Các loại tài liệu quý hiế mở Thư viện Quốc gia Việt Nam

Một phần của tài liệu Đô là hóa (Trang 25 - 27)

1.4.2.1 Sách Hán Nôm

Hiện nay ở Thư viện Quốc gia Việt Nam có 5.364 bản tài liệu Hán Nôm. Đây là nguồn thư tịch cổ chứa đựng lượng thông tin phong phú, đa dạng, rất đáng tin cậy về các vấn đề địa lý, lịch sử, văn hoá, giáo dục, văn học nghệ thuật dân tộc trong diễn trình lịch sử. Rất nhiều cuốn sách có giá trị, chứa đựng nhiều thông tin lịch sử đang được lưu giữ tại đây như: cuốn “Quốc triều thư khế” có niên hiệu Thống Nguyên (năm 1522 - 1527); tập “Mẫu văn khế”, khoán ước dùng trong giao dịch dân sự, đầu thời Lê - một bản sách in ván gỗ chữ Hán cổ; tập “Mộ Trạch Lê thị gia phả sự tích ký” - bản chép tay chữ Hán về gia phả họ Lê ở Mộ Trạch…nhiều sách của các tác giả nổi tiếng như: “Cung oán khúc ngâm” của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều bản chữ Nôm; cuốn từ điển Hán - Nôm cổ nhất “Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa” ra đời vào thế kỷ XVII - tương truyền do bà hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Thời Lê ) biên soạn, trong đó có 3.394 mục từ ngữ Hán được giải thích ra tiếng Việt (dưới dạng chữ Nôm), theo lối có vần, chủ yếu là thơ lục bát…

1.4.2.2 Sách Đông Dương (xuất bản trước 1954)

Sách Đông Dương ở Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện nay có 67.600 bản. Kho tài liệu gồm vốn sách tiếng Pháp và tiếng Việt xuất bản ở Đông Dương, viết về Đông Dương và Việt Nam (thời Pháp thuộc), phong phú vào loại bậc nhất thế giới (riêng số sách viết về Đông Dương đã lên tới 54.000

bản; chỉ sau thư viện Quốc gia Paris). Kho tài liệu này có nhiều tài liệu quý hiếm - tiêu biểu là cuốn sách của Alexandrode, của Rabelais (xuất bản năm 1552); Marchand L’ Aricain của C. Castelani (xuất bản năm 1603); Bayle (xuất bản năm 1740); Dictionaire Latino - Anamiticum (xuất bản năm 1886) …Có những cuốn mặc dù xuất bản muộn hơn nhưng hiện nay còn rất ít bản và những nhà nghiên cứu về Việt Nam, về Đông Dương không thể bỏ qua cuốn: L’Indochine của Henri Gourdon ( xuất bản năm 1931), cuốn: Les Paysans du Delta Tonkinois của Pierre Gourou ( xuất bản năm 1936)…

1.4.2.3 Báo, tạp chí Đông Dương

Báo, tạp chí Đông Dương ở Thư viện Quốc gia Việt Nam có 1.718 tên, là thư viện duy nhất ở Việt Nam có bộ sưu tập đầy đủ nhất về các loại báo, tạp chí về Đông Dương được xuất bản tại Việt Nam, trong đó có hàng loạt báo, tạp chí thuộc hàng xuất bản sớm ở nước ta như tờ Gia Định báo, tờ Le Courdier de Haiphong xuất bản năm 1886, tờ Revue Indochinoise Illustre xuất bản tại Hà Nội năm 1894, tờ Journal Oppiciel de L’Indochine Francaise xuất bản tại Sài Gòn năm 1896…Nhiều tên báo, tạp chí dù đã xuất bản cách đây gần một thế kỷ nhưng vẫn rất quen thuộc với nhiều nhà nghiên cứu như: Revue indochine, Bullentin des études indochinoise, L’Eveil économique de L’Indochine, Tonkin…

1.4.2.4 Luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ (của người Việt Nam bảo vệ trong và ngoài nước và của người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam)

Năm 2009 số luận án ở Thư viện Quốc gia Việt Nam là 14.673, rất phong phú về ngôn ngữ (vì có hơn 40% số luận án được bảo vệ ở nước ngoài tập trung ở những nước có nền khoa học tiên tiến và học thuật cao như: Liên Xô (cũ), Đức, Hunggari, Pháp, Mỹ, Anh, Nhật…rất đa dạng về các ngành khoa học, là một trong những vốn tài liệu quý hiếm của hệ thống kho tàng tài

liệu khoa học nước ta. Xét về mặt giá trị thì vốn tài liệu luận án mà Thư viện Quốc gia Việt Nam đang lưu trữ là cả một kho tàng trí thức khoa học của các nhà nghiên cứu, của các nhà khoa học ở Việt Nam muốn gửi gắm vào đó, đây cũng là nguồn “chất xám” quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Kho tài liệu luận án, tuy do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà số lượng luận án được lưu trữ chưa đầy đủ, nhưng nó vẫn là một nét riêng biệt, là một trong những thế mạnh của Thư viện, có sức hút đối với các nhà khoa học.

Một phần của tài liệu Đô là hóa (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w