II Cụm thiết bị chính ép viên
7. Thao tác vận hành sản xuất đối với máy ép viên.
7.1. Các thao tác khởi động.
Lần l−ợt cho khởi động theo thứ tự : máy chính – máy trộn – máy cấp nguyên liệu.
Chú ý : Nếu khởi động sai trình tự trên sẽ không thể khởi động đ−ợc. *. Điều chỉnh cho bộ phận nạp nguyên liệu hoạt động một cách từ từ. Đồng thời điều chỉnh l−ợng hơi n−ớc phun vào buồng trộn. Quan sát chất l−ợng viên để điều chỉnh cho hợp lý l−ợng hơi n−ớc cấp sao cho viên sau khi ép không bị nhão và chất l−ợng liên kết đạt yêu cầu đề ra (rắn chắc, bề mặt nhẵn).
ấn định các chế độ : cấp nguyên liệu, cấp hơi n−ớc để các chế độ làm việc liên tục, ấn định của máy.
*. Điều chỉnh khoảng cách giữa dao cắt với khuôn để có đ−ợc chiều dài viên ép theo mong muốn.
7.2. Dừng máy.
Chế độ dừng máy tự động (khi lắp với dây chuyền thiết bị) trong dây chuyền có lắp mạch tự động dừng máy ép viên khi xảy ra các sự cố sau :
- Thùng chứa nguyên liệu cho máy làm mát đã báo đầy. - Có sự cố quá tải đột ngột của máy chính.
Cả hai tr−ờng hợp trên nếu xảy ra, máy ép viên sẽ tự động dừng làm việc theo trình tự. : Máy cấp nguyên liệu dừng tr−ớc sau đó lần l−ợt đến máy trộn và sau cùng là máy ép viên.
Qui trình dừng máy khi ngừng làm việc và điều khiển bằng tay cũng tuân thủ theo trình tự đã nêu trên.
7.3. Bảo d−ỡng th−ờng xuyên.
- Kiểm tra hệ thống điện nguồn và điện động lực cho máy
- Kiểm tra, bảo d−ỡng hệ thống bôi trơn. Hộp giảm tốc chính không đ−ợc dò rỉ dầu, hệ thống bơm mỡ bôi trơn phải kín khít và đảm bảo áp lực cần thiết.
- Lau chùi máy sạch sẽ sau mỗi ca làm việc chú ý cần lau chùi cả bên ngoài và bên trong các bộ phận nh− bộ phận nạp liệu, trộn và khuôn ép.
- Làm sạch bộ thu sắt sau mỗi ca làm việc.
- Kiểm tra lại khe hở và độ mài mòn của khuôn ép và lô cán ép.
Khi khuôn ép và lô cán ép quá mòn không thể sử dụng bình th−ờng đ−ợc thì nên thay khuôn ép và lô cán ép mới (lô cán ép nên thay cả bộ).
- Loại bỏ những vật lạ. Khắc phục ngay những hỏng hóc bất th−ờng.
7.4. Kiểm tra và bảo d−ỡng định kỳ :
- Kiểm tra toàn bộ các mối ghép bằng bulông đảm bảo không lỏng – tiến hành mỗi tuần 1 lần.
nạp nguyên liệu đồng thời tra dầu, mỡ mới. Đặc biệt là dầu ở trong hộp bánh răng truyền lực.
-. Mỗi năm nên tháo rời từng bộ phận của máy để lau, rửa và kiểm tra độ mài mòn của cổ trục, độ dơ của ổ bi, độ mài mòn của bánh răng.
7.5. Sửa chữa, bảo d−ỡng các chi tiết cơ bản.
Tránh không cho bụi bẩn cho máy điều chỉnh tốc độ điện từ của bộ phận nạp nguyên liệu. Tiến hành bảo d−ỡng th−ờng kỳ và định kỳ cho hộp giảm tốc theo yêu cầu riêng.
Kiểm tra cánh gạt của máy trộn để phát hiện sự mài mòn vào hiện t−ợng lỏng bulông bắt xiết. Nếu quá mòn cần thay thế kịp thời, nếu lỏng cần xiết chặt lại.
- Dao cắt : khoảng cách giữa đỉnh l−ỡi dao với mặt trụ của khuôn ép không đ−ợc nhỏ hơn 2mm. Khi dao bị mòn cần mài lại l−ỡi hoặc phải thay thế cái mới.
- Lô cán ép : cần kiểm tra th−ờng xuyên chế độ bôi trơn. Các núm cấp mỡ không đ−ợc lỏng để đảm bảo mỡ luôn luôn tới đ−ợc các chỗ cần bôi trơn.
- Khuôn ép : Khuôn ép là một chi tiết rất quan trọng của máy ép viên. Để kéo dài thời gian sử dụng của khuôn ép cần phải làm nh− sau :
Khi tháo, lắp khuôn ép tuyệt đối không đ−ợc phép dùng búa nặng để gõ, đập. Khi lắp cần chú ý tới sự tiếp xúc giữa bề mặt khuôn ép và đĩa trục chính đảm bảo 2 bề mặt này phải sạch sẽ và khi lắp phải tiếp xúc tuyệt đối.
Th−ờng xuyên phải kiểm tra sự liên kết giữa vòng giữ khuôn. Tuyệt đối không đ−ợc để lỏng vòng giữ khuôn cố định lên đĩa mang khuôn.
Th−ờng xuyên kiểm tra lỗ khuôn ép, loại bỏ ngay các vật lạ nhét vào lỗ khuôn ép. Luôn luôn lau chùi sạch sẽ bề mặt trong của khuôn ép bằng giẻ sạch và sau cùng là một lớp dầu thực vật mỏng.
Tuyệt đối không đ−ợc hàn khuôn ép để sử dụng. Nếu vỡ cần phải thay mới.
Khi khuôn ép quá mòn ảnh h−ởng tới chất l−ợng hạt hoặc xuất hiện các hạt dính vào nhau trong sản phẩm cần phải thay khuôn ép mới.
7.6. Thay khuôn ép mới :
Tháo khuôn cũ : Cắt toàn bộ nguồn điện cung cấp cho động cơ máy ép, tháo phễu nạp nguyên liệu, tháo lô cán ép và các vòng đỡ cố định, tháo khuôn ép khỏi giá đỡ và vành cố định bằng dây cáp buộc trên giá treo.
Lắp ráp khuôn ép theo trình tự :
- Lau rửa sạch bề mặt các bộ phận và vòng định giữ cố định. - Lắp chốt định vị vào lỗ và vặn chặt lại.
- Lắp khuôn ép vào giá đỡ của trục chính.
- Lắp vòng định giữ cố định liên kết giữa khuôn và giá đỡ trục chính. - Vặn chặt 2 bulông bắt xiết vòng cuốn định giữ.
- Kiểm tra lại vị trí của khuôn và các mối bắt xiết giữa khuôn và giá đỡ trên trục chính.
- Xoay tay kiểm tra các liên kết.
Chú ý : Tuyệt đối không dùng búa hoặc vật nặng đóng vào vành
khuôn ép cũng nh− vành định giữ cố định.
Bắt xiết vành định giữ cố định bằng chìa vặn đai ốc chìm (dạng đặc biệt).
7.7. Bôi trơn các cụm chi tiết.
Vị trí và yêu cầu cụ thể về bôi trơn.
Yêucầu dầu bôi trơn Vị trí cần bôi trơn Ký
hiệu
Chế độ bôi
trơn Cách bôi trơn Mùa hè Mùa đông
ổ trục trong hộp số 1; 4; 5
Liên tục Bắn toé, văng N46 N 32
ổ cán ép 2
10ữ15lần/8h Bơm tay gạt Dầu bôi trơn có độ nhớt động học thấp, chịu nhiệt. Nắp đầu trục bánh răng 3 8 giờ Bơm mỡ 10g/lần Vỏ ổ trục 6 8 giờ Bơm mỡ 4 x 10g
Hộp giảm tốc chính 7 Theo kết quả kiểm tra dịnh kỳ Hộp giảm tốc bộ phận cấp ng.liệu 8 2 ữ 3 tháng ổ dầu cán ép 9;10; 11 Bơm mỡ. 3 x 20g/lần Chú ý : 1) Vị trí 9 và 10 chỉ có dầu ở phần trục lệch tâm;
Vị trí 11 chỉ núm dầu ở bulông phần giữa.
2) Trong bình chứa mỡ bôi trơn, luôn luôn có đủ và không lẫn tạp chất.
3) Để đảm bảo độ tin cậy, khi máy đã hoạt động bình th−ờng mới tiến hành bơm mỡ lên áp lực cần thiết.
7.8. Các sự cố có thể xảy ra và cách khắc phục.
Bảng 3 : Trình bày những sự cố trong khi máy hoạt động có thể xảy ra và trình bày nguyên nhân và cách khắc phục.
Sự cố Nguyên nhân Ph−ơng pháp khắc phục
1 2 3
Máy ép viên ngừng hoạt động
1- Có vật lạ chui vào khuôn ép và lô cán ép
2- Nguyên liệu cấp vào quá nhiều làm quá tải.
3- Khoá an toàn quá nhạy không đảm bảo yêu cầu.
1- Loại trừ vật lạ ra khỏi khuôn ép.
2- Làm sạch các lỗ tắc, giảm l−ợng nguyên liệu vào.
3- Thay chốt khoá thích hợp.
Nguyên liệu không vào đ−ợc khu vực ép
1- Hệ thống cấp liệu bị hỏng hoặc tắc.
2- Hệ thống trộn bị hỏng hoặc tắc. 3- Không có nguyên liệu hoặc tắc ngay tại cửa cấp.
Sửa chữa các sự cố và khai thông đ−ờng dẫn nguyên liệu.
Nguyên liệu có trong khuôn ép song không ép thành hạt.
1- Nguyên liệu có độ ẩm quá cao (> 35%).
2- Nguyên liệu quá khô (<16%). 3- Khe hở giữa khuôn ép và lô cán ép quá lớn
4- Lỗ tạo hạt của khuôn ép bị tắc. 5- Tấm gạt nguyên liệu lắp không đúng hoặc quá mòn.
1- Giảm bớt l−ợng hơi n−ớc
2- Tăng l−ợng hơi n−ớc 3- Điều chỉnh lại cho thích hợp.
4- Thông lỗ khuôn.
5- Căn chỉnh lại và thay mới nếu quá mòn.
Có tiếng ồn lớn khi vận hành.
1- ổ trục chính bị quá mòn, khe hở quá lớn.
2- Bánh răng ăn khớp không thích hợp (khe hở giữa 2 bánh rằng quá lớn. 3- L−ợng dầu bôi trơn trong hộp số chính còn quá ít hoặc quá bẩn.
1- Điều chỉnh khe hở ổ trục hoặc thay mới.
2- Thay bánh răng.
3- Bổ xung dầu bôi trơn hoặc loại bỏ dầu bẩn, thay dầu mới.
Dầu bôi trơn bị dò dỉ.
1- Nắp dầu bị hỏng
2- Điểm tiếp xúc giữa các đoạn ống dẫn bị lỏng.
1- Thay mới 2- Bắt xiết lại.
Chất l−ợng hạt không tốt hoặc kích th−ớc hạt không đều
1- Hơi n−ớc không đủ hoặc cung cấp không đều.
2- Nguyên liệu cấp vào khuôn ép không đều đặn.
3- Cánh nhào trộn của máy trộn quá mòn.
4- Kích th−ớc hạt của nguyên liệu không đồng đều.
1- Điều chỉnh lại cho thích hợp.
2- Điều chỉnh lại cho đều. 3- Thay cánh trộn mới. 4- Yêu cầu cấp cho loại nguyên liệu có kích th−ớc đồng đều.
Đồng hồ đo áp lực dầu bôi trơn th−ờng xuyên v−ợt quá 10 MPa
Đ−ờng dẫn dầu bôi trơn bị nghẽn tắc.
Khai thông đ−ờng dẫn.
Đồng hồ đo áp lực dầu bôi trơn th−ờng xuyên d−ới 10 MPa
1- Thùng chứa dầu bị cạn 2- Đ−ờng dẫn bị nghẽn.
1- Thêm đầu vào thùng. 2- Khai thông đ−ờng dẫn..