Điện năng cho sản xuất

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất vải không dệt polypropylene năng suất 300 tấn mỗi năm (Trang 77)

Điện năng dùng cho động cơ: Ađc = Pđc×t

Với:

• t: số giờ máy hoạt động năm 1 năm.

67

Bảng 8.7. Thống kê điện năng tiêu thụ của các thiết bị S T T Loại thiết bị Số lượng Pđc (KW) Hệ số sử dụng Điện năng tiêu thụ một giờ (KW) Số giờ sử dụng trong ngày (giờ) Tổng điện năng tiêu thụ một ngày (KW) 1 Đùn phun 2 7,5 0,8 12 24 288 2 Máy trộn 2 0,1 0,16 24 3,84 3 Máy cuộn 2 5,5 8,8 24 211,2 4 Máy cắt vải 2 2.2 3,52 8 28,16 5 Máy nạp khí 1 90 72 24 1726 6 Thùng gia nhiệt 2 25 20 24 960 Tổng 117 3217 Vậy

Tổng điện năng sản xuất tiêu thụ trong 1 giờ: 117 × 1,03 = 120 KWh

Tổng công suất sản xuất trong 1 ngày: 3217 × 1,03 = 3314 KW

Tổng công suất sản xuất trong 1 năm (299 ngày): 2737 × 299 ×1,03 = 842.914 KW

Với 1,03 là hệ số tổn thất trên đường dây.

Tổng điện sử dụng cho nhà máy trong một năm là: 32.742 + 842.914 = 875.656 KW

8.1.3. Chọn máy biến áp và máy phát điện

Tính toán cho máy biến áp

Công suất biểu kiến của máy biến áp: S = 𝑃1ℎ

cos 𝜑 = 120

0,9 = 134 KVA

Giả sử công suất làm việc của máy biến áp đạt 80% thì công suất định mức của máy biến áp là:

Pđm= 80% S = 134

0,8 = 168 KVA Chọn một máy biến áp có công suất 200 KVA.

68

Tính toán cho máy phát điện dự phòng

Sử dụng máy phát điện dự phòng để giúp việc sản suất được tiến hành liên tục khi xảy ra sự cố mất điện.

Từ Bảng 8.7 ta có tổng công suất tiêu thụ trong một giờ là: P = 120 KWh Chọn hiệu suất sử dụng máy là 0,8

Công suất máy cần có Pmáy = 120

0,8 = 150 KWh

Chọn 1 máy phát điện có công suất 200 KWh

8.2. Tính nước

8.2.1. Nước sinh hoạt

Lượng nước sinh hoạt dùng cho công nhân sản xuất trong ngày

Qcn = 𝑞𝑡𝑡 × 𝑁𝑐𝑛

1 ×1000 × Kcn

Trong đó :

• Qcn : Lượng nước dùng cho công nhân sản xuất

• 𝑞𝑐𝑛 : tiêu chuẩn dùng nước (chọn 45 lít/người/ca)

• Ncn : Số công nhân làm việc trong nhà máy một ngày tổng 3 ca ( Ncn=25)

• Kcn: hệ số không điều hòa giờ (Kcn=2,5)

• Các thông số 𝑞𝑐𝑛 , Kcn được tra cứu tại Bảng 3.4 trong TCXDVN 33:2006. Vậy Qcn = 45 ×25

1 ×1000 × 2,5 = 2,8 m3/ngày

Lượng nước sinh hoạt dùng cho cán bộ nhân viên trong ngày.

Qcb = 𝑞𝑐𝑏 × 𝑁𝑐𝑏

1 ×1000 × Kcb

Trong đó :

• Qcb : Lượng nước dùng cho cán bộ nhân viên trong ngày.

• 𝑞𝑐𝑏 : Tiêu chuẩn dùng nước (chọn 25lít/người/ngày)

• Ncb : Số cán bộ nhân viên làm việc trong nhà máy một ca ( Ncb=56)

• Kcb: hệ số không điều hòa (Kcn=3)

• Các thông số 𝑞𝑐𝑏 , Kcn được tra cứu tại Bảng 3.4 trong TCXDVN 33:2006. Vậy Qcb = 1 × 100025 ×56 × 3 = 4,2 m3/ngày

8.2.2. Nước tưới cây, đường

Qtc = qt× F

Trong đó :

• qt : tiêu chuẩn nước dùng cho tưới cây, tưới đường, chọn 5 lít/m2/ngày.

69 Tổng diện tích nhà máy là 3000 m2 với 40% là diện tích đường giao thông và cây xanh:

F = 40% × 4000 = 1600 m2 Vậy Qtc = 8 m3/ngày.

Tổng lượng nước sinh hoạt của nhà máy là 15m3/ngày.

8.2.3. Nước phòng cháy, chữa cháy

Nhằm đảm bảo an toàn PCCC ta phải bố trí một nguồn dữ trữ nước dành riêng cho PCCC. Đây là lượng nước được cung cấp một lần và được sử dụng trong trường hợp nhà máy gặp vấn đề về cháy nổ và được cấp trở lại sau khi đã sử dụng hết. Lưu lượng nước chữa cháy cho nhà máy gồm có 2 phần chính là: lưu lượng nước chữa cháy vách tường và lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà được tính toán sau đây:

Lưu lượng nước chữa cháy vách tường.

Theo Bảng 14, 15 trong TCVN 2622:1995 ta có:

– Số lượng họng tính toán: 2 họng chữa cháy đồng thời cho một đám cháy. – Lưu lượng thiết kế mỗi họng : 2,5 lít/giây

– Thể tích nước phục vụ chữa cháy và làm mát trong 3 giờ với lưu lượng 5 lít/giây cho hai họng là:

Đổi đơn vị: 1 lít/giây =3,6 m3/giờ

Qvách tường = 5 × 3,6×3= 54 m3

Lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài xưởng

Dựa vào TCVN 2622:1995 ta có:

Lượng nước này phải đủ cung cấp cho 2 van cứu hỏa, đặt ở 2 đầu trong phân xưởng, làm việc liên tục trong 3 giờ, lưu lượng vòi cứu hỏa là 15 lít/giây. Qua đó ta tính lưu lượng nước chữa cháy ngoài xưởng như sau:

Qngoài xưởng = 15×3,6×2×3= 324 m3 Vậy lượng nước cần dự trữ cho chữa cháy là :

Qpccc = Qvách tường + Qngoài xưởng = 54 + 324 = 378 m3 Lượng nước dự trữ cho PCCC là: Qpccc = 378 m3

Cần phải thiết kế một bể nước ngầm hình hộp chữ nhật có thể tích 400m3. Kích thước 10m×8m×5m.

8.2.4. Bồn nước dự trữ

Tổng lượng nước sử dụng trong một ngày của nhà máy là : Qsh = Qcn + Qcb + Qtc = 2,8 + 4,2 + 8 = 15,0 m3/ngày

70

Chọn bồn nước

Do lượng nước sử dụng trong một ngày của nhà máy là 15 m3 nên để đảm bảo lượng nước sử dụng liên tục không bị trì trệ nên ta sử dụng thể tích bồn chứa gần gấp khoảng 3 lần lượng nước sử dụng một ngày, vậy ta nên chọn 2 bồn có sức chứa mỗi bồn là 20 m3. Ta có thể tham khảo một vài sản phẩm bồn chứa nước có sẵn trên thị trường như sau:

Bảng 8.8. Thông số kỹ thuật của các loại bồn chứa

Với sự so sánh của 3 loại bồn chứa trên, ta chọn 2 bồn chứa Hwata 20.000L của công ty TNHH Hwata để tối giản được chi phí đầu tư với giá là 57.000.000 VNĐ/bồn.

Hình 8.1. Bồn Hwata 20.000L

Hai bồn này được nối thông với nhau và đặt cách mặt đất 6m để tăng áp lực nước.

Model DT 20.000L SH 20.000L Hwata 20.000L

Vật liệu Inox 304 Inox 304 Inox 304

Bảo hành (năm) 12 12 10

Kiểu đặt bồn Nằm Nằm Nằm

Kích thước (mm) 2200×2530×5300 23400×2460×5500 2200 x5050×2350

Công ty sản xuất Tân Á Đại Thành Sơn Hà Hwata

71

Chọn máy bơm tăng áp

Vì bồn nước được đặt trên cao cách mặt đất 6m nên lưu lượng nước máy từ nguồn cấp nước nước sạch chảy lên bồn hơi yếu và cũng như nguồn nước sinh hoạt chảy từ bồn cao 6m cách mặt đất tới các vị trí sinh hoạt trong nhà máy là rất yếu, vậy nên ta cần sử dụng 2 máy bơm tăng áp lực cho nhà máy. Một là máy bơm tăng áp lực lên bồn 20.000L và một cái còn lại để tăng áp lực nước sinh hoạt cho các thiết bị trong nhà máy.

Bảng 8.9. Thông số kỹ thuật của các loại máy bơm

Ta chọn 2 máy bơm tăng áp JLM 90-1500A để sử dụng cho việc cung cấp và ổn định nước sinh hoạt.

Vậy để đảm bảo nước cho hoạt động nhà máy cũng như đảm bảo an toàn về PCCC ta cần xây dựng các công trình sau đây.

Bảng 8.10. Danh sách các hạng mục, thiết bị phục vụ nhu cầu nước STT Công trình, thiết bị Kích thước

(m×m×m)

Số lượng (cái)

Thể tích (m3)

1 Bể chứa nước PCCC 10×10×4 1 400

2 Bồn nước Hwata 20000L 2,2×2,35×5,05 2 40

3 Máy bơm tăng áp 2

Model JLM 90-1500A PB-400EA Pentax CR 100

Công suất (KW) 1,5 0,4 0,75

Nguồn điện áp 220-240V/ 50Hz 220V/ 50Hz 220-240V/ 50Hz

Bảo hành (tháng) 12 12 10

Lưu lượng nước bơm

(m3/h) 2 - 6,5 1,5 - 4,5 2.4 - 16.8

Đường kính hút xả 40 - 40 34 - 34 49 - 42

Cột áp (m) 60 20 20 - 10.5

Xuất sứ Trung Quốc Hàn Quốc Italy

72

CHƯƠNG 9. AN TOÀN LAO ĐỘNG

9.1. Vệ sinh công nghiệp

Đối với nhà máy sản xuất vải không dệt PP, quá trình sản xuất sẽ sinh ra nhiệt độ, bụi và tiếng ồn lớn từ các thiết bị sản xuất. Do đó yêu cầu hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho cán bộ nhân viên tai nhà máy là cần phải quan tâm tới các yếu tố sau:

9.1.1. Điều kiện khí hậu

Điều kiện khí hậu: đặc trưng bởi nhiệt độ và độ ẩm là điều kiện khí hậu trong không gian hẹp tại nơi làm việc. Điều kiện vi khí hậu rong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và khí hậu tại địa phương.

Môi trường của nhà máy thường là nóng ẩm thường tập trung lại máy đùn trục vít, bộ gia nhiệt không khí sơ cấp cộng thêm điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta sẽ gây ra hiện tượng làm giảm khả năng bài tiết mồ hôi, gây mất cân bằng nhiệt độ cơ thể người gây ra cảm giác mệt mỏi cho cán bộ công nhân viên.

Các biện pháp phòng chống:

• Sử dụng loại vải bọc cách nhiệt để bọc bộ gia nhiệt không khí, bộ gia nhiệt máy đùn để có tác dụng vừa cách nhiệt và làm giảm tiêu hao nhiệt năng từ các thiết bị thất thoát ra môi trường.

• Sử dụng quạt thông gió công nghiệp giúp lưu chuyển không khí bên trong và bên ngoài nhà, giúp thải luồng không khí tù đọng, ẩm mốc, hơi nước, hơi nóng trong nhà xưởng ra bên ngoài và đưa luồng không khí mát từ bên ngoài vào. Thông thường, quạt thông gió được sử dụng tại những nơi mà không khí không thể tự lưu chuyển

9.1.2. Bụi và các biện pháp chống bụi

Bụi trong nhà máy chủ yếu tới bụi không khí và một phần nhỏ từ các vi sợi sau khi ra khỏi đầu phun sợi không thể liên kết tạo màng trên lồng thu do dự chuyển động hỗn loạn khi bị tác động bởi các dòng không khí. Các bụi từ vi sợi này khi xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp sẽ gây hại tới sức khỏe. Để chống lại bụi sinh ra từ quá trình sản xuất, ngăn chặn tác động của nó đến sức khỏe công nhân, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau:

Trang bị các hệ thống hút bụi cho nhà máy, bắt buộc công nhân phải mang khẩu trang khi làm việc tại nguồn trực tiếp sinh ra các vi sợi.

Tăng cường thông gió tự nhiên, cho gió vào các cửa sổ ra ở cửa mái và sử dụng quạt thông gió 24/24.

73

9.1.3. Ồn và các biện pháp giảm tiếng ồn

Tiếng ồn: Tiếng ồn trong sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến súc khỏe của công nhân. Đầu tiên nó làm ảnh hưởng đến hệ thính giác, hệ thống thần kinh trung ương, hệ tim mạch sau là nhiều bộ phận khác của cơ thể làm giảm sức lao động sáng tạo, giảm sự nhạy cảm, đầu óc mất tập trung, rối loạn cơ bắp.

Để bảo vệ thính giác, người ta quy định mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc không vượt quá các giá trị quy định tại bảng sau:

Bảng 9.1. Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc [2].

Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn

Giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) - dBA

8 giờ 85 4 giờ 88 2 giờ 91 1 giờ 94 30 phút 97 15 phút 100 7 phút 103 3 phút 106 2 phút 109 1 phút 112 30 giây 115

Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.

Rung động: Tần số những rung động tai người cảm nhận được nằm trong khoảng 12-8000 Hz. Rung động cũng giống như tiếng ồn nó ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh trung ương, hệ tim mạch, lâu dài là đến hệ thính giác gây điếc sau đó là các bộ phận khác của cơ thể.

Trong nhà máy sản xuất vải không dệt PP tiếng ồn và rung động chủ yếu được sinh ra bởi máy trộn nguyên liệu, quạt hút nguyên liệu lên phễu cấp, máy nén khí, hệ thống thoát khí từ đầu phun sợi,...

Các biện pháp chống ồn:

74

• Móng tường và mái phải có cấu tạo phù hợp, có khả năng chống ồn, chống rung.

• Phải có những biện pháp chống chấn động

• Sử dụng các bộ phận như lò xo, cao su để giảm chấn.

9.1.4. Thông gió

Thông gió vừa tạo điều kiện cải thiện môi trường không khí, nhiệt độ, độ ẩm cũng như bụi trong môi trường sản xuất, tạo cho công nhân có một điều kiện môi trường làm việc tốt.

9.1.5. Chiếu sáng

Quá trình chiếu sáng đóng vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt, sản xuất hàng ngày. Nó tác động rất lớn đến năng suất lao động, sức khỏe của công nhân. Bảo đảm điều kiện chiếu sáng tốt còn bảo vệ đôi mắt của công nhân, góp phần nâng cao sức khỏe cho người lao động, tăng chất lượng sản phẩm.

9.2. An toàn lao động

An toàn lao động là một nhiệm vụ được đặt ra hàng đầu cho các nhà máy sản xuất công nghiệp, điều đó có nghĩa bắt buộc công nhân phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của nhà xưởng để tránh thiệt hại về tài sản, tính mạng con người, làm ảnh hưởng đến kế hoạch, tiến độ sản xuất và uy tín của nhà máy.

9.2.1. An toàn thiết bị

Trong quá trình sản xuất nếu có chứa các hóa chất độc hại phải tuyệt đối tránh tình trạng rơi vãi, nếu để xảy ra tình trạng rơi vãi phải xử lí ngay lập tức bằng các biện pháp xử lí đã được hướng dẫn.

Khi làm việc trong môi trường hóa chất tiếp xúc thường xuyên phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị đồ bảo hộ lao động.

Khi bắt đầu vận hạnh máy móc, người vận hành phải có sức khỏe bình thường, tinh thần tỉnh táo. Và chỉ những công nhân đã được phân công và qua đào tạo mới được vận hành máy.

Kiểm tra sức khỏe định kì cho người làm việc. Có phụ cấp đầy đủ cho người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại. Cũng như có quy định về khoảng thời gian làm việc tối đa cho từng môi trường làm việc độc hại để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe người làm việc sau này.

Trong quá trình sản xuất người làm việc phải đảm bảo khoảng cách an toàn tới các thiết bị mô tơ, dây đai, bộ gia nhiệt và nếu phát hiện có lỗi thiết bị thì phải dừng máy và báo về phòng kỹ thuật để có các phương án xử lí kịp thời tránh gây ra hậu quả đáng tiếc nhất.

75 Trường hợp xấu nhất nếu xảy ra tai nạn lao động thì phải bình tĩnh thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu kịp thời cho người bị nạn, giữ nguyên hiện trường sau đó báo cho cán bộ phận phòng ban có trách nhiệm lập biên bản điều tra và xử lí sự cố. Thiết bị phải được tu duy bảo dưỡng theo định kì để đảm bảo an toàn.

9.2.2. An toàn điện

Điện áp sử dụng trong công nghiệp là điện cao thế nên có thể gây chết người khi chạm vào. Vì vậy để đảm bảo an toàn điện thì cần thực hiện nghiêm túc các quy tắc sau:

• Đối với trạm điện cao thế trong khuôn viên nhà máy phải được đặt ở 1 góc có đủ không gian đảm bảo hành lang lưới điện, ít người qua lại, phải được xây dựng các rào chắn có cửa khóa và phải có các biển báo cảnh báo nguy hiểm.

• Đối với thiết bị điện cao áp trong phân xưởng sản xuất, người phụ trách điện phải thực hiện các biện pháp thích hợp để ngoài nhân viên, đơn vị công tác và người trực tiếp vận hành không để bất kì ai đến gần thiết bị đó.

• Cách điện tốt, che chắn cho các phần mang điện.

• Nối đất cho các máy móc thiết bị sử dụng.

• Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trông coi cẩn thận các thiết bị điện trong khu vực sản xuất.

• Nhà máy phải bố trí các dụng cụ sửa chữa điện, bố trí công nhân thường xuyên kiểm tra, sữa chữa các thiết bị điện.

• Ngoài ra cũng cần trang bị hệ thống chống sét cho công trình của nhà máy,

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất vải không dệt polypropylene năng suất 300 tấn mỗi năm (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)