Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ sản phẩm của các trang trạ
2.3.3. Kết luận phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất của các MH KTTT
Qua nghiên cứu các MH KTTT trên địa bàn huyện Phù ninh, tôi nhận thấy các MH trang trại đều cho kết quả và hiệu quả khá cao. Đây thể hiện sự vượt trội của KTTT so với
kinh tế hộ nông dân, đầu tư lớn, phát triển sản xuất hàng hóa, có tính chuyên môn hoá cao. Đối với từng MH KTTT nghiên cứu:
- MH2: Có hiệu quả cao nhất trong các MH KTTT trên địa bàn huyện, đây là mô hình sử dụng hợp lý vốn đầu tư, diện tích chăn nuôi nhỏ, lao động có trình độ khá cao. Cần tiếp tục phát huy, mở rộng thêm quy mô, chú trọng đến phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu, đạt hiệu quả kinh tế cao.
- MH1: Có hiệu quả thấp nhất, bởi đây là những trang trại đang bước đầu xây dựng, chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết lớn, do đó thu nhập còn chưa cao, hiệu quả kinh tế còn thấp. Mặt khác, sử dụng lao động ở các trang trại còn chưa hợp lý, lao động dư nhiều, hiệu quả sử dụng lao động còn chưa cao. Cần tiếp tục nâng cao chất lượng của các lao động.
- MH3: Có tốc độ quay vòng vốn nhanh, đầu tư vốn hợp lý. Lao động của trang trại chủ yếu là sử dụng lao động gia đình, còn lao động thuê chiếm không lớn. Hiệu quả đạt được so với chi phí bỏ ra cao nhất trong các MH; GTSX / tổng chi phí là 1,69lần.
- MH4: Thu nhập của các gia đình trong MH này là khá cao, chỉ đứng sau MH2, đây là MH sản xuất đảm bảo tính bền vững, giảm thiểu rủi ro, có hiệu quả kinh tế khá cao. Nên chú trọng phát triển loại MH này, không ngừng nâng cao chất lượng lao động, bồi dưỡng kỹ thuật cơ bản cho các chủ trang trại để họ nắm rõ kỹ thuật của từng loại cây trồng, vật nuôi để sản xuất kinh doanh được nâng cao.