Đối với nhà máy sản xuất vải không dệt PP, quá trình sản xuất sẽ sinh ra nhiệt độ, bụi và tiếng ồn lớn từ các thiết bị sản xuất. Do đó yêu cầu hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho cán bộ nhân viên tai nhà máy là cần phải quan tâm tới các yếu tố sau:
9.1.1. Điều kiện khí hậu
Điều kiện khí hậu: đặc trưng bởi nhiệt độ và độ ẩm là điều kiện khí hậu trong không gian hẹp tại nơi làm việc. Điều kiện vi khí hậu rong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và khí hậu tại địa phương.
Môi trường của nhà máy thường là nóng ẩm thường tập trung lại máy đùn trục vít, bộ gia nhiệt không khí sơ cấp cộng thêm điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta sẽ gây ra hiện tượng làm giảm khả năng bài tiết mồ hôi, gây mất cân bằng nhiệt độ cơ thể người gây ra cảm giác mệt mỏi cho cán bộ công nhân viên.
Các biện pháp phòng chống:
• Sử dụng loại vải bọc cách nhiệt để bọc bộ gia nhiệt không khí, bộ gia nhiệt máy đùn để có tác dụng vừa cách nhiệt và làm giảm tiêu hao nhiệt năng từ các thiết bị thất thoát ra môi trường.
• Sử dụng quạt thông gió công nghiệp giúp lưu chuyển không khí bên trong và bên ngoài nhà, giúp thải luồng không khí tù đọng, ẩm mốc, hơi nước, hơi nóng trong nhà xưởng ra bên ngoài và đưa luồng không khí mát từ bên ngoài vào. Thông thường, quạt thông gió được sử dụng tại những nơi mà không khí không thể tự lưu chuyển
9.1.2. Bụi và các biện pháp chống bụi
Bụi trong nhà máy chủ yếu tới bụi không khí và một phần nhỏ từ các vi sợi sau khi ra khỏi đầu phun sợi không thể liên kết tạo màng trên lồng thu do dự chuyển động hỗn loạn khi bị tác động bởi các dòng không khí. Các bụi từ vi sợi này khi xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp sẽ gây hại tới sức khỏe. Để chống lại bụi sinh ra từ quá trình sản xuất, ngăn chặn tác động của nó đến sức khỏe công nhân, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau:
Trang bị các hệ thống hút bụi cho nhà máy, bắt buộc công nhân phải mang khẩu trang khi làm việc tại nguồn trực tiếp sinh ra các vi sợi.
Tăng cường thông gió tự nhiên, cho gió vào các cửa sổ ra ở cửa mái và sử dụng quạt thông gió 24/24.
73
9.1.3. Ồn và các biện pháp giảm tiếng ồn
Tiếng ồn: Tiếng ồn trong sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến súc khỏe của công nhân. Đầu tiên nó làm ảnh hưởng đến hệ thính giác, hệ thống thần kinh trung ương, hệ tim mạch sau là nhiều bộ phận khác của cơ thể làm giảm sức lao động sáng tạo, giảm sự nhạy cảm, đầu óc mất tập trung, rối loạn cơ bắp.
Để bảo vệ thính giác, người ta quy định mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc không vượt quá các giá trị quy định tại bảng sau:
Bảng 9.1. Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc [2].
Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn
Giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) - dBA
8 giờ 85 4 giờ 88 2 giờ 91 1 giờ 94 30 phút 97 15 phút 100 7 phút 103 3 phút 106 2 phút 109 1 phút 112 30 giây 115
Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.
Rung động: Tần số những rung động tai người cảm nhận được nằm trong khoảng 12-8000 Hz. Rung động cũng giống như tiếng ồn nó ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh trung ương, hệ tim mạch, lâu dài là đến hệ thính giác gây điếc sau đó là các bộ phận khác của cơ thể.
Trong nhà máy sản xuất vải không dệt PP tiếng ồn và rung động chủ yếu được sinh ra bởi máy trộn nguyên liệu, quạt hút nguyên liệu lên phễu cấp, máy nén khí, hệ thống thoát khí từ đầu phun sợi,...
Các biện pháp chống ồn:
74
• Móng tường và mái phải có cấu tạo phù hợp, có khả năng chống ồn, chống rung.
• Phải có những biện pháp chống chấn động
• Sử dụng các bộ phận như lò xo, cao su để giảm chấn.
9.1.4. Thông gió
Thông gió vừa tạo điều kiện cải thiện môi trường không khí, nhiệt độ, độ ẩm cũng như bụi trong môi trường sản xuất, tạo cho công nhân có một điều kiện môi trường làm việc tốt.
9.1.5. Chiếu sáng
Quá trình chiếu sáng đóng vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt, sản xuất hàng ngày. Nó tác động rất lớn đến năng suất lao động, sức khỏe của công nhân. Bảo đảm điều kiện chiếu sáng tốt còn bảo vệ đôi mắt của công nhân, góp phần nâng cao sức khỏe cho người lao động, tăng chất lượng sản phẩm.
9.2. An toàn lao động
An toàn lao động là một nhiệm vụ được đặt ra hàng đầu cho các nhà máy sản xuất công nghiệp, điều đó có nghĩa bắt buộc công nhân phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của nhà xưởng để tránh thiệt hại về tài sản, tính mạng con người, làm ảnh hưởng đến kế hoạch, tiến độ sản xuất và uy tín của nhà máy.
9.2.1. An toàn thiết bị
Trong quá trình sản xuất nếu có chứa các hóa chất độc hại phải tuyệt đối tránh tình trạng rơi vãi, nếu để xảy ra tình trạng rơi vãi phải xử lí ngay lập tức bằng các biện pháp xử lí đã được hướng dẫn.
Khi làm việc trong môi trường hóa chất tiếp xúc thường xuyên phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị đồ bảo hộ lao động.
Khi bắt đầu vận hạnh máy móc, người vận hành phải có sức khỏe bình thường, tinh thần tỉnh táo. Và chỉ những công nhân đã được phân công và qua đào tạo mới được vận hành máy.
Kiểm tra sức khỏe định kì cho người làm việc. Có phụ cấp đầy đủ cho người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại. Cũng như có quy định về khoảng thời gian làm việc tối đa cho từng môi trường làm việc độc hại để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe người làm việc sau này.
Trong quá trình sản xuất người làm việc phải đảm bảo khoảng cách an toàn tới các thiết bị mô tơ, dây đai, bộ gia nhiệt và nếu phát hiện có lỗi thiết bị thì phải dừng máy và báo về phòng kỹ thuật để có các phương án xử lí kịp thời tránh gây ra hậu quả đáng tiếc nhất.
75 Trường hợp xấu nhất nếu xảy ra tai nạn lao động thì phải bình tĩnh thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu kịp thời cho người bị nạn, giữ nguyên hiện trường sau đó báo cho cán bộ phận phòng ban có trách nhiệm lập biên bản điều tra và xử lí sự cố. Thiết bị phải được tu duy bảo dưỡng theo định kì để đảm bảo an toàn.
9.2.2. An toàn điện
Điện áp sử dụng trong công nghiệp là điện cao thế nên có thể gây chết người khi chạm vào. Vì vậy để đảm bảo an toàn điện thì cần thực hiện nghiêm túc các quy tắc sau:
• Đối với trạm điện cao thế trong khuôn viên nhà máy phải được đặt ở 1 góc có đủ không gian đảm bảo hành lang lưới điện, ít người qua lại, phải được xây dựng các rào chắn có cửa khóa và phải có các biển báo cảnh báo nguy hiểm.
• Đối với thiết bị điện cao áp trong phân xưởng sản xuất, người phụ trách điện phải thực hiện các biện pháp thích hợp để ngoài nhân viên, đơn vị công tác và người trực tiếp vận hành không để bất kì ai đến gần thiết bị đó.
• Cách điện tốt, che chắn cho các phần mang điện.
• Nối đất cho các máy móc thiết bị sử dụng.
• Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trông coi cẩn thận các thiết bị điện trong khu vực sản xuất.
• Nhà máy phải bố trí các dụng cụ sửa chữa điện, bố trí công nhân thường xuyên kiểm tra, sữa chữa các thiết bị điện.
• Ngoài ra cũng cần trang bị hệ thống chống sét cho công trình của nhà máy, bằng cách dùng các cột thu lôi có độ cao lớn hơn các công trình cần được bảo vệ.
9.3. Phòng cháy chữa cháy
Trong nhà máy sản xuất vải không dệt PP, do nguyên liệu được đựng trong các bao bì chồng chất lên các pallet, các bao ni lông bảo quản vải không dệt PP cũng như chính sản phẩm vải không dệt PP có khả năng bắt lửa cao. Trường hợp xấu nhất nếu xảy ra hỏa hoạn do lửa hay do chập điện sẽ gây thiệt hại lớn về tài sản cũng như gián đoạn kế hoạch sản xuất chính vì vậy việc phòng cháy chữa cháy là cực kỳ quan trọng trong nhà máy. Những vị trí quan trọng nhất là kho nguyên liệu, kho thành phẩm.
Từ tình hình thực tế trên, để phòng và chống cháy nổ nhà máy cần phải làm tốt các giải pháp được liệt kê ở dưới đây.
9.3.1. Trang bị phương tiện PCCC tại chỗ cho cơ sở
Xây dựng và trang bị công cụ PCCC đúng theo thiết kế PCCC đã được thẩm định. Phải xây dựng quy định, nội quy, đặt các biển cấm, biển báo chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn ở các kho, xưởng, văn phòng, nơi có nguy cơ cháy nổ cao.
76 Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có xảy ra cháy thì chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.
9.3.2. Xây dựng đội ngũ PCCC ngay tại nhà xưởng
Thành lập đội PCCC ngay tại nhà máy là cần thiết hiện nay. Bởi việc chữa cháy phải đảm bảo tính nhanh nhạy, cơ động kịp thời để bảo vệ tại sản của nhà máy cũng như phải bảo vệ chính tính mạng của người tham gia chữa cháy.
Chế độ huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC là chế độ thường kì hàng năm, là yêu cầu bắt buộc đối với mọi cơ quan đơn vị nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức PCCC.
77
CHƯƠNG 10. TÍNH KINH TẾ
10.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự nhà máy 10.1.1. Sơ đồ tổ chức 10.1.1. Sơ đồ tổ chức
Ban giám đốc
Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuât Phòng tài chính Phòng nhân sự
Tổ R & D Tổ sản xuất Tổ điện cơ
Quản đốc Công nhân
KCS
Tổ cơ khí
Hình 10.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà máy 10.1.2. Chức năng bộ phận
• Ban giám đốc
Giám đốc là người đại diện cho toàn thể cán bộ công nhân viên để quản lí nhà máy theo chế độ một thủ trưởng, có quyền điều hành và quyết định để đưa mọi hoạt động của nhà máy theo đúng kế hoạch của hội đồng cổ đông, chính sách và pháp luật nhà nước. Đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp trước hội đồng cổ đông về kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Phó giám đốc là người trợ giúp cho giám đốc, phụ trách về tình hình sản xuất thực tế, tổ chức nhân sự, quản lí các ban và các hoạt dộng khác trong nhà máy.
• Phòng nhân sự
Có chức năng tuyển dụng, quản lí và điều phối nhân sự trong toàn bộ nhà máy theo nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Lập kế hoạch đào tào, các chương trình đào tạo nghiệp vụ và nâng bậc trong toàn nhà máy, tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, lập hồ sơ đào tạo cho mỗi cán bộ, công nhân viên.
78 Theo dõi và thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của bộ luật lao động hiện hành.
Chịu trách nhiệm quản lý các thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống về các tài sản cố định của nhà máy. Tổ chức đảm bảo an ninh, phòng cháy chữa cháy và an toàn trong sản xuất.
• Phòng tài chính
Có nhiệm vụ phụ trách kế toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên, quyết toán tiền lương theo quy định của nhà nước phù hợp cho từng công việc. Ngoài ra còn phải kết toán vật tư, kết toán tổng hợp và thủ quỹ.
• Phòng kinh doanh
Đưa ra chiến lược cạnh tranh, xác định chiến lược của nhà máy, từ đó mở phương hướng kinh doanh tiếp thị hợp lí.
Lập phương án kinh doanh, cung cấp đầy đủ đường lối kinh doanh cho quy trình sản xuất, tìm hiều nhu cầu thị trường để đưa ra chiến lược mở rộng thị phần.
Tìm nguồn cung cấp vật tư kỹ thuật, thiết lập hợp đồng đặt hàng, the dõi tình hình xuất nhập hàng, tồn đọng vật tư, thành phẩm, lập chứng từ.
Quản lí vật tư, kho hàng, các phương tiện vận chuyển của nhà máy.
Nghiên cứu lập kế hoạch sản xuất, tìm hiểu tình hình nhu cầu và khả năng phát triển của VKD PP trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
• Phòng kỹ thuật
Gồm có tổ nghiên cứu phát triển (R&D), tổ điện, tổ cơ khí, tổ sản xuất.
Tổ nghiên cứu và phát triển (R&D)
Tham mưu cho lãnh đạo nhà máy trong các lĩnh vực công tác, quản lí kỹ thuật công nghệ máy móc, lập các phương án cải tạo đầu tư thiết bị máy móc.
Quản lí chất lượng sản phẩm, theo dõi đề xuất và giải quyết các vấn đề về công nghệ.
Thiết kế quy trình vận hành, đưa ra các nội quy về an toàn máy móc thiết bị và lao động để đảm bảo kế hoạch sản xuất.
Nghiên cứu, cải tiến các phương pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng máy móc thiết bị, quy trình công nghệ được tốt nhất.
Huấn luyện và nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân.
Kiểm tra chất lượng vật tư, nguyên liệu, phụ tùng cơ điện trước khi đưa vào sản xuất.
Ban kỹ thuật sửa chữa các thiết bị máy móc, các phương tiện sản xuất trong nhà máy, lập kế hoạch dự trù vật tư, phụ tùng để phục vụ cho việc tu sửa máy móc thiết bị.
79
Tổ điện
Phụ trách về tất cả các thiết bị điện trong nhà máy, đảm bảo phải xử lí nhanh khi các thiết bị trong nhà máy có sự cố về điện.
Tổ cơ khí
Phụ trách công tác về máy móc thiết bị cơ khí, tiến hành xử lí máy móc kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Tổ sản xuất
• KCS
Có nhiệm vụ là kiểm tra chất lượng sản phẩm lần cuối sau khi đã hoàn thành. Sau đó cùng với quản đốc xưởng trình lên ban giám đốc để xuất hàng cho khách theo đơn hàng.
• Quản đốc phân xưởng
Điều hành công việc sản xuất đáp ứng yêu cầu sản xuất của nhà máy bảo đảm và giữ vững tiến độ sản xuất do ban giám đốc nhà máy giao, có trách nhiệm theo dõi thiết bị thường xuyên để khi có sự cố vấn đề có hướng giải quyết cụ thể, đảm bảo an toàn cho công nhân và nhanh chóng giải quyết vấn đề.
Thu thập, phân tích các chỉ tiêu về sản xuất sản phẩm, tình hình sản xuất hiện tại, các thông số kỹ thuật, trình độ tay nghề của công nhân, tinh thần trách nhiệm thuộc phạm vi phân xưởng để xử lí kịp thời và báo cáo lên ban giám đốc.
• Công nhân
Trực tiếp tham gia lao động sản xuất tạo ra sản phẩm cho nhà máy.
10.1.3. Tổ chức sản xuất
• Công nhân trực tiếp sản xuất
Là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cho nhà máy và để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục thì phải có số lượng công nhân dự trữ: Ở bảng dưới ta có cái nhìn rõ nét hơn về số công nhân lao động trực tiếp được phân bổ ở các thiết bị máy móc, sao cho quá trình vận hành giữa các công nhân trực tiếp được phù hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm việc, đảm bảo sản xuất đúng tiến độ.
80
Bảng 10.1. Số công nhân lao động trực tiếp
STT Công việc Số lao động
trong một ca Số ca
Tổng
1 Trộn nguyên liệu 2 3 6
2 Vận hành máy đùn
và máy cuốn vải 4 3 12
4 Cắt vải 4 1 4
5 Lái xe nâng 1 1 1
Tổng 23
• Số công nhân dự trữ