An toàn thiết bị

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất vải không dệt polypropylene năng suất 300 tấn mỗi năm (Trang 85)

Trong quá trình sản xuất nếu có chứa các hóa chất độc hại phải tuyệt đối tránh tình trạng rơi vãi, nếu để xảy ra tình trạng rơi vãi phải xử lí ngay lập tức bằng các biện pháp xử lí đã được hướng dẫn.

Khi làm việc trong môi trường hóa chất tiếp xúc thường xuyên phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị đồ bảo hộ lao động.

Khi bắt đầu vận hạnh máy móc, người vận hành phải có sức khỏe bình thường, tinh thần tỉnh táo. Và chỉ những công nhân đã được phân công và qua đào tạo mới được vận hành máy.

Kiểm tra sức khỏe định kì cho người làm việc. Có phụ cấp đầy đủ cho người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại. Cũng như có quy định về khoảng thời gian làm việc tối đa cho từng môi trường làm việc độc hại để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe người làm việc sau này.

Trong quá trình sản xuất người làm việc phải đảm bảo khoảng cách an toàn tới các thiết bị mô tơ, dây đai, bộ gia nhiệt và nếu phát hiện có lỗi thiết bị thì phải dừng máy và báo về phòng kỹ thuật để có các phương án xử lí kịp thời tránh gây ra hậu quả đáng tiếc nhất.

75 Trường hợp xấu nhất nếu xảy ra tai nạn lao động thì phải bình tĩnh thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu kịp thời cho người bị nạn, giữ nguyên hiện trường sau đó báo cho cán bộ phận phòng ban có trách nhiệm lập biên bản điều tra và xử lí sự cố. Thiết bị phải được tu duy bảo dưỡng theo định kì để đảm bảo an toàn.

9.2.2. An toàn điện

Điện áp sử dụng trong công nghiệp là điện cao thế nên có thể gây chết người khi chạm vào. Vì vậy để đảm bảo an toàn điện thì cần thực hiện nghiêm túc các quy tắc sau:

• Đối với trạm điện cao thế trong khuôn viên nhà máy phải được đặt ở 1 góc có đủ không gian đảm bảo hành lang lưới điện, ít người qua lại, phải được xây dựng các rào chắn có cửa khóa và phải có các biển báo cảnh báo nguy hiểm.

• Đối với thiết bị điện cao áp trong phân xưởng sản xuất, người phụ trách điện phải thực hiện các biện pháp thích hợp để ngoài nhân viên, đơn vị công tác và người trực tiếp vận hành không để bất kì ai đến gần thiết bị đó.

• Cách điện tốt, che chắn cho các phần mang điện.

• Nối đất cho các máy móc thiết bị sử dụng.

• Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trông coi cẩn thận các thiết bị điện trong khu vực sản xuất.

• Nhà máy phải bố trí các dụng cụ sửa chữa điện, bố trí công nhân thường xuyên kiểm tra, sữa chữa các thiết bị điện.

• Ngoài ra cũng cần trang bị hệ thống chống sét cho công trình của nhà máy, bằng cách dùng các cột thu lôi có độ cao lớn hơn các công trình cần được bảo vệ.

9.3. Phòng cháy chữa cháy

Trong nhà máy sản xuất vải không dệt PP, do nguyên liệu được đựng trong các bao bì chồng chất lên các pallet, các bao ni lông bảo quản vải không dệt PP cũng như chính sản phẩm vải không dệt PP có khả năng bắt lửa cao. Trường hợp xấu nhất nếu xảy ra hỏa hoạn do lửa hay do chập điện sẽ gây thiệt hại lớn về tài sản cũng như gián đoạn kế hoạch sản xuất chính vì vậy việc phòng cháy chữa cháy là cực kỳ quan trọng trong nhà máy. Những vị trí quan trọng nhất là kho nguyên liệu, kho thành phẩm.

Từ tình hình thực tế trên, để phòng và chống cháy nổ nhà máy cần phải làm tốt các giải pháp được liệt kê ở dưới đây.

9.3.1. Trang bị phương tiện PCCC tại chỗ cho cơ sở

Xây dựng và trang bị công cụ PCCC đúng theo thiết kế PCCC đã được thẩm định. Phải xây dựng quy định, nội quy, đặt các biển cấm, biển báo chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn ở các kho, xưởng, văn phòng, nơi có nguy cơ cháy nổ cao.

76 Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có xảy ra cháy thì chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.

9.3.2. Xây dựng đội ngũ PCCC ngay tại nhà xưởng

Thành lập đội PCCC ngay tại nhà máy là cần thiết hiện nay. Bởi việc chữa cháy phải đảm bảo tính nhanh nhạy, cơ động kịp thời để bảo vệ tại sản của nhà máy cũng như phải bảo vệ chính tính mạng của người tham gia chữa cháy.

Chế độ huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC là chế độ thường kì hàng năm, là yêu cầu bắt buộc đối với mọi cơ quan đơn vị nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức PCCC.

77

CHƯƠNG 10. TÍNH KINH TẾ

10.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự nhà máy 10.1.1. Sơ đồ tổ chức 10.1.1. Sơ đồ tổ chức

Ban giám đốc

Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuât Phòng tài chính Phòng nhân sự

Tổ R & D Tổ sản xuất Tổ điện cơ

Quản đốc Công nhân

KCS

Tổ cơ khí

Hình 10.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà máy 10.1.2. Chức năng bộ phận

Ban giám đốc

Giám đốc là người đại diện cho toàn thể cán bộ công nhân viên để quản lí nhà máy theo chế độ một thủ trưởng, có quyền điều hành và quyết định để đưa mọi hoạt động của nhà máy theo đúng kế hoạch của hội đồng cổ đông, chính sách và pháp luật nhà nước. Đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp trước hội đồng cổ đông về kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy.

Phó giám đốc là người trợ giúp cho giám đốc, phụ trách về tình hình sản xuất thực tế, tổ chức nhân sự, quản lí các ban và các hoạt dộng khác trong nhà máy.

Phòng nhân sự

Có chức năng tuyển dụng, quản lí và điều phối nhân sự trong toàn bộ nhà máy theo nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Lập kế hoạch đào tào, các chương trình đào tạo nghiệp vụ và nâng bậc trong toàn nhà máy, tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, lập hồ sơ đào tạo cho mỗi cán bộ, công nhân viên.

78 Theo dõi và thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của bộ luật lao động hiện hành.

Chịu trách nhiệm quản lý các thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống về các tài sản cố định của nhà máy. Tổ chức đảm bảo an ninh, phòng cháy chữa cháy và an toàn trong sản xuất.

Phòng tài chính

Có nhiệm vụ phụ trách kế toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên, quyết toán tiền lương theo quy định của nhà nước phù hợp cho từng công việc. Ngoài ra còn phải kết toán vật tư, kết toán tổng hợp và thủ quỹ.

Phòng kinh doanh

Đưa ra chiến lược cạnh tranh, xác định chiến lược của nhà máy, từ đó mở phương hướng kinh doanh tiếp thị hợp lí.

Lập phương án kinh doanh, cung cấp đầy đủ đường lối kinh doanh cho quy trình sản xuất, tìm hiều nhu cầu thị trường để đưa ra chiến lược mở rộng thị phần.

Tìm nguồn cung cấp vật tư kỹ thuật, thiết lập hợp đồng đặt hàng, the dõi tình hình xuất nhập hàng, tồn đọng vật tư, thành phẩm, lập chứng từ.

Quản lí vật tư, kho hàng, các phương tiện vận chuyển của nhà máy.

Nghiên cứu lập kế hoạch sản xuất, tìm hiểu tình hình nhu cầu và khả năng phát triển của VKD PP trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

Phòng kỹ thuật

Gồm có tổ nghiên cứu phát triển (R&D), tổ điện, tổ cơ khí, tổ sản xuất.

Tổ nghiên cứu và phát triển (R&D)

Tham mưu cho lãnh đạo nhà máy trong các lĩnh vực công tác, quản lí kỹ thuật công nghệ máy móc, lập các phương án cải tạo đầu tư thiết bị máy móc.

Quản lí chất lượng sản phẩm, theo dõi đề xuất và giải quyết các vấn đề về công nghệ.

Thiết kế quy trình vận hành, đưa ra các nội quy về an toàn máy móc thiết bị và lao động để đảm bảo kế hoạch sản xuất.

Nghiên cứu, cải tiến các phương pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng máy móc thiết bị, quy trình công nghệ được tốt nhất.

Huấn luyện và nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân.

Kiểm tra chất lượng vật tư, nguyên liệu, phụ tùng cơ điện trước khi đưa vào sản xuất.

Ban kỹ thuật sửa chữa các thiết bị máy móc, các phương tiện sản xuất trong nhà máy, lập kế hoạch dự trù vật tư, phụ tùng để phục vụ cho việc tu sửa máy móc thiết bị.

79

Tổ điện

Phụ trách về tất cả các thiết bị điện trong nhà máy, đảm bảo phải xử lí nhanh khi các thiết bị trong nhà máy có sự cố về điện.

Tổ cơ khí

Phụ trách công tác về máy móc thiết bị cơ khí, tiến hành xử lí máy móc kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Tổ sản xuất

KCS

Có nhiệm vụ là kiểm tra chất lượng sản phẩm lần cuối sau khi đã hoàn thành. Sau đó cùng với quản đốc xưởng trình lên ban giám đốc để xuất hàng cho khách theo đơn hàng.

Quản đốc phân xưởng

Điều hành công việc sản xuất đáp ứng yêu cầu sản xuất của nhà máy bảo đảm và giữ vững tiến độ sản xuất do ban giám đốc nhà máy giao, có trách nhiệm theo dõi thiết bị thường xuyên để khi có sự cố vấn đề có hướng giải quyết cụ thể, đảm bảo an toàn cho công nhân và nhanh chóng giải quyết vấn đề.

Thu thập, phân tích các chỉ tiêu về sản xuất sản phẩm, tình hình sản xuất hiện tại, các thông số kỹ thuật, trình độ tay nghề của công nhân, tinh thần trách nhiệm thuộc phạm vi phân xưởng để xử lí kịp thời và báo cáo lên ban giám đốc.

Công nhân

Trực tiếp tham gia lao động sản xuất tạo ra sản phẩm cho nhà máy.

10.1.3. Tổ chức sản xuất

Công nhân trực tiếp sản xuất

Là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cho nhà máy và để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục thì phải có số lượng công nhân dự trữ: Ở bảng dưới ta có cái nhìn rõ nét hơn về số công nhân lao động trực tiếp được phân bổ ở các thiết bị máy móc, sao cho quá trình vận hành giữa các công nhân trực tiếp được phù hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm việc, đảm bảo sản xuất đúng tiến độ.

80

Bảng 10.1. Số công nhân lao động trực tiếp

STT Công việc Số lao động

trong một ca Số ca

Tổng

1 Trộn nguyên liệu 2 3 6

2 Vận hành máy đùn

và máy cuốn vải 4 3 12

4 Cắt vải 4 1 4

5 Lái xe nâng 1 1 1

Tổng 23

Số công nhân dự trữ

Số công nhân dự trữ = (Số công nhân trực tiếp) × (hệ số dự trữ) Hệ số dự trữ = 𝑁𝑝+ 𝑁ℎ

𝑁𝑐𝑑 − (𝑁𝑝+ 𝑁ℎ) × 100%

Trong đó:

• Np : Số ngày nghỉ phép trong năm (12 ngày)

• Nh : Số ngày nghỉ do hội họp trong năm (3 ngày)

• Ncd : Số ngày làm việc theo chế độ trong năm (299 ngày) Hệ số dự trữ = 12+3

299 −15 = 5,28 %

Số công nhân dự trữ: 23 × 5,28% = 2 người

Vậy tổng số công nhân sản xuất chính là: 25 người.

Công nhân hỗ trợ sản xuất

Công nhân hỗ trợ sản xuất là những người không tham gia trực tiếp vào công đoạn sản xuất ra sản phẩm, họ chỉ là những người làm việc trong xưởng cơ khí, tổ điện nước có vai trò trong việc đảm bảo các trang thiết bị hoạt động tốt và nếu có sự cố họ về máy móc, những công nhân hỗ trợ sản xuất này sẽ tiến hành tiếp nhận và đưa ra các biện pháp khắc phục cũng như xử lí sự cố trong thời gian nhanh nhất để các thiết bị trong nhà máy tiếp tục công việc việc tđúng theo kế hoạch sản xuất.

Bảng 10.2. Số công nhân hỗ trợ sản xuất

STT Công việc Số lao động

trong một ca Số ca

Tổng

1 Xưởng cơ khí 2 3 6

2 Tổ điện nước 2 3 6

81

Cán bộ, nhân viên

Bảng 10.3. Bảng bố trí cán bộ nhân viên nhà máy

STT Bộ phận Số người trong một ca Số ca Tổng 1 Ban giám đốc 3 1 3 2 Phòng nhân sự 2 1 2 3 Phòng tài chính 4 1 4 4 Phòng kinh doanh 4 1 4 5 Phòng kỹ thuật 2 1 2 6 Phòng R&D 2 1 2 7 Quản đốc 1 3 3 8 KCS 1 3 3 9 Tổ y tế 1 3 3 10 Tổ bảo vệ 2 3 6 11 Nhà ăn 4 3 12 Tổng 44

Trong bảng cán bộ, nhân viên đã được liệt ở trên thì cán bộ là 26 người, nhân viên không tham gia sản xuất là 18 người. Việc chia ra là để ở phần sau ta sẽ tính lương cho từng bộ phận được dễ dàng.

Tổng số người làm việc trong nhà máy: 25 + 12 + 44 = 81 người.

10.2. Tính kinh tế 10.2.1. Tiền lương

Tiền lương gồm: công nhân sản xuất chính, lương cho công nhân sản xuất phụ, lương cho cán bộ, nhân viên:

Với tiền phụ cấp được tính bằng 15% tiền lương chính.

Bảng 10.4. Tiền lương một tháng cho nhân viên S T T Nhân viên Số người Lương chính VNĐ/tháng Phụ cấp VNĐ/tháng Tổng lương VNĐ/tháng

1 Công nhân sản xuất chính 25 5.500.000 550.000 151.250.000 2 Công nhân hỗ trợ sản xuất 12 5.000.000 500.000 66.000.000

3 Cán bộ 26 6.000.000 600.000 171.600.000

4 Nhân viên 18 4.500.000 450.000 89.100.000

82 Chi phí đóng bảo hiểm xã hội do công ty đóng cho người lao động được Chính phủ ban hành Nghị định 58/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/7/2020) là 21,3% lương [4]:

Số tiền đóng bảo hiểm là: 477.950.000 × 21,3% = 101.803.350 VNĐ. Vậy tổng chi phí lương trong một tháng là :

Ltháng= 477.950.000 + 101.803.350 = 579.753.350 VNĐ.

10.2.2. Vốn đầu tư cố định 10.2.2.1. Vốn đầu tư xây dựng

Tiền thuê đất

Diện tích 4000 m2

Giá thuê đất: 4,0 USD/m2/năm

Tỷ giá hiện nay 1,0 USD= 23.181,60 VNĐ

Tiền thuê đất 20 năm: X0= 4.000 × 4 × 23.181,60 × 20 = 7.418.112.000 VNĐ

Tiền xây dựng các công trình

Chi phí xây dựng được tính như sau: Xi= Zi × Si

Trong đó:

- Zi: giá xây dựng cho 1m2 - Si: diện tích xây dựng

Bảng 10.5. Diện tích các xưởng cần xây dựng

Tên khu vực Kích thước

(dài×rộng)

Diện tích (m2)

Kho nguyên liệu 18 ×6 108

Xưởng sản xuất 18 × 12 216

Kho lưu trữ 1 18×11 198

Xưởng cắt 18×8 144

Kho lưu trữ 2 18×11 198

Tổng 864

Các khu vực này nên được xây dựng lại trong một nhà phân xưởng lớn bằng thép tiền chế, với chiều dài là 48m, chiều rộng 18m, bước cột là 6. Sau khi xây dựng xong nhà thép tiền chế ta tiến hành phân chia khu vực từng khu theo diện tích đã được tính toán ở chương 7.

Giá xây dựng của nhà thép tiền chế là: Z1=2.500.000 VNĐ/m2. Diện tích khu nhà thép tiền chế cần xây dựng: S1= 864 m2

83 X1 = 2.500.000×864 = 2.160.000.000 VNĐ

Tiền khấu hao: A1= 5%X1= 108.000.000 VND

Nhà dân dụng: nhà hành chính, khu nhà ăn, xưởng cơ khí, tổ điện nước, nhà bảo vệ, hội trường, nhà vệ sinh sẽ được xây bằng vật liệu xây dựng thông thường.

Giá xây dựng: Z2 = 3.500.000 VNĐ/m2

Tổng diện tích khu nhà dân dụng cần xây dựng: S2 = 616 m2 X2 = 3.500.000×616 = 2.156.000.000 VNĐ

Tiền khấu hao: A2= 5%X2= 107.800.000 VND Tổng vốn xây dựng nhà tiền chế và nhà dân dụng:

X3 = X1 + X2 = 2.160.000.000 + 2.156.000.000 = 4.316.000.000 VNĐ Đường giao thông và các công trình phụ

Giá trị xây dựng của phần này sẽ bằng 20% tổng vốn xây dựng. X4 = 20%X3 = 863.200.000 VNĐ

Tiền khấu hao: A4= 5%X4= 43.160.000 VND

Bảng 10.6. Chi phí xây dựng công trình

STT Đối tượng Tiền xây dựng

(VNĐ)

Tiền khấu hao (VNĐ)

1 Nhà thép tiền chế 2.160.000.000 108.000.000 2 Khu nhà dân dụng 2.156.000.000 107.800.000 3 Đường, công trình phụ 863.200.000 43.160.000

84

10.2.2.2. Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị chính

Bảng 10.7. Danh sách chi phí cho các thiết bị STT Máy- thiết bị Số lượng

(cái) Đơn giá (VNĐ/cái) Thành tiền (VNĐ) 1 Máy trộn 2 40.000.000 80.000.000 2 Máy đùn 2 350.000.000 700.000.000 3 Đầu phun 2 125.000.000 250.000.000

4 Máy cuộn vải 2 115.000.000 230.000.000

5 Máy cắt vải 2 70.000.000 140.000.000 6 Máy nạp khí 1 197.000.000 197.000.000

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất vải không dệt polypropylene năng suất 300 tấn mỗi năm (Trang 85)