Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ sản phẩm của các trang trạ
3.2.1.3. Giải pháp về vốn
Quy mô vốn chưa phù hợp với quy mô diện tích và tiềm năng các trang trại. Các trang trại chủ yếu sử dụng vốn của gia đình là chủ yếu, lượng vốn vay còn ở mức thấp.
Nhà nước nên có chính sách tín dụng ưu đãi cho các trang trại theo hai hướng: Tăng vốn vay cao hơn cho kinh tế hộ, đồng thời tăng lượng vốn vay trung và dài hạn để thuận lợi cho các trang trại kinh doanh cây lâu năm hoặc chăn nuôi gia súc lớn, đơn giản hoá thủ tục, giảm lãi suất… coi như đó là một phần gián tiếp Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp. Cho đến nay, lượng vốn vay trung hạn đã tăng lên nhưng thủ tục thì lại chưa được thuận tiện.
Cần đa dạng hoá các hình thức cho vay và huy động vốn. Các ngân hàng huy động vốn từ tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… vay vốn của các tổ chức quốc tế và cả vốn ODA, vốn vay thương mại. Ngoài ra, hàng năm cũng nên dành một phần ngân sách để chuyển sang các tổ chức tín dụng cho vay theo chương trình dự án. Nếu như cho nông dân vay vốn theo chương trình dự án thì phải hỗ trợ cho họ trong quá trình lập kế hoạch sản xuất vì thông thường mặt này nông dân còn kém.
Cần đổi mới phương thức cho vay, thu nợ phù hợp với đặc điểm của từng loại KTTT. Đổi mới thủ tục cho vay, thu lãi sao cho đơn giản, thuận tiện hơn.
Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao lượng vốn vay cho các trang trại như: Giảm thủ tục rườm rà, vay với lượng vốn lớn hơn… Đồng thời giúp đỡ các trang trại bằng những chính sách ưu tiên, giải ngân theo chương trình, dự án cho những trang trại có diện tích rừng trồng và rừng chăm sóc.
Về phía các trang trại cũng cần tự giải quyết vấn đề này bằng cách tập trung vốn bằng nhiều hình thức khác nhau như: vay mượn gia đình, liên doanh liên kết, tham gia các hội như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh…nhằm giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời tăng vòng quay của vốn. Cần kết hợp hiệu quả các loại cây trồng, vật nuôi để hiệu quả đồng vốn là cao nhất, tránh được các áp lực do thiếu vốn do yêu cầu của sản xuất kinh doanh.