0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Giải pháp chống rủi ro

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN PHÙ NINH_ TỈNH PHÚ THỌ (Trang 83 -84 )

Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ sản phẩm của các trang trạ

3.2.1.8. Giải pháp chống rủi ro

Trong sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều rủi ro, ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của chủ trang trại nói riêng và của ngành nông nghiệp nói chung. Rủi ro trong nông nghiệp có thể phân thành hai loại chính như sau:

* Thứ nhất: Rủi ro do điều kiện tự nhiên: Đó là lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, sương muối, cháy rừng… xảy ra thường xuyên làm giảm năng suất, chất lượng và số lượng của sản phẩm, gây ảnh hưởng tới kết quả thu hoạch.

* Thứ hai: Rủi ro do yếu tố thị trường, chính sách: Đó là thay đổi về cơ cấu sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hoá, mất cân bằng giữa cung và cầu… Để đảm bảo sản xuất ổn định, tạo an tâm đối với người sản xuất để tránh rủi ro thì cần áp dụng:

_ Thành lập hiệp hội, câu lạc bộ trang trại để từ đó hình thành các quỹ bảo hiểm về giá trên cơ sở tự nguyện. Nếu sản phẩm bán quá quy định thì người sản xuất nộp một tỷ lệ

_ Các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm khi mua thông qua hiệp hội ký các hợp đồng dài hạn, chi tiết cho từng sản phẩm, đảm bảo cho các trang trại mua đầu vào và bán đầu ra không bị ép giá.

_ Đảm bảo hệ thống thông tin về thời tiết, dịch bệnh gây hại để có công tác chuẩn bị phòng tránh kịp thời, hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng xấu.

Các biện pháp phòng chống sẽ đảm bảo cho sản xuất, thị trường ổn định tạo điều kiện cho các trang trại không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo phát triển KTTT nhanh, mạnh và bền vững.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN PHÙ NINH_ TỈNH PHÚ THỌ (Trang 83 -84 )

×