Tình hình sử dụng dây chuyền thiết bị sản xuấtTAGS dạng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ chế tạo và đưa vào ứng dụng máy tạo viên thức ăn gia súc, gia cầm công suất 2 - 5 tấn/ h qui mô công nghiệp (Trang 28 - 29)

viên ở n−ớc ta hiện nay.

Trong dây chuyền sản xuất TAGS dạng viên, máy tạo viên TAGS là thiết bị chính nh−ng để tạo ra sản phẩm viên thì phải là một hệ thống dây chuyền gồm nhiều thiết bị mới tạo ra sản phẩm viên. Xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của chăn nuôi, những năm gần đây hàng loạt các nhà máy TAGS dạng viên ra đời d−ới nhiều hình thức khác nhau.

Đối với các liên doanh 100% vốn n−ớc ngoài, các xí nghiệp Nhà n−ớc hoặc các Công ty t− nhân có vốn đã tiến hành nhập các thiết bị đồng bộ từ n−ớc ngoài nh− các nhà máy CP Group Hoà Bình của Thái Lan, Công ty TNHH Thanh Bình - Đồng Nai năng suất 20 T/h, Công ty TNHH Kim Long - Bình D−ơng năng suất 10 T/h, Nhà máy TAGS tỉnh Bình Định, năng suất 5 T/h của Van Aarsen - Hà Lan, Công ty nông sản Bắc Ninh - ĐaBaCo năng suất 10 T/h của Đài Loan.

Những dây chuyền nhập ngoại trên đã cho ra sản phẩm có chất l−ợng đáp ứng đ−ợc nhu cầu, qui mô sản xuất, độ ổn định cao nh−ng giá thành thiết bị thì rất đắt. Mặt khác, các thiết bị trong một số khâu ch−a phù hợp với điều kiện khí hậu và nguyên liệu có sẵn ở Việt Nam. Còn đối với các công ty, nhà máy và doanh nghiệp t− nhân có vốn đầu t− sản xuất nhỏ hơn thì thông qua các nhà nhập khẩu nh− Công ty đầu t− và phát triển công nghệ Quang Minh tiến hành nhập khẩu các dây chuyền thiết bị của Trung Quốc về lắp đặt hoặc các thiết bị lẻ gồm nhiều hãng khác nhau của Trung Quốc có giá thành rẻ hơn giáp nối lại thành dây chuyền sản xuất nh− nhà máy TAGS NoPiCo An Khánh năng suất 10 T/h, Công ty Thái D−ơng năng suất 5 T/h.

Những dây chuyền thiết bị này có tính đồng bộ và công nghệ thấp, làm việc không ổn định, chất l−ợng sản phẩm kém th−ờng xuyên xảy ra sự cố sản xuất nên không hiệu quả, ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu đòi hỏi về chất l−ợng của ngành sản xuất TACN dạng viên.

Từ những dây chuyền thiết bị ổn định của Châu Âu, Châu Mỹ…đến những dây chuyền thiết bị nhập của Trung Quốc tính đồng bộ thấp nh−ng đều có chung nh−ợc điểm, những tồn tại đó là:

nguyên liệu có sẵn ở Việt Nam vào những mùa m−a hay thời tiết nồm, ẩm. Sản phẩm viên vẫn th−ờng bị mốc ảnh h−ởng đến chất l−ợng của thức ăn gia súc.

+ Giá thành thiết bị t−ơng đối cao dẫn đến khó khăn cho đầu t− ban đầu (do khấu hao cho 1 đơn vị sản phẩm lớn nên hiệu quả chăn nuôi thấp).

+ Chế độ bảo hành, bảo trì hệ thống thiết bị rất phức tạp gần nh− không đáp ứng kịp thời nên ảnh h−ởng đến kế hoạch sản xuất của nhà máy.

+ Đặc biệt vấn đề phụ tùng thay thế của thiết bị rất khó khăn th−ờng là không đáp ứng đ−ợc yêu cầu sản xuất và rất đắt so với tổng giá trị máy.

Để khắc phục hiệu quả tình hình đã nêu trên. Giải pháp có tính khả thi cao hiện nay là trên cơ sở kết quả nghiên cứu từng phần đã tập hợp là lựa chọn nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ chế tạo và tổ chức chế tạo hàng loạt dây chuyền thiết bị đồng bộ liên hoàn - ngang tầm với các thiết bị đồng bộ nhập ngoại hoặc Công ty liên doanh với n−ớc ngoài, phù hợp với điều kiện khí hậu và nguyên liệu ở Việt Nam.

1.5- Mục tiêu, nội dung và dự kiến kết quả đạt đ−ợc của dự án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ chế tạo và đưa vào ứng dụng máy tạo viên thức ăn gia súc, gia cầm công suất 2 - 5 tấn/ h qui mô công nghiệp (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)