Ta chọn kiến trúc khu sản xuất là nhà thép tiền chế hay còn gọi là kết cấu thép. Nhà thép tiền chế là loại công trình được làm bằng kết cấu thép bao gồm khung, cột, dầm...Ưu điểm nổi bật của nhà thép tiền chế là dễ thi công, lắp đặt nhanh chóng, giảm tải trọng công trình, khả năng chịu lực cao, dễ tháo dỡ và tái sử dụng...
Đối với phân xưởng sản xuất bao gồm có kho nguyên liệu, xưởng sản xuất vải, kho lưu trữ 1, xưởng cắt và kho lưu trữ 2 sẽ được bố trí trong một nhà xưởng có chiều rộng là 18m, chiều dài là 48m và chiều cao là 8m. Khi tiến hành xây dựng nhà thép tiền chế ta cần phải lưu ý tới yêu cầu kỹ thuật chính của nhà tiền chế đó là bước cột, bề rộng nhịp, dộ dốc mái, hệ thống mái lợp bao che sau đây:
• Bước cột
Là khoảng cách bố trí cột theo phương dọc nhà. Lựa chọn bước cột hợp lý dựa trên qui mô công trình, chế độ làm việc... Mục đích của việc lựa bước cột là đảm bảo lợi ích trong bố trí kết cấu, mang lại hiệu quả sử dụng cao, chi phí hợp lý vì vậy trong phân xưởng sản xuất với chiều dài là 48m thì ta chọn bước cột 6m để phù hợp với các yêu cầu tiêu chuẩn của xây dựng nhà tiền chế.
51
Hình 7.2. Bước cột và bước cột đầu hồi của nhà thép tiền chế
• Nhịp nhà
Nhịp nhà hay còn được gọi là chiều rộng công trình là khoảng cách giới hạn giữa hai tường bao ngoài. Để đảm bảo cho yêu cầu kỹ thuật về tiêu chuẩn và phù hợp với diện tích phân xưởng sản xuất ta chọn nhịp nhà là 18m.
Hình 7.3. Bề rộng nhịp nhà thép tiền chế
• Độ dốc mái
Là góc nghiêng hợp bởi mái và mặt phẳng ngang. Độ dốc mái ảnh hưởng đến lượng thoát nước mưa trên mái độ dốc mái thông thường cho các nhà công nghiệp từ
52 10 - 15%. Độ dốc này cũng có thể tùy thuộc vào những yêu cầu đặc biệt của chủ đầu tư. Trong phân xưởng này ta chọn độ dốc mái là 15%.
Đối với sàn nên ta làm nền là bê tông tráng vữa xi măng.