Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ sản phẩm của các trang trạ
3.2.1.5. Giải pháp về khoa học công nghệ (KH CN)
Phát triển KH - CN là đặc biệt quan trọng vì phương châm phát triển KTTT là phát huy tối đa khả năng vận dụng những thành tựu KH - CN để đạt được thu nhập cao tính trên một ha đất trang trại. Muốn vậy, Nhà nước cần đổi mới, hoàn thiện tổ chức hoạt động KH - CN từ nghiên cứu đến triển khai. Cần huy động các tiềm năng của các thành phần kinh tế tập trung đầu tư vào KH - CN nông nghiệp, coi đây là mặt trận hàng đầu. Lãnh đạo huyện phải phối hợp với cấp TW để đào tạo đội ngũ các nhà khoa học, kỹ sư, lao động lành nghề.
Các trung tâm nghiên cứu cần tập trung ưu tiên ứng dụng những thành tựu công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học nhằm tạo lai, tuyển chọn giống cây, con mới có chất lượng cao và có giá trị kinh tế nhằm tạo bước phát triển mới về chất lượng trong nông nghiệp, cụ thể là giống lợn có tỷ lệ nạc cao; gà, ngan siêu thịt; cá chất lựơng cao… Ngoài ra cần ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác và các khâu phơ sấy, chế biến nông sản, ngăn chặn kịp thời các loại dịch bệnh gây hại cho vật nuôi và cây trồng.
Ngoài chính sách chung về KH - CN nông nghiệp, cần có chính sách cụ thể hướng dẫn khuyến khích, hỗ trợ KH - CN đối với KTTT là lực lượng, là loại hình tổ chức sản xuất có nhiều nhu cầu và khả năng nhất trong việc ứng dụng KH - CN vào sản xuất. Đó chính là công tác khuyến nông.
Nâng cao, hướng dẫn cho các trang trại áp dụng mô hình canh tác tổng hợp có hiệu quả, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, quy trình kỹ thuật canh tác tiến bộ nhất là sử dụng các loại giống mới, có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất, khuyến khích hỗ trợ các trang trại có điều kiện đất đai, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật tham gia sản xuất và cung ứng giống.
Tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp trong hoạt động khuyến nông của mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và phương châm tất cả mọi hoạt động khuyến nông đều tác động đến người lao động, đem lại hiệu quả cao nhất.
Cần có chính sách mạnh mẽ để tập hợp được nhiều cán bộ khuyến nông, chuyên môn giỏi, nhiều cán bộ quản lý kỹ thuật, kinh tế - xã hội, những nông dân giỏi trong sản xuất và có kinh nghiệm làm giàu. Đảm bảo công tác khuyến nông đạt chất lượng cao nhưng phù hợp với điều kiện của địa phương. Trước mắt cần tuyển những cán bộ nông nghiệp có năng lực chuyên môn giỏi và thực hành giỏi, biết làm công tác tuyên truyền và vận động quần chúng đưa về từng xã trả lương ngân sách. Nhiệm vụ của một số cán bộ này là tuyên truyền và phổ biến cũng như vận động, hướng dẫn tập huấn các chủ trang trại và người lao động có đủ khả năng ứng dụng các tiến bộ KH - CN về công nghệ sau thu hoạch, bảo quản sản phẩm, công nghệ chế biến nông, thuỷ sản theo quy mô vừa và nhỏ sử dụng các thiết bị cơ giới phù hợp trong khâu làm đất, vận chuyển, bơm nước…Bên cạnh ngân sách của Nhà nước đầu tư cho khuyến nông, cần xây dựng các chính sách thu hút vốn của các ngân hàng, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản, và nguồn tài trợ quốc tế tham gia công tác này. Hiện nay, ngành nông nghiệp chỉ hoạt động khuyến nông chung cho cả nông dân giàu lẫn nghèo. Đã đến lúc cần tập trung công tác khuyến nông riêng đối với các hộ nông dân - trang trại sản xuất hàng hóa. Hình thành và mở rộng các câu lạc bộ khuyến nông cho các chủ trang trại theo các ngành sản xuất, đi vào những chuyên đề thiết thực. Mục tiêu của công tác là hướng dẫn các trang trại sử dụng giống cây, giống vật nuôi mới, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản sản phẩm, nhất là bảo quản rau quả nhằm
đóng gói sản phẩm tiêu thụ, sử dụng máy móc phù hợp để làm đất, vận chuyển và bơm nước tưới tiêu…
Chính sách KH - CN của Nhà nước phải kết hợp những kinh nghiệm, tinh hoa cổ truyền với hiện đại hoá theo hướng cơ giới hoá, tin học hoá, thuỷ lợi hoá, đặc biệt là ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ sinh học trong nước và quốc tế.
Nhà nước cũng nên quản lý và kiểm tra chặt chẽ chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, đặc biệt là giống nhập khẩu từ các nước, xử lý kịp thời những trường hợp buôn bán hàng giả, giống chất lượng xấu thậm chí có nguy cơ gây hại cho cả ngành sản xuất chung để hạn chế rủi ro cho các trang trại và cho toàn ngành nông nghiệp.
Phát huy vai trò của các trung tâm, các Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuộc Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, trong các lĩnh vực nghiên cứu lai tạo giống mới có năng suất và phẩm chất tốt, phù hợp với thị trường, nghiên cứu các biện pháp canh tác tân tiến, nghiên cứu áp dụng các loại máy móc thiết bị phù hợp… Các cơ quan này cần theo dõi sát sao nhu cầu của các trang trại, liên kết với các trang trại để xác định các mô hình chuyển giao kỹ thuật mới cho người nông dân trong huyện. Đầu tư xây dựng các vườn ươm nhân giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn phát triển trang trại, thậm chí khuyến khích loại hình trang trại kinh doanh hình thức này để đảm bảo cung cấp đủ giống tốt tại chỗ cho các trang trại.
Tổ chức đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học phục vụ nông nghiệp bằng nhiều hình thức đa dạng. Khuyến khích cá nhân, tập thể mở rộng trao đổi, hợp tác với nước ngoài, có chính sách đãi ngộ thoả đáng với những sáng tạo công nghệ và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất.
Đối với công nghiệp chế biến, trên cơ sở quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở chế biến công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp. Đồng thời phát triển công nghiệp chế biến với các trình độ đa dạng không chỉ của trong huyện mà còn của các vùng khác. Đối với các loại cây nông sản xuất khẩu thì phải đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.