Hình 2.2. Mô hình quản lý phạm vi dự án

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý Dự án phát triển giáo dục Trung học cơ sở II (Trang 33 - 35)

hoạch phạm vi, duyệt phạm vi, kiểm tra và giám sát, quản lý thay đổi phạm vi.

Trước tiên, Ban điều hành dự án tiến hành lập kế hoạch phạm vi, nhằm cung cấp nền tảng cho các quyết định về dự án trong tương lai. Trong đó nêu rõ mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của dự án, xác định địa điểm, vị trí và ranh giới của khu vực triển khai dự án, xác định các công việc cần phải thực hiện trong dự án. Mục tiêu chung của Dự án Giáo dục THCS là góp phần giảm đói nghèo ở Việt Nam thông qua việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục THCS. Đặc biệt là dự án hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả, công bằng tiếp cận và năng lực quản lý giáo dục THCS, thông qua việc cải thiện hệ thống hỗ trợ chất lượng và hoàn thành mục

tiêu phổ cập THCS vào năm 2010. Mục tiêu cụ thể của dự án gồm có ba nội dung cơ bản : (1) là nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục THCS qua việc hoàn tất đổi mới chương trình và sách giáo khoa, và bồi dưỡng giáo viên ; (2) là tăng cường tiếp cận công bằng cho học sinh THCS ở những vùng khó khăn ; (3) là tăng cường năng lực quản lý THCS theo cơ chế phân cấp mới từ cấp Bộ GD&ĐT xuống các cấp sở : Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, và trường THCS. Xác định vị trí, địa điểm và ranh giới triển khai dự án cụ thể là Dự án diễn ra trên phạm vi toàn quốc, riêng thành phần 2 chỉ tập trung đầu tư cho 28 tỉnh ưu tiên. Đó là các tỉnh :

- Khu vực đồng bằng sông Hồng : Vĩnh Phúc ;

- Vùng Đông Bắc : Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái ;

- Vùng Tây Bắc : Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình ;

- Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ : Nghệ An, Hà Tĩnh ;

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ : Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam ;

- Khu vực Tây Nguyên : Kon Tum, Gia Lai, Đăc Lắc, Đăk Nông, và Lâm Đồng ;

- Vùng Đông Nam Bộ : Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Tây Ninh ;

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long : Trà Vinh.

Dựa trên kế hoạch phạm vi đã lập, Ban điều hành dự án trình Chính phủ và nhà tài trợ là Ngân hàng ADB phê duyệt phạm vi của dự án, của từng hạng mục nội dung và kiểm tra phạm vi để hợp thức hóa việc chấp nhận phạm vi của dự án.

Việc giám sát và quản lý thay đổi phạm vi: sẽ được hai bên cùng phối hợp thực hiện. Các cuộc kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần sẽ đánh giá tiến độ triển khai mỗi hạng mục, xác định các khó khăn, hạn chế, và giúp đưa ra các giải pháp khắc phục. Cuối mỗi đợt kiểm tra đều có báo cáo trình chính phủ và ngân hàng ADB. Việc thay đổi, bổ sung, điều chỉnh mỗi nội dung trong phạm vi dự án sẽ phải được xem xét, cân nhắc cùng với ý kiến hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn và phải được sự phê duyệt đồng thời của cả hai bên là Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng ADB.

2.2.3. Quản lý chi phí :

Tổng kinh phí Dự án ước tính khoảng 80 triệu đôla, bao gồm thuế, dự phòng và lãi suất vốn vay. Chi phí ngoại tệ ước tính khoảng 21,6 triệu và chi phí nội tệ ước tính khoảng 58,4 triệu đôla trong tổng chi phí Dự án.

Bảng 2.3. Dự trù kinh phí.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý Dự án phát triển giáo dục Trung học cơ sở II (Trang 33 - 35)