hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn

136.000 100 Nội tệ

8 Chi phí hoạt động (không bao gồm tiền lương)

402.000 100 Nội tệ

9 Tiền lãi 1.204.000 100 % số tiền lãi khi

đáo hạn

10 Vốn chưa phân bổ 3,128,000

Tổng số 37,346,000

Mặc dù việc phân bổ số tiền khoản vay và tỷ lệ rút vốn đã được quy định rõ ràng trong Hiệp định khoản vay (đoạn 5, Phụ lục 3),

(a) Nếu số tiền khoản vay phân bổ cho bất cứ hạng mục nào được xem là ko phù hợp để tài trợ tất cả các chi phí trong hạng mục đó, ADB, phải thông báo cho bên vay

i, phân bổ lại cho hạng mục đó, với mức phù hợp để giải quyết tình trạng thâm hụt dự kiến, số tiền khoản vay đã được phân bổ cho hạng mục khác nhưng theo ADB không dùng hết, và

ii, nếu việc phân bổ lại này không đáp ứng đủ giải quyết tình trạng thiếu hụt, giảm tỷ lệ rút vốn áp dụng đối với các chi phí để việc rút vốn theo hạng mục này có thể tiếp tục cho đến khi thanh toán toàn bộ các chi phí.

(b) Nếu số tiền khoản vay sau đó được phân bổ cho bất cứ hạng mục nào được xem là vượt quá chi tiêu dự kiến trong Hạng mục, ADB phải thông báo cho bên vay, phân bổ lại các số tiền vượt quá vào các hạng mục khác.

2.2.4. Quản lý chất lượng :

Trong quá trình quản lý dự án thì việc quản lý chất lượng là một khâu vô cùng quan trọng. Quản lý chất lượng dự án có thể được hiểu là một quá trình hay hoạt động nhằm giám sát chất lượng của dự án, đảm bảo cho dự án được hoàn thành đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu của nhà tài trợ cũng như các bên tham gia dự án có liên quan. Nội dung công tác quản lý chất lượng của một dự án bao gồm ba hoạt động chính : lập kế hoạch chất lượng dự án, đảm bảo chất lượng dự án, kiểm soát chất lượng dự án.

Về việc lập kế hoạch chất lượng dự án : đây là một bộ phận quan trọng của công tác lập kế hoạch nói chung. Đây là việc xác định các tiêu chuẩn chất lượng cho dự án để từ đó đề ra các phương pháp nhằm đạt được các tiêu chuẩn đó. Công tác lập kế hoạch chất lượng dự án gồm những công việc chi tiết như sau:

- Xây dựng các chiến lược, chính sách hay các chương trình, kế hoạch chất lượng.

- Trong từng giai đoạn, từng thời kỳ thực hiện dự án phải xác định những yêu cầu chất lượng cần đạt.

- Chỉ ra phương hướng kế hoạch và xây dựng các biện pháp để thực hiện thành công kế hoạch sau khi phân tích kỹ lưỡng sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới dự án.

Nội dung thứ hai là đảm bảo chất lượng dự án: đây là tập hợp các hoạt động có kế hoạch nhằm đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn chất lượng đã được đề ra. Việc đảm bảo chất lượng dự án luôn cần được thực hiện tốt theo những tính toán khoa học và phải theo lịch trình cũng như tiến độ một cách có kế hoạch.

Nội dung cuối cùng là việc kiểm soát chất lượng dự án: đây là việc giám sát các kết quả, xem xét lại lần nữa việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của dự án. Mỗi dự án đều cần căn cứ vào vào hệ thống pháp luật, các quy định, các tiêu chuẩn để tiến hành giám sát các đối tượng tham gia (từ nhà thầu, các nhóm tư vấn cho đến các chuyên gia thẩm định và giám sát).

Đối với dự án CPCU, công tác quản lý chất lượng được tiến hành chặt chẽ và được thống nhất bởi cả hai bên chủ thể tham gia là Bộ GD&ĐT và Ngân hàng ADB trong tất cả các hoạt động của dự án.

Về quản lý chất lượng thực tế hoạt động giáo dục ở các trường THCS trên toàn quốc, một nhóm chuyên gia của Bộ GD&ĐT được sự hỗ trợ của các chuyên gia

tư vấn đã nghiên cứu và đưa ra nội dung và các tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bậc THCS dưới dạng một bộ quy tắc tiêu chuẩn FSQL. Bên cạnh đó, dự án cũng triển khai xác định và hỗ trợ hình thành các trường điểm, các trường kiểu mẫu tại mỗi tỉnh thành. Hệ thống các trường mẫu này không phải là sự lặp lại hay cải biến của hình thức trường chuyên lớp chọn đã bị xóa bỏ, mà là mô hình trường THCS mới để có thể thực hiện được các mục tiêu giáo dục và dảm bảo chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Đây cũng là mô hình « trường thật, lớp thật » và trường « cộng đồng », các trường học góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, các trường học của thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21. Mô hình trường kiểu mẫu đạt tiêu chuẩn FSQL được khuyến khích phát triển trên diện rộng. Kết quả sẽ là nâng cao chất lượng giáo dục THCS và

đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và hiệu quả của công cuộc cải cách giáo dục THCS.

Hoạt động mua sắm và trang thiết bị cho các hạng mục trong dự án được

tuân thủ theo quy ước và hướng dẫn của ngân hàng ADB và ban điều hành dự án. Việc triển khai và quản lý chất lượng của nội dung công tác này sẽ được trình bày cụ thể hơn ở mục 2.2.9.

Đối với dịch vụ tư vấn, hai bên cùng thống nhất một bản phụ lục trong thỏa

thuận vay vốn, về « Các yêu cầu về dịch vụ tư vấn và phác thảo các điều khoản tham chiếu » , và thành lập một « Danh mục các hoạt động tuyển chọn tư vấn » dựa trên nguyên tắc về giá cả và chất lượng hợp lý.

Bảng 2.6. Danh mục các hoạt động tuyển chọn tư vấn.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ II (Trang 36 -39 )

×