Kho bãi là một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi cung ứng cũng như trong dịch vụ logistics. Kho bãi là nơi cất trữ và bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm(hàng hóa) nhằm cung ứng cho khách hàng nhanh nhất với chi phí thấp nhất khi họ yêu cầu. Hiện nay không chỉ là nơi để lưu giữ hàng hóa mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến tính linh hoạt trong hoạt động của các công ty Logistics Việt Nam.
Hoạt động kho bãi ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lưu trữ và quản lý hàng hóa của doanh nghiệp. quản lý kho bãi tốt giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa. Chủ động trong sắp xếp, vận chuyển các lô hàng có cùng kích thước, cùng lộ trình vận tải. Từ đó giảm giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm. Đồng thời duy trì nguồn cung ổn định, sẵn sàng giao bất kỳ lúc nào khách hàng có nhu cầu. Cung cấp đến khách hàng dịch vụ tốt hơn do hàng hóa đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng và tình trạng. Góp phần giúp giao hàng đúng hạn và tạo nên sự khác biệt và gia tăng bị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3.7. Logistics ngƣợc.
Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch thực hiện và kiểm soát hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và thông tin liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một các thích hợp.
Logistics ngược thu hồi các sản phẩm từ hoạt động sản xuất, hoạt động phân phối và sản phẩm trong quá trình tiêu dùng. Sau đó dùng các biện pháp như tái sản xuất, sửa chữa, tân trang, tiêu hủy, thải hồi, khôi phục, tái phân phối để xử lý.
Logistics ngược giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng, tạo dựng hình ảnh “ xanh” cho doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi.
1.4. Các y u tố tác động tới hoạt động logistics
Logistics chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan, trong đó có thể đề cập đến các yếu tố chính có tác động mạnh mẽ nhất đến hoạt động logistics.
1.4.1. Yếu tố khách quan.
1.4.1.1. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động logistics.
Cơ chế pháp lý của hoạt động logistics trong hoạt động thương mại quốc tế bao gồm luật quốc tế và luật quốc gia. Hoạt động logistics phải tuân theo quy định luật pháp của quốc gia và được pháp luật bảo vệ. Các khung khổ pháp lý của hoạt động logistics được quy định rõ trong các văn bản phá luật, nghị định thông tư , các chính sách của nhà nước. Hoạt động Logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định rõ ràng và giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan như: Hải quan, Bộ công thương, Cục hàng hải,… Nhằm đảm bảo an ninh, kiểm soát nguồn hàng xuất nhập khẩu nên ở các sân bay, cảng biển, cửa khẩu luôn có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan, cơ quan cảng vụ. Ngoài ra, hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính rườm rà, cứng nhắc cũng gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động logistics
Ngoài chịu ảnh hưởng của hệ thông pháp luật trong nước, hoạt động logistics cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật quốc tế, tập quán quốc tế. Do đặc thù hoạt động logistics là tập hợp các hoạt động liên quan đến quốc tế, phạm vi thực hiện vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Vì vậy, cần quy định, điều chỉnh trách nghiệm quyền và nghĩa vụ các bên để thống nhất hoạt động logistics giữa các quốc gia là rất cần thiết. Có thể kể tên một số nguồn luật, tập quán quốc tế tác động tới hoạt động logistics như:
Incoterm(ICC-International Chamber of Commerce): đây là tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương. Đây là các điều kiện thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Nội dung quan trọng của incoterm là quy định rõ trách nhiệm của bên mua và bên bán, điểm chuyển giao trách nhiệm, rủi ro, chi phí giữa hai bên.
Vận tải đường biển quốc tế: có rất nhiều nguồn luật và được nhiều nước phê chuẩn như quy tắc Hamburg( 1978), Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc về
vận đơn đường biển Brussel (1924), Nghị định thư sửa đổi Công ước Quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển Visby(1968),..
Vận tải đường hàng không: Công ước thống nhất một số nội quy về vân tải hàng hóa bằng hàng không quốc tế (1929), Công ước Vasava,..
Vận tải đa phương thức quốc tế: Công ước của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng vân tải đa phương thức quốc tế( UN Convention on the International Multimodal Transport of Goods 1980), Quy tắc của hội nghị liên hiệp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAC) và phòng thương mại quốc tế (ICC) về chứng từ đa phương thức(1992).
Tuy nhiên, do sự phong phú trong pháp luật quốc tế về các hoạt động logistics nên sẽ gây ra nhiều khó khăn, phân vân trong việc lựa chọn áp dụng nguồn luật nào, dễ xảy ra xung đột giữa các bên trong quá trình hoạt động logistics
1.4.1.2. Hệ thống cơ ở hạ tầng
Yếu tố quan trọng trong có tác động không nhỏ đến hoạt động logistics là hệ thống cơ sở hạ tầng gồm đường xá, cảng biển, sân bay,… Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn, quyết định đến sự phát triển hoạt động logistics. Nếu cơ sở hạ tầng tốt, trang thiết bị hiện đại sẽ rút ngắn được quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa giúp đảm bảo hiệu quả, đáp ứng nhu cầu khách hàng, tránh được tình trạng trì hoãn do trang thiết bị cũ hỏng, hoạt động kém năng suất. Bên cạnh đó, hệ thống sân bay, cảng biển được phân bố và khai thác hợp lý sẽ tránh được tình trạng ách tắc, ứ đọng, giảm thiểu tình trạng đình trệ trong lưu thông hàng hóa.
Yếu tố quan trọng không kém chính là hệ thống kho bãi, hệ thống kho bãi là rất cần thiết để lưu trữ và phân phối hàng hóa. Quá trình nhập nguyên phụ liệu hay sản xuất ra thành phẩm hoặc bán thành phẩm, kho bãi là rất cần thiết để phục vụ việc dự trữ và phân phối hàng hóa. Các kho bãi tại cảng biển, sân bay có tác động đến việc phát triển lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của quốc gia.
Hệ thống thông tin cũng là một bộ phận của cơ sở hạ tầng. Việc áp dụng các công nghiệp mới vào hoạt động logistics giúp cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa đạt kết quả, dễ dàng theo dõi và quản lý cao góp phần hiện đại hóa và thúc đẩy sự phát triển của hoạt động logistics.
1.4.1.3. Khách hàng.
Hiện nay, các khách sử dụng logistics rất da dạng, có thể phân thành bốn nhóm khách hàng chính: các nhà sản xuất sử dụng hoạt động logistics phục vụ cho đầu vào, nhóm các nhà phân phối sản phẩm sử dụng hoạt động logistics phục vụ cho đầu ra, nhóm các nhà sản xuất sử dụng hoạt động logistics cho cả chuỗi sản xuất từ đầu đến cuối và nhóm các nhà cung cấp logistics. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn có chi nhánh, cơ sở sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới cũng tạo ra nhu cầu lớn về hoạt động logistics toàn cầu, các yếu tố như thời gian, chi phí logistics, kết quả kinh doanh phải tối ưu.
Xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, làm tăng sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, để hỗ trợ quá trình hoạt động, phân phối nguyên vật liệu, sản phẩm thì các doanh nghiệp sẽ có xu hướng đi thuê các doanh nghiệp khác cung cấp hoạt động logistics. Doanh nghiệp có xu hướng thuê hoạt động logistics bên ngoài nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động logistics trong chuỗi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Do vậy, các doanh nghiệp sử dụng logistics chính là nòng cố tạo ra nhu cầu và sự góp phần làm tăng sự phát triển của hoạt động logistics 3PL.
1.4.1.4. Nền kinh t quốc gia và th giới.
Logistics có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế, ngược lại nền kinh tế cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động logistics. Nền kinh tế phát triển kéo theo đó là sự phát triển về cơ sở hạ tầng, công nghệ, nhu cầu của con người. Đây chính là tiền đề tạo nên sự phát triển của hoạt động logistics. Nếu nền kinh tế bị suy thoái sẽ kéo theo đó là hoạt động giao thương giữa các quốc gia bị giảm sút, điều này gây hưởng nghiêm trọng đến hoạt động logistics.
Ngoài các yếu tố chính nêu trên, các yếu tố khác như vị trí địa lý, các nước có diện tích bề mặt giá biển nhiều sẽ thuận lợi hơn cho sự phát triển hoạt động logistics bằng đường biển. Hay có sự đầu tư lớn, xây dụng cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển đáp ứng được hoạt động logistics công suất lớn cũng giúp phát triển hoạt động logistics của quốc gia. Sự phát triển nóng của hoạt động logistics khiến cho một số quốc gia thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong hoạt động logistics một cách trầm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động logistics.
1.4.2. Yếu tố chủ quan.
1.4.2.1. Nguồn nhân lực cho hoạt động logistics.
Với tốc độ phát triển mạnh của ngành logistics hiện nay thì nhu cầu nhân lực cho hoạt động logistics là rất lớn. Ngành logistics hiện nay đã được thế giới chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, thành phần tham gia trực tiếp vào hoạt động logistics.
Có rất nhiều các công ty, tập đoàn trên thế giới hoạt động trong lĩnh vực logistics. Có thể kể tên một số tập đoàn lớn thống trị, chi phối toàn bộ lĩnh vực vận chuyển, vận tải như Fedex, UPS, Maerks Logistics, Schenker Logistics, APL Logistics. Các công ty lớn trong lĩnh vực này mỗi năm thu đến hàng trăm triệu USD. Có thể nói đây là một trong những nhân tố thuận lợi để các hoạt động logistics trên thế giới ngày càng phát triển.
1.4.2.2. Sự gắn k t hoạt động logistics.
Hiện nay có rất nhiều hiệp hội các cơ quan đầu ngành giúp gắn kết, hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp, tổ chức cho một yếu tố của hoạt động logistics. Các hiệp hội lớn ra đời có vai trò tác động tới hoạt động logistics trên khắp thế giới: Hiệp hội liên minh hàng hóa thế giới- WAC ( World Cargo Alliance), hiệp hội Giao nhân và Kho vận Quốc tế- FIATA( International Federation of Freight Forwarders Association), Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế -IATA ( International Air Transport Association),.. Các hiệp hội ra đời giúp cho hoạt động logistics thế giới có sự gắn kết, bảo hộ và phát triển theo đúng định hướng, xu thế của ngành logistics và định hướng.
Ngoài ra còn hoạt động logistics còn liên quan đến các tổ chức kinh tế như Tổ chức thương mại thế giới- WTO, Ngân hàng thế giới-WB… là những nhân tố hỗ trợ và chi phối lớn đến các hoạt động logistics toàn cầu.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS
CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI CARGOTRANS VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Giao nhận và vận tải Cargotrans Việt Nam.
2.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Cargotrans.
Tên tiếng việt: Công Ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Cargotrans Việt Nam
Tên tiếng anh: Cargotrans Viet Nam Merchandise Exchange Transport Company Limited
Tên viết tắt: Cargotrans Co., Ltd
Ngày thành lập công ty: Ngày 01 tháng 11 năm 2014
Địa chỉ trên ĐKKD: Số 20, Xóm Cầu, Xã Hữu Hòa, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội.
MST: 0106680838
Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Vận tải hoàng hóa bằng đường bộ, đường thủy. Cargotrans hiện có trụ sở chính ở Hà Nội địa chỉ 352 đường Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội. và 3 chi nhánh ở các cảng biển chính của Việt Nam là chi nhánh Hải Phòng( Phòng 306 tòa nhà Tasaco, Km 104+200, Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải An,Hải Phòng), chi nhánh Hồ Chí Minh (Phòng 3B, Số 19M, Đường Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh) và chi nhánh ở Đà Nẵng.
Lĩnh vực kinh doanh: Hoạt động đại lý cho các hãng tàu, công ty logistics trên thế giới. Cung cấp các dịch vụ logistics như đường bộ, đường thủy, đường hàng không, kho bãi để phục vụ khách hàng.
Tầm nhìn của CARGOTRANS: Cargotrans là một tổ chức dẫn đầu trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam và khu vực, là nơi mà tất cả thành viên trong công ty luôn được quan tâm, che chở, được đào tạo phát triển bản thân ở mức độ tốt nhất, công bằng nhất. Xây dựng một văn hóa ưu việt giúp các thành viên luôn được đảm bảo về mặt tài chính, sức khỏe, trí tuệ, tinh thần.
Sứ mệnh của CARGOTRANS: Phát triển những sản phẩm dịch vụ logistics đem lại những giá trị hơn cả sự kỳ vọng của khách hàng, không ngừng sáng tạo để luôn là người đi đầu trong lĩnh vực của mình.
Giá trị nền tảng của CARGOTRANS: Chúng ta cần sống, làm việc, suy nghĩ, mọi thứ tập trung vào lĩnh vực logistics. Tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt hơn để phục vụ khách hàng.
Không bao giờ được thỏa mãn với bản thân. Luôn đặt mục tiêu cao hơn, đưa ra ý tưởng mới, làm mọi việc nhanh hơn, tốt hơn, bằng hết khả năng của mình, để ngày hôm nay tốt hơn hôm qua.
Đào tạo con người để kế thừa và phát triển. tạo cho mọi người cơ hội, quyền hạn, lợi ích tương ứng với năng lực, để họ phát triển, thành công cùng công ty. Triệt để sự nhất quán và quan tâm đến những điều nhỏ nhất.
Không bao giờ tiếc thời gian công sức để thỏa mãn khách hàng và phải để khách hàng thấy hạnh phúc khi sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp.
2.1.2. Mô hình tổ chức công ty.
Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức của công ty Cargotrans
Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng hành chính nhân sự, đào tạo
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty. Hội
đồng quản trị là nơi cung cấp vốn, đưa ra những định hướng, giải pháp pháp triển trên thị trường, tiếp thị và công nghệ của Công ty, quyết định bộ máy quản lý điều hành của Công ty. Tổ chức nhân sự của hội đồng quản trị gồm chủ tích hội đồng quản trị, một phó chủ tích hội đồng quản trị và các thành viên trong hội đồng quản trị.
Ban giám đốc: là bộ phận điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hiệu quả của mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Là người chịu trách nhiệm trước công ty và Nhà nước. Điều hành thực hiện các chiến lược đề ra. Tham gia vào xác định chiến lược của công ty phát triển kinh doanh. Xây dựng các quy định, chế độ, chính sách chung của công ty về tổ chức nhân sự, lương, tài chính kế toán.Lập kế hoạch năm cho toàn công ty và từng chi nhánh. Tổ chức nhân sự của ban giám đốc gồm một giám đốc và một phó giám đốc.
Phòng hành chính nhân sự: có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực hành chính, nhân sự. Tham gia các hội đồng của công ty như: tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật,.. nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tổ chức tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động và sa thải. Giải quyết các chế độ, tổ chức khen thưởng, kỷ luật. Lưu trữ đảm bảo tra cứu nhanh các hồ sơ của nhân viên. Xây dựng các văn bản có tính pháp quy, quy chế của công ty. Cung cấp các nhu yếu phục vụ công tác của lãnh đạo công ty.Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc công ty. Tổ chức nhân sự của phòng gồm một phó phòng, một trường phòng và nhân viên.
Phòng Marketing, thiết kế, nghiên cứu sản phẩm: có nhiệm vụ nghiên cứu và