Về việc thu thuế nhập khẩu bổ sung

Một phần của tài liệu Những giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu trong tiến trình Việt Nam hội nhập ASEAN (Trang 85 - 87)

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu trong tiến trình Việt Nam hội nhập

1.4. Về việc thu thuế nhập khẩu bổ sung

Việc quy định thu thuế nhập khẩu bổ sung mặc dù đã đợc đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật về thuế xuất nhập khẩu nhng cho đến na việc thực hiện nó là một vấn đề hết sức bức xúc. Nguyên nhân là thiếu sự cụ thể hóa. Dựa trên kinh nghiệm của một số nớc và theo quy định của Tổ chức thơng mại thế giới WTO, thiết nghĩ cần phải ban hành " Luật chống phá giá" thay cho Điều 9 của Luật thuế xuất nhập khẩu hiện hành chỉ có tính giới hạn mà không có khả năng thực hiện việc bảo hộ nền sản xuất trong nớc chống lại hoạt động buôn bán không trung thực của các công ty, Chính phủ nớc ngoài.

Nộ dung của Luật chống phá giá của Việt Nam cần phải mang một số nội dung cơ bản sau;

- Đối tợng và phạm vi áp dụng Luật: áp dụng đối với h nhập khẩu để phá giá hoặc có sự hỗ trợ của nớc ngoài, gây thiệt hại thực sự hoặc đe dọa gây thiệt hại đối với những ngành sản xuất ra loại hàng hóa tơng tự trong nớc.

- Quy định cơ quan phụ trách công tác chống bán phá giá và thủ tục điều tra: Nên quy định Bộ thơng mại là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc điểu tra và kết luận; cơ quan Hải quan là cơ quan thu thuế chống bán phá giá.

- Quy định các biện pháp về chống bán phá giá, gồm:

+ Thuế chống bán phá giá ạm thời: thu một mức thuế chống bán phá giá tạm thời theo kết luận bớc đầu của cơ quan có trách nhiệm về việc có bán phá giá và gây thiệt hại hay không cho các ngành sản xuất trong nớc.

+ Quy định cam kết: cho phép ngời kinh doanh xuất khẩu hoặc Chính phủ n- ớc xuất khẩu hàng hóa bán phá giá cam kết áp dụng biện pháp hữu hiệu nhằm xóa bỏ những tổn thất gây ra cho các ngành sản xuất trong nớc. Trờng hợp cam kết không đợc tôn trọng thì tiếp tục thực hiện các biện pháp điều ra và khi có kết kuận thì áp dụng biện pháp trên

+ Thuế chống bán phá giá chính thức: kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền về việc có tồn tại hành động bán phá giá và tồn tại tổn thất do hành vi bán phá giá gây nên thì thực hiện thu thuế chống bán phá giá chính thức. Mức thuế chống bán phá giá chính thức phải cao hơn mức thuế hiện thời.

+ Quy định về chống trợ cấp: chống trợ cấp và thực hiện các biện pháp chống trợ cấp áp dụng nh quy định với biện pháp chống bán phá giá.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng một biện pháp tình thế mới: Thuế tuyệ đối. Biện pháp nà quy định mức thuế suất theo giá trị tuyệt đối, tính trên một đơn vị hàng hóa, ví dụ nh: 2$USD/lít, 1USD/kg, 5USD/chiếc...Thuế tuyệt đối có thể thu riêng, có thể kết hợp với thuế tỷ lệ mà chúng ta vẫn áp dụng. Đây là biện pháp mà nhiều nớc trên thế giới đã áp dụng, trong đó có cả những nớc mà có cơ chế ngoại thơng tự do nh Hoa Kỳ, Xinhgapore.

Thuế tuyệt đối sẽ không ảnh hởng lớn tới mậu dịch chính ngạch nhng sẽ có tác dụng lớn đối với mậu dịch biên giới, nơi mà hàng hóa đợc nhập khẩu với giá rất thấp khiến cho việc tính thuế theo tỷ lệ phần trăm bị mất tác dụng. Ngoài ra, việc chuyển sang thu thuế theo giá trị tuyệt đối cũng sẽ giúp chúng ta bãi bỏ đợc chế độ định giá tối thiểu hiện hành trong khi vẫn duy trì đợc việc chống gian lận thơng mại qua giá.

Đối với nớc ta, biện pháp này chủ yếu nên áp dụng cho hàng nông sản và một số ngành công nghiệp khác vẫn đợc nhập khẩu vào nớc ta với giá thấp nh rau quả, thịt, gạch ốp lát, trứng gia cầm, muối biển, kính xây dựng... Thuế tuyệt đối cũng nên đợc áp dụng với hàng tiêu dùng đã qua sử dụng bởi vì trị giá của lô hàng này thờng nhỏ, khó có thể dùng thuế theo tỷ lệ phần trăm để điều tiết.

2. Xây dựng biểu thuế nhập khẩu phù hợp với với định hớng bảo hộ hiệu quả các ngành kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Những giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu trong tiến trình Việt Nam hội nhập ASEAN (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w