VIỆT NAM 3.1 Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Đô là hóa (Trang 71 - 73)

3.1 Giải pháp chung

Xuất phát từ hiện trạng thực tế của vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam và chức năng, nhiệm vụ hiện nay, kho tài liệu quý hiếm của Thư viện Quốc gia Việt Nam đang cần có chế độ bảo quản đặc biệt. Muốn công việc bảo quản đạt hiệu quả cao cần có chương trình bảo quản cụ

thể: từ kinh phí đầu tư, nhân lực, trang thiết bị, các biện pháp kỹ thuật cho tới thời gian tiến hành từng công việc. Trên thực tế, khối lượng tài liệu của kho tài liệu quý hiếm là lớn, lại đang ở trong tình trạng bị rách nát, ố vàng, mờ chữ, giòn giấy, dễ mục nát…nên không thể tiến hành bảo quản đồng loạt được mà phải có kế hoạch chi tiết, ưu tiên theo tình trạng tài liệu. Trong tương lai gần, giải pháp chung cho công tác bảo quản được đưa ra như sau:

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch chuyển các tài liệu dạng giấy (sách, báo, tạp chí) sang vật mang tin khác: vi phim, vi phiếu và số hoá toàn văn các tài liệu quý hiếm để giúp bạn đọc tra cứu dễ dàng thuận tiện.

- Đào tạo cán bộ bảo quản, tạo điều kiện cho cán bộ bảo quản tham gia các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế về bảo quản tài liệu đặc biệt là bảo quản tài liệu quý hiếm.

- Tuyên truyền về vấn đề bảo quản tài liệu cho bạn đọc và cán bộ thư viện để họ ý thức giữ gìn và bảo vệ tài liệu .

- Ban hành các quy chế sử dụng, bảo quản tài liệu, đặc biệt là các tài liệu quý hiếm.

- Tăng cường kinh phí cho công tác bảo quản và phục chế tài liệu, đào tạo cán bộ bảo quản.

- Đặt quan hệ hợp tác với các trung tâm thông tin thư viện hoặc các cơ quan có những tài liệu quý hiếm để sao chụp những tài liệu mà Thư viện Quốc gia còn thiếu.

- Tiếp tục cử các nhóm cán bộ tới từng địa phương trong cả nước để sưu tầm những tài liệu quý được nhân dân cất giữ để làm giàu thêm vốn tài liệu quý hiếm cho kho sách của Thư viện Quốc gia.

- Dùng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, giới thiệu về vốn tài liệu quý hiếm của thư viện và khuyến khích niềm đam mê đọc sách trong nhân dân, đồng thời giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn, giữ gìn vốn di sản quý hiếm này. Qua đó, người dân sẽ tự nguyện giúp đỡ Thư viện Quốc gia Việt Nam trong việc sưu tầm, thu thập nguồn tài liệu quý hiếm trong nhân dân.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị từ các dự án hợp tác trong nước và quốc tế.

- Kêu gọi sự đầu tư về mọi mặt trong công tác bảo quản tài liệu quý hiếm của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các thư viện quốc gia trên thế giới, các trung tâm nghiên cứu khoa học, đặc biệt là Thư viện Quốc gia Pháp để tiến hành trao đổi, bổ sung vốn tài liệu xuất bản trước năm 1954 mà Thư viện Quốc gia Việt Nam đã bị thiếu và hư hỏng.

- Cần phối hợp hơn nữa công tác bảo quản tài liệu quý hiếm với các thư viện quốc gia trên thế giới và các trung tâm nghiên cứu khoa học để tiếp cận nhanh, hiệu quả những công nghệ bảo quản tài liệu tiên tiến giúp cho công tác bảo quản tài liệu quý hiếm được thực hiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu Đô là hóa (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w