THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI PHÁT TRIỂN KTTT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phù Ninh_ tỉnh Phú Thọ (Trang 58 - 61)

Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ sản phẩm của các trang trạ

2.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI PHÁT TRIỂN KTTT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH

HUYỆN PHÙ NINH

Huyện Phù Ninh có tiềm năng đất đồi, đất vườn, có độ dốc trung bình, tầng canh tác phù hợp cho phát triển cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và cây ăn quả. Nông dân đã được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài. Nông dân bước đầu thực hiện chuyển đổi ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi.

Đảng và Nhà nước ta có các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế trong đó có KTTT. Một số cơ chế chính sách tiếp tục được thực hiện, nông dân có ý thức mạnh dạn đầu tư vốn, công lao động, mạnh dạn tiếp thu tiến bộ mới của khoa học - kỹ thuật, dám đầu tư vào sản xuất để phát triển kinh tế. Tỉnh uỷ có Nghị quyết, UBND Tỉnh có kế hoạch phát triển KTTT, phát triển trồng cây ăn quả giai đoạn 2002 -2005 và đến năm 2010. Những cơ chế chính sách của tỉnh, của huyện được thực hiện tạo điều kiện cho nông dân như: Phát triển cây ăn quả, trồng mới, thâm canh, cải tạo cây chè; chăn nuôi lợn xuất khẩu; nuôi trồng thuỷ sản. Làm động lực, đòn bẩy khuyến khích các MH kinh tế phát triển.

Chương trình phát triển KTTT trong những năm qua được phát triển rộng khắp ở các xã, thị trấn do có chính sách đổi mới của Đảng, cơ chế điều hành và quản lý của Nhà nước; các cấp các ngành từ huyện đến cơ sở đã quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để các hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Các Nghị quyết về phát triển kinh tế được thực hiện có hiệu quả, nông dân nhiệt tình hưởng ứng phát triển nhiều loại hình trang trại, sản phẩm làm ra được tiêu thụ. Bước đầu đã giải quyết được lao động trong nông nghiệp.

trấn Phong Châu, Tiên Phú, Bảo Thanh, Trung Giáp, Liên Hoa, Phú Mỹ, Tử Đà, Phù Ninh, An Đạo, Bình Bộ. Nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp trồng cây kém hiệu quả đã được UBND xã hướng dẫn tạo thuận lợi để nông dân chuyển mục đích sản xuất sang phát triển cây ăn quả, trồng chè thâm canh, nuôi trồng thuỷ sản. Chuyển đất một vụ lúa sang nuôi thả cá. Làm thủ tục cho thuê đất để các hộ mở rộng quy mô trồng trọt chăn nuôi lợn siêu nạc, hướng công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi bò thịt…

Đã có sự phối hợp với các cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ giúp nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi… Thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư cây giống, con giống, lãi suất vốn vay… bước đầu đã tạo sự gắn kết giữa nông dân với các cấp chính quyền, với các cơ sở khoa học, với ngân hàng đã tạo động lực cho KTTT phát triển.

Ban chỉ đạo từ huyện đến các cơ sở đã tập trung hướng dẫn nông dân thực hiện các cơ chế chính sách, vận động và tự vận động các nguồn vốn đầu tư vào sản xuất để đem lại hiệu quả sản xuất.

2.4.2. Khó khăn

Đất đai tuy đã được giao cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ổn định, lâu dài nhưng còn manh mún, phân tán, chưa tạo thành vùng tập trung, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, hệ thống thuỷ lợi như hồ đập, mương phai dâng nước chưa đáp ứng, thiếu nguồn nước tưới. Nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu kỹ thuật, thiếu vốn, nên việc đầu tư cho phát triển trang trại còn hạn chế. Bên cạnh đó, đất đai phần lớn đã qua 2 - 3 chu kỳ trồng bạch đàn nên bị rửa trôi, bạc màu, nghèo dinh dưỡng.

Chất lượng và nguồn gốc của các cây giống, con giống chưa được quản lý và kiểm định chặt chẽ, độ tin cậy chưa cao, có ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất.

Về chỉ đạo còn có một số xã chưa quan tâm đầy đủ, chưa xây dựng được kế hoạch chỉ tiêu cụ thể và định hướng về KTTT, tuy có thành lập ban chỉ đạo nhưng còn mang tính hình thức, hoạt động chưa hiệu quả. Chưa làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đến nông dân, phần lớn giao nhiệm vụ cho các trưởng khu hành chính về phổ biến cho nông dân nên hạn chế tới sự nhận thức của nông dân.

Ban chỉ đạo ở huyện hoạt động chưa thường xuyên, một số thành viên ban chỉ đạo chưa đi sát cơ sở nên hạn chế việc nắm thông tin, hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc ở cơ sở vì vậy chỉ đạo không kịp thời.

Đất đai còn manh mún và bị phân tán, nhiều thửa / một hộ, nông dân chưa tích cực chuyển đổi ruộng đất, chưa tạo ra được thửa đất lớn. Hộ có đất thì lại thiếu vốn, thiếu kỹ thuật canh tác, ngược lại, hộ có vốn và lao động thì lại không có đất, do vậy làm hạn chế khả năng phát triển trang trại, phát triển kinh tế.

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tuy đã thực hiện nhưng chưa được rộng khắp và chưa thường xuyên, mới tập trung vào những hộ có quy mô lớn, còn những hộ có quy mô nhỏ chưa được quan tâm thoả đáng. Tuy nhiên, xã nào cũng có MH KTTT nhưng chưa nhân ra được diện rộng.

Chính sách hỗ trợ cho nông dân tuy được thực hiện nhưng không kịp thời, nên chưa tạo động lực đủ lớn để thúc đẩy sự phát triển.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phù Ninh_ tỉnh Phú Thọ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w