3. Ý nghĩa của đề tài
3.3. Đánh giá những mặt hạn chế tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao
- Những điểm hạn chế tồn tại - Nguyên nhân
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế, tình hình quản lý và sử dụng đất được thu thập tại phòng Tài chính - kế hoạch, phòng Thống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ Yên.
- Các số liệu về kết quả các nội dung hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016 - 2019 được thu thập tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên.
2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp
* Chọn đối tượng điều tra:
+ Cán bộ làm việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên; Cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ yên; Cán bộ Chi
cục Thuế thị xã Phổ Yên; Cán bộ các cơ quan, đơn vị có liên quan và cán bộ địa chính các xã. Tổng số phiếu điều tra cán bộ là 52 phiếu. Trong đó: Cán bộ địa chính các phường, xã: 18 phiếu; Cán bộ Chi cục Thuế thị xã Phổ Yên: 04 phiếu; Cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ Yên: 04 phiếu; Cán bộ các cơ quan, đơn vị có liên quan: 06 phiếu; Viên chức hiện đang làm việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên: 20 phiếu.
+ Hộ gia đình, cá nhân tham gia giao dịch tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên trong năm 2019. Số lượng phiếu điều tra là 90 phiếu. Việc phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân đang tham gia giao dịch tại bộ phận 1 cửa trong cuối năm 2019 sẽ giúp cho số liệu và kết quả điều tra được xác thực, thể hiện được sự khách quan, kịp thời, toàn diện, bao quát được toàn bộ giai đoạn từ năm 2016 – 2019. Qua đó ta sẽ thấy được những ý kiến của người dân đối với các hoạt động của Chi nhánh VPĐK đất đai ở thời điểm hiện tại, những ưu điểm đã đạt được và những hạn chế, tồn tại cần khắc phục.
* Phương pháp điều tra:
Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, viên chức và công dân thực hiện giao dịch trực tiếp tại bộ phận 1 cửa của UBND thị xã theo mẫu phiếu soạn sẵn, tập trung vào các nội dung sau:
- Đối với cán bộ: Nội dung thông tin được thu thập bằng một mẫu phiếu, trong phiếu có các câu hỏi bao gồm: Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của Chi nhánh VPĐK đất đai có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không? Lượng công việc nhiều hay ít? Thời gian và quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính có đảm bảo không? Việc thực hiện các nhiệm vụ của Chi nhánh VPĐKĐĐ như nào? Kết quả hoạt động ra sao?
- Đối với các hộ gia đình, cá nhân: Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng câu hỏi bao gồm: Nhận xét về nội dung, hình thức công khai các thủ tục hành chính, trang thiết bị phục vụ người dân ở khu vực chờ giải quyết
TTHC, thời gian và quy trình giải quyết TTHC, thái độ của cán bộ, viên chức khi hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết TTHC.... Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ hài lòng của người dân đối với các hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên.
2.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu
Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện đăng ký đất đai, cấp GCN lần đầu, cấp đổi, cấp lại GCN quyền sử dụng đất, đăng ký biến động quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp, xóa thế chấp, lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi mô trong phân tích, mô tả và đánh giá quy trình, hiệu quả của các công tác trên. Sử dụng phần mềm Excel để thống kê, so sánh các số liệu thu thập được do phỏng vấn trực tiếp các cán bộ và các hộ gia đình, cá nhân; các kết quả đạt được của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Phổ Yên qua từng năm.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý sử
dụng đất đai thị xã Phổ Yên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Phổ Yên nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên có diện tích 258,88km2, có vị trí địa lý:
− Phía bắc giáp thành phố Sông Công − Phía tây bắc giáp thành phố Thái Nguyên
− Phía nam giáp thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
− Phía đông giáp huyện Phú Bình
− Phía đông nam giáp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
− Phía tây giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Đại Từ
3.1.1.2. Địa hình
Thị xã Phổ Yên có địa hình gò đồi và địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải. Nền địa hình dốc dần từ Bắc xuống Nam và dốc dần về sông Công và sông Cầu .
− Cao độ nền cao nhất: +647,6m (dãy núi phía Tây).
− Cao độ nền thấp nhất: 6,3m (bờ sông Công). (Phòng Thống kê Thị xã Phổ Yên (2019), Báo cáo thống kê Thị xã Phổ Yên năm 2019).
3.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của Phổ Yên mang đặc tính khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ với 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
− Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,5°C. Nhiệt độ tháng cao nhất vào mùa hè (Tháng 6) có lúc lên tới 39°C. Nhiệt độ tháng thấp nhất vào mùa đông (Tháng 12) 8,8°C.
− Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm 81,9%. Độ ẩm thấp nhất (Tháng 12): 77%. Độ ẩm cao nhất : 85%. (Phòng Thống kê Thị xã Phổ Yên (2019), Báo cáo thống kê Thị xã Phổ Yên năm 2019).
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Nông nghiệp
Trong năm 2019 tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã tiếp tục phát triển ổn định và có sự tăng trưởng tốt. Công tác chỉ đạo sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng như phòng chống dịch bệnh cho các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn được quan tâm chú trọng. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt được đảm bảo. Các đàn vật nuôi được duy trì và phát triển. (Uỷ ban nhân dân Thị xã Phổ Yên (2019), Niên giám thống kê Thị xã Phổ Yên năm 2019).
3.1.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và của Thị xã Phổ Yên, các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương tiếp tục được quan tâm, đầu tư và phát triển, đặc biệt là các làng nghề của xã. Tốc độ tăng trưởng từ các nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các xã ngày một ổn định, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế địa phương, nhất là các nghề như mộc, mỹ nghệ, xây dựng, các dịch vụ vận tải…
3.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm
Dân số: Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chiến dịch dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản và công tác kế hoạch hóa gia đình ở các địa phương với đội ngũ y tá thôn xóm được kiện toàn và hoạt động đều đặn ở các xã.
Lao động và việc làm: Phổ Yên là thị xã phát triển khá đồng đều trên cả 2 lĩnh vực là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nên hầu hết số lao động này có việc làm quanh năm, chủ yếu là lao động phổ thông. Điều này cho thấy nhu cầu học nghề của lao động nông thôn đang phù hợp với xu hướng phát triển chung trong giai đoạn hiện nay là theo hướng công nghiệp và dịch vụ. (Uỷ ban nhân dân Thị xã Phổ Yên (2019), Niên giám thống kê Thị xã Phổ Yên năm 2019).
3.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn Thị xã Phổ Yên
3.1.3.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Thị xã Phổ Yên năm 2019
a.Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
− Phòng TN&MT phối hợp với Văn phòng UBND thị xã phổ biến sâu rộng Luật Đất đai và chỉ đạo thực hiện các văn bản dưới luật, những Thông tư, Chỉ thị của Bộ TN&MT về công tác triển khai thi hành Luật Đất đai đến các cán bộ và nhân dân trong thị xã thông qua UBND các xã, phường và các đơn vị phòng ban trong thị xã.
− Phòng TN&MT tham mưu cho UBND thị xã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai trên địa bàn thị xã theo Luật định. Chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác quản lý đất đai theo quy định của Nhà nước.
b.Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơđịa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ Tướng Chính Phủ) về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính đã được thực hiện, từ đó đến nay, địa giới hành chính vẫn được sử dụng ổn định trong công tác quản lý nhà nước về đất đai của thị xã và không có bất cứ một tranh chấp nào về địa giới xảy ra.
c. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Việc thực hiện công tác khảo sát, đo đạc, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính trên địa bàn thị xã Phổ Yên đã được Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân Thị xã triển khai từ năm 1989, đến năm 1992 đã hoàn thành và nghiệm thu chính thức áp dụng bản đồ địa chính chính quy (theo tọa độ VN2000) trên địa bàn toàn thị xã cho 18 xã, phường.
Bản đồ hiện trạng các cấp được thành lập song song với công tác tổng kiểm kê đất đai năm 2010 và 2015. Năm 2015 công tác thành lập bản đồ hiện trạng cấp xã, phường trên địa bàn thị xã được thành lập bằng công nghệ bản đồ số, đảm bảo độ chính xác, đảm bảo độ tin cậy về độ chính xác trong công tác kiểm kê đất đai.
d.Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp thị xã đã được lập và được UBND tỉnh xét duyệt.
Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị xã, đến nay, 18/18 xã, phường đã có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020.
e. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất của thị xã đã được quan tâm. Việc giao đất ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng vô chủ, sử dụng đất kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh, bước đầu thu hút vốn đầu tư của nhân dân và các thành phần kinh tế, tạo bước phát triển mới cho thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
f. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái nguyên tại Công văn số 1040/UBND-TNMT ngày 29/9/2005 về việc chỉ đạo thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
g.Thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác kiểm kê đất đai được tiến hành thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật 5 năm một lần đều đặn vào các năm 2005, 2010 và năm 2015.
Ngoài ra các năm đều thống kê biến động, chỉnh lý biến động, cập nhật biến động theo định kỳ hằng năm cho các loại đất.
h.Quản lý tài chính về đất đai
Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Thị xã đã thực hiện tốt việc quản lý thu, chi ngân sách như: thuế chuyển quyền, thuế trước bạ…
i. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng: Hiện nay, UBND thị xã đang tiếp tục chi trả bồi thường, nhận bàn giao mặt bằng và thực hiện quyết toán các dự án đang triển khai trên địa bàn thị xã.
Về công tác tái định cư: Ban hành Giấy xác nhận nghĩa vụ tài chính theo đơn đề nghị của hộ dân để hoàn tất thủ tục xây dựng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thuộc dự án tái định cư của thị xã.
j. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh, kiểm tra theo kế hoạch, định kỳ và đột xuất... Hàng năm UBND thị xã thành lập các đoàn kiểm tra các xã, phường về việc thi hành các quyết định thu hồi đất, giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, kiểm tra các dự án đầu tư đã được phê duyệt, kiểm tra các xã, phường chuyển quyền sử dụng đất, vệ sinh môi trường...
k. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Trong thời gian qua UBND thị xã đã giải quyết theo quy định hiện hành đối với các trường hợp khiếu tố, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai tồn đọng từ trước đến nay. Tuy nhiên tình hình tranh chấp đất đai vẫn diễn ra ngày càng phức tạp, nội dung khiếu nại về đất đai tập trung chủ yếu vào việc giải quyết tranh chấp đất đai.
3.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Phổ Yên năm 2019
Căn cứ kết quả tổng hợp số liệu thống kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê đất đai thị xã Phổ Yên, tổng diện tích tự nhiên của Thị xã Phổ Yên đến 31/12/2019 là 25.888,71 ha. Trong đó phân ra các mục đích sử dụng đất như sau:
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất thị xã Phổ Yên năm 2019 Thứ tự LOẠI ĐẤT Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3) 25.888,71 100% 1 Đất nông nghiệp NNP 19.277,29 74,46 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12.197,68 47,12 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7.606,83 29,38 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 6.039,60 23,33 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác BHK 1.567,24 6,05 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.590,85 17,73 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 6.643,91 25,66 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 4.249,27 16,41 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 2.394,64 9,25 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0 0 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 307,19 1,19 1.4 Đất làm muối LMU 0 0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 128,51 0,50
2 Đất phi nông nghiệp PNN 6.588,75 25,45
2.1 Đất ở OCT 2.206,66 8,52
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.849,38 7,14 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 357,28 1,38 2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.716,37 10,49 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 10,01 0,04 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 529,32 2,04
2.2.3 Đất an ninh CAN 1,78 0,01