Giá trị của vốn tài liệu quý hiếm

Một phần của tài liệu Đô là hóa (Trang 27 - 37)

1.4.3.1 Giá trị nội dung kho tài liệu quý hiếm * Sách Đông Dương

Với gần ba thập kỷ hình thành và phát triển, kho sách Đông Dương ở Thư viện Quốc gia Việt Nam gắn liền với sự phát triển của lịch sử chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội Việt Nam và thế giới trong nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nguồn tài liệu này trở thành những tiềm năng quý giá phục vụ cho sự nghiệp phát triển nền văn hoá mới, nền khoa học độc lập, tự chủ của một nhà nước độc lập, phát triển.

Hiện tại, trong Tổng kho của Thư viện, các tài liệu được xếp theo thời gian năm xuất bản của tài liệu và chia làm 02 giai đoạn: 1/ Giai đoạn từ 1954 trở về trước (tài liệu xuất bản trong giai đoạn này được gọi là tài liệu Đông Dương); 2/ Giai đoạn từ 1954 đến nay. Do điều kiện khách quan số sách Đông Dương không được phân loại theo môn loại nên gây nhiều khó khăn cho việc thống kê theo môn loại đối với loại sách này. Qua khảo sát nội dung sách Đông Dương còn lại trong kho thì số lượng sách về lịch sử chiếm nhiều nhất tiếp đến là ngành chế tạo máy, chế tạo dụng cụ và sách văn học (chủ yếu là văn học nước ngoài).

* Kho báo, tạp chí Đông Dương

Hiện tại kho báo, tạp chí Đông Dương của Thư viện có 1.718 tên được phân loại như sau:

Ký hiệu Môn loại tài liệu Số lượng Tỷ lệ

(%)

B Các khoa học tự nhiên 6 0.36

Đ Các khoa học về trái đất 1 0.06

Ê Kỹ thuật và các khoa học kỹ thuật 46 2.8

M Nông, lâm nghiệp 20 1.2

N Y tế. Các khoa học y học 16 0.91

P Lịch sử 4 0.24

R Chính trị 985 59.9

V Các khoa học ngữ văn. Văn học 68 4.1 U Văn hoá. Khoa học. Giáo dục 3 0.18

W Nghệ thuật 69 4.2

X Tồn giáo. Thuyết vô thần 346 21

Y Triết học. Tâm lý học 3 0.18

Z Sách có nội dung tổng hợp 3 0.18

Bảng 1: Thành phần báo, tạp chí được chia theo môn loại

Theo thống kê trên đây chúng ta thấy các loại báo, tạp chí về chính trị chiếm số lượng khá lớn, sau đó đến tôn giáo, văn học, nghệ thuật…, các vấn đề chính trị luôn được đặt lên hàng đầu do nhu cầu xã hội lúc đó còn bất ổn

định; các loại báo tạp chí liên quan đến khoa học trái đất, giáo dục, triết học chiếm tỷ lệ rất ít.

* Luận án

Tổng số luận án hiện có tại Thư viện Quốc gia Việt Nam là 14.673 (năm 2009) thì luận án thuộc các ngành kinh tề, nông lâm nghiệp, y tế chiếm tỉ lệ lớn. Các đề tài về tôn giáo, nghệ thuật, ngành công nghiệp nhẹ có tỉ lệ thấp. Điều này có nghĩa rằng trong thời kỳ hiện nay, nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước được chú trọng đầu tư nghiên cứu nhiều; cũng trong giai đoạn phát triển này, môi trường, sức khoẻ của người dân cũng được quan tâm và vì thế đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực y tế, sức khoẻ cộng đồng.

* Sách Hán - Nôm

Kho sách Hán - Nôm của Thư viện Quốc gia đã được chụp và xử lý 1.258 tên sách Hán - Nôm với 78.536 file ảnh, tạo lập cơ sở dữ liệu các cuốn sách đã được số hoá và đưa lên mạng. Số lượng sách về lịch sử, giáo dục, văn học, triết học chiếm tỉ lệ lớn, trong khi đó các lĩnh vực như khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nông lâm nghiệp chiếm tỉ lệ rất ít.

1.4.3.2 Giá trị theo loại hình

Tài liệu xuất hiện trong cuộc sống ngày nay rất đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung. Để quản lý và bảo quản tốt, các Trung tâm thông tin, thư viện đã thực hiện việc phân chia tài liệu theo nhiều cách khác nhau: có thể phân chia theo theo vật mang tin, theo thời gian xuất hiện của tài liệu, theo kí hiệu thông tin (văn bản, đồ hoạ), theo các kênh phục hồi thông tin (tài liệu nghe nhìn,chữ nổi..) hoặc phân chia theo mức độ xử lý thông tin (tài liệu cấp 1, 2, 3).

Đối với vốn tài liệu quý hiếm ở Thư viện Quốc gia Việt Nam là sách Hán Nôm, sách Đông Dương và luận án, nếu phân chia theo vật mang tin thì tài liệu được thể hiện như sau:

* Nguồn tài liệu trên giấy

- Sách Hán Nôm

Theo số liệu thống kê năm 2009 thì kho sách Hán - Nôm của Thư viện Quốc gia là 5.364 bản, số lượng sách Hán - Nôm có tại thư viện là do mua, sưu tầm và nhận tặng biếu mà có nên số lượng hàng năm nhập vào thư viện không được đều. Những năm đầu do mới phát động phong trào thu mua, sưu tầm nên chưa có cán bộ chuyên trách xử lý, thống kê đầy đủ, chưa có nhiều bạn đọc sử dụng. Sau khi đã thu thập số lượng tương đối rồi lúc đó thư viện mới tiến hành biên mục và đưa sách lên giá. Vốn sách Hán Nôm của Thư viện được đăng ký theo số đăng ký cá biệt. Các phích mục lục Hán Nôm được chia làm hai loại phích: 1/ Phích mục lục chủ đề; 2/ Phích mục lục chữ cái.

- Sách Đông Dương

Hiện nay Thư viện đang lưu giữ 67.600 cuốn sách Đông Dương xuất bản từ trước năm 1954. Số sách này phần lớn được nhập vào thư viện qua chế độ lưu chiểu văn hoá phẩm. Hiện tại Thư viện đang lưu giữ các bản thư mục sách báo lưu chiểu từ năm 1922 đến năm 1944 và danh sách lưu chiểu thu nhận được từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1954. Khoảng cách từ năm 1945 đến tháng 9 năm 1954 không in thư mục được vì nhiều lí do và lí do chính đây là thời gian kháng chiến nổ ra, sách xuất bản được ít và nhiều vùng bị tạm chiến nên sách in ra không thực hiện được chế độ lưu chiểu hoặc có thì nộp lẻ tẻ, thất thường. Nhưng sau này Thư viện Quốc gia Việt Nam thu thập được 3.996 tên sách phản ánh về các mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, nhà nước pháp luật, đặc biệt là các tài liệu về chính trị, quân sự, công tác

tuyên truyền của Đảng, Nhà nước phục vụ cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam xuất bản trong giai đoạn 1945 - 1954. Số sách này cũng đã được in thành tập Thư mục sách Kháng chiến để bạn đọc tiện tra cứu.

Sau đây là bảng số liệu thống kê lượng sách nhập vào thư viện (qua lưu chiểu, mua, biếu tặng) từ năm 1922 đến năm 1944:

Số lượng (cuốn/bản)

Năm Lưu

chiểu Mua Biếu,tặng Tổng

1922 206 1885 160 2251 1923 470 470 1924 382 2477 103 2962 1925 514 4305 360 5179 1926 496 496 1927 635 2366 251 3252 1928 1315 2984 380 4679 1929 1070 1070 1930 1028 3420 1260 5708 1931 741 2678 352 3771 1932 936 1922 1034 3892 1933 804 804 1934 838 838 1935 1924 2474 394 4792

1936 1197 2571 260 40281937 1553 2724 717 4994 1937 1553 2724 717 4994 7938 1913 2967 205 5412 1939 1251 2678 532 4461 1940 1617 3285 663 5565 1941 1031 1585 864 3480 1942 1075 913 809 2792 1943 1435 1928 1120 4483 1944 285 285 Tổng số bản 75669

Bảng 2: Thống kê số lượng sách Đông Dương từ năm 1922 - 1944

Trải qua nhiều năm chiến tranh, sách báo phải chuyển đi sơ tán, công tác bảo quản tài liệu không được bảo đảm, sách hư hỏng và thất lạc…. Với số bản sách có được trong các năm theo bảng thống kê trên cùng với trên 15.000 bản sách xuất bản trước năm 1922 và các sách thu nhận được từ 1945 - 1954, thì hiện Thư viện Quốc gia Việt Nam còn lưu giữ được hơn 100.000 bản. Đây cũng là sự cố gắng lớn của các thế hệ những cán bộ làm việc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

- Báo, tạp chí Đông Dương

Theo thống kê hiện nay Thư viện Quốc gia Việt Nam đang lưu giữ 1.718 tên báo, tạp chí bằng tiếng Việt và tiếng Pháp bao gồm hầu hết các loại báo, tạp chí ấn hành ở Việt Nam và toàn xứ Đông Dương từ cuối thế kỷ XIX đến

năm 1954, trong đó có 102 tên báo, tạp chí được xuất bản từ hơn 100 năm nay. Đây là kho ấn phẩm định kỳ quý hiếm. Số báo, tạp chí này được thu nhận qua chế độ lưu chiểu là chính.

- Bản đồ

Kho bản đồ của Thư viện Quốc gia Việt Nam được hình thành ngay từ khi Thư viện mới thành lập, nhưng việc phát triển nguồn tài liệu này còn chậm vì việc xuất bản, in bản đồ còn hạn chế. Hiện nay, Thư viện có khoảng 1.291 bản đồ được in trong giai đoạn 1954 trở về trước so với tổng số lượng bản đồ hiện có trong thư viện là 2.817 tờ và chủ yếu là các loại bản đồ về phân chia địa giới các tỉnh của Việt Nam cũng như các bản đồ hành chính Việt Nam. Ngoài ra cũng có các bản đồ của các nước khu vực Đông Dương.

- Luận án

Kho luận án của Thư viện Quốc gia Việt Nam được thành lập trên cơ sở Quyết định 401/TTg ngày 09/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ. Kho luận án bao gồm các luận án đã được nộp tại Thư viện Khoa học Kỹ thuật ( 998 bản), Viện Thông tin Khoa học xã hội ( 405 bản) chuyển về kết hợp với số luận án tiếp tục được thu nhận tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Những luận án được thu nhận tại thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương được mang 02 ký hiệu: AL và AS (trong đó AL 359 bản, AS 639 bản). Khi Thư viện Quốc gia Việt Nam tiếp nhận quản lý kho luận án, các bản luận án được đăng ký bằng ký hiệu LA.

Qua khảo sát quá trình thu nhận luận án cho thấy: đại đa số các tác giả sau khi hoàn thành việc bảo vệ luận án đã nộp đầy đủ các bản luận án vào kho luận án của Thư viện Quốc gia Việt Nam, nhưng cá biệt có những tác giả vẫn chưa giới thiệu công trình khoa học của mình với Thư viện hoặc có nộp lưu chiểu nhưng lại không phải tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Đây cũng là một

vấn đề còn tồn tại nằm trong tình trạng chung của những hạn chế trong công tác nộp lưu chiểu sách báo theo quy định của Nhà nước.

Tính đến hết năm 2009, số luận án thu nhận được là 14.673 bản. Kho luận án tiến sĩ của thư viện chỉ bao gồm các luận án được bảo vệ sau năm 1954. Sau đây là bảng thống kê số luận án thu nhận được tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sau khi có luật lưu chiểu luận án tiến sĩ:

STT Năm Số lượng (bản) 1 1978 280 2 1979 104 3 1980 246 4 1981 175 5 1982 175 6 1983 130 7 1984 210 8 1985 207 9 1986 190 10 1987 195 11 1988 382 11 1989 181 12 1990 414 13 1991 400 14 1992 400 15 1993 410 16 1994 415 17 1995 400 18 1996 400 19 1997 786 20 1998 399

21 1999 78222 2000 363 22 2000 363 23 2001 364 24 2002 723 25 2003 1039 26 2004 678 27 2005 850 28 2006 753 29 2007 617 30 2008 1196 31 2009 906

Bảng 3: Thống kê thu nhận luận án tiến sĩ qua chế độ lưu chiểu

* Nguồn tài liệu dạng khác

- Vi phích

Hiện nay, kho phim của Thư viện Quốc gia Việt Nam đang lưu giữ hơn 10.000 tên sách Đông Dương (tức sách xuất bản ở Việt Nam trước tháng 10/1954) được sao lưu dưới dạng microfich do thư viện Quốc gia Pháp gửi tặng.

- Vi phim

Đến nay, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã sao chụp hơn 600 tên báo, tạp chí thuộc kho sách Đông Dương (các ấn phẩm chủ yếu được xuất bản trước năm 1954) khi sao chụp sang phim luôn có 02 bản: 01 âm bản (negative), và

01 dương bản (pofitive). Bản negative được cất giữ và bảo quản như tài liệu gốc, còn bản pofitive được đưa ra để bạn đọc tra cứu và sử dụng.

Dạng tài liệu này được bảo quản và phục vụ bạn đọc tại một phòng riêng với 03 máy đọc microfilm và 02 máy đọc microfiche.

- Cơ sở dữ liệu

Cùng với việc phát triển mạnh mẽ các kỹ thuật vi xử lý, việc sử dụng ngày càng nhiều các vật mang tin điện tử như băng từ, đĩa từ, đĩa quang hay bản thân hệ thống máy tính đã giảm được những khó khăn về sự quá tải của các kho chứa. Từ phương diện hình thức, nguồn lực thông tin điện tử có thể được hiểu là các cơ sở dữ liệu, các bản tin điện tử, các trang web trên mạng. Hiện nay, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã có các cơ sở dữ liệu: Hán Nôm, sách Đông Dương, báo tạp chí Đông Dương và luận án.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đô là hóa (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w