Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động logistics của công ty TNHH giao nhận vận tải cargotrans việt nam (Trang 26 - 29)

1.4.1.1. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động logistics.

Cơ chế pháp lý của hoạt động logistics trong hoạt động thương mại quốc tế bao gồm luật quốc tế và luật quốc gia. Hoạt động logistics phải tuân theo quy định luật pháp của quốc gia và được pháp luật bảo vệ. Các khung khổ pháp lý của hoạt động logistics được quy định rõ trong các văn bản phá luật, nghị định thông tư , các chính sách của nhà nước. Hoạt động Logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định rõ ràng và giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan như: Hải quan, Bộ công thương, Cục hàng hải,… Nhằm đảm bảo an ninh, kiểm soát nguồn hàng xuất nhập khẩu nên ở các sân bay, cảng biển, cửa khẩu luôn có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan, cơ quan cảng vụ. Ngoài ra, hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính rườm rà, cứng nhắc cũng gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động logistics

Ngoài chịu ảnh hưởng của hệ thông pháp luật trong nước, hoạt động logistics cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật quốc tế, tập quán quốc tế. Do đặc thù hoạt động logistics là tập hợp các hoạt động liên quan đến quốc tế, phạm vi thực hiện vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Vì vậy, cần quy định, điều chỉnh trách nghiệm quyền và nghĩa vụ các bên để thống nhất hoạt động logistics giữa các quốc gia là rất cần thiết. Có thể kể tên một số nguồn luật, tập quán quốc tế tác động tới hoạt động logistics như:

Incoterm(ICC-International Chamber of Commerce): đây là tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương. Đây là các điều kiện thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Nội dung quan trọng của incoterm là quy định rõ trách nhiệm của bên mua và bên bán, điểm chuyển giao trách nhiệm, rủi ro, chi phí giữa hai bên.

Vận tải đường biển quốc tế: có rất nhiều nguồn luật và được nhiều nước phê chuẩn như quy tắc Hamburg( 1978), Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc về

vận đơn đường biển Brussel (1924), Nghị định thư sửa đổi Công ước Quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển Visby(1968),..

Vận tải đường hàng không: Công ước thống nhất một số nội quy về vân tải hàng hóa bằng hàng không quốc tế (1929), Công ước Vasava,..

Vận tải đa phương thức quốc tế: Công ước của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng vân tải đa phương thức quốc tế( UN Convention on the International Multimodal Transport of Goods 1980), Quy tắc của hội nghị liên hiệp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAC) và phòng thương mại quốc tế (ICC) về chứng từ đa phương thức(1992).

Tuy nhiên, do sự phong phú trong pháp luật quốc tế về các hoạt động logistics nên sẽ gây ra nhiều khó khăn, phân vân trong việc lựa chọn áp dụng nguồn luật nào, dễ xảy ra xung đột giữa các bên trong quá trình hoạt động logistics

1.4.1.2. Hệ thống cơ ở hạ tầng

Yếu tố quan trọng trong có tác động không nhỏ đến hoạt động logistics là hệ thống cơ sở hạ tầng gồm đường xá, cảng biển, sân bay,… Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn, quyết định đến sự phát triển hoạt động logistics. Nếu cơ sở hạ tầng tốt, trang thiết bị hiện đại sẽ rút ngắn được quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa giúp đảm bảo hiệu quả, đáp ứng nhu cầu khách hàng, tránh được tình trạng trì hoãn do trang thiết bị cũ hỏng, hoạt động kém năng suất. Bên cạnh đó, hệ thống sân bay, cảng biển được phân bố và khai thác hợp lý sẽ tránh được tình trạng ách tắc, ứ đọng, giảm thiểu tình trạng đình trệ trong lưu thông hàng hóa.

Yếu tố quan trọng không kém chính là hệ thống kho bãi, hệ thống kho bãi là rất cần thiết để lưu trữ và phân phối hàng hóa. Quá trình nhập nguyên phụ liệu hay sản xuất ra thành phẩm hoặc bán thành phẩm, kho bãi là rất cần thiết để phục vụ việc dự trữ và phân phối hàng hóa. Các kho bãi tại cảng biển, sân bay có tác động đến việc phát triển lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của quốc gia.

Hệ thống thông tin cũng là một bộ phận của cơ sở hạ tầng. Việc áp dụng các công nghiệp mới vào hoạt động logistics giúp cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa đạt kết quả, dễ dàng theo dõi và quản lý cao góp phần hiện đại hóa và thúc đẩy sự phát triển của hoạt động logistics.

1.4.1.3. Khách hàng.

Hiện nay, các khách sử dụng logistics rất da dạng, có thể phân thành bốn nhóm khách hàng chính: các nhà sản xuất sử dụng hoạt động logistics phục vụ cho đầu vào, nhóm các nhà phân phối sản phẩm sử dụng hoạt động logistics phục vụ cho đầu ra, nhóm các nhà sản xuất sử dụng hoạt động logistics cho cả chuỗi sản xuất từ đầu đến cuối và nhóm các nhà cung cấp logistics. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn có chi nhánh, cơ sở sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới cũng tạo ra nhu cầu lớn về hoạt động logistics toàn cầu, các yếu tố như thời gian, chi phí logistics, kết quả kinh doanh phải tối ưu.

Xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, làm tăng sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, để hỗ trợ quá trình hoạt động, phân phối nguyên vật liệu, sản phẩm thì các doanh nghiệp sẽ có xu hướng đi thuê các doanh nghiệp khác cung cấp hoạt động logistics. Doanh nghiệp có xu hướng thuê hoạt động logistics bên ngoài nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động logistics trong chuỗi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Do vậy, các doanh nghiệp sử dụng logistics chính là nòng cố tạo ra nhu cầu và sự góp phần làm tăng sự phát triển của hoạt động logistics 3PL.

1.4.1.4. Nền kinh t quốc gia và th giới.

Logistics có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế, ngược lại nền kinh tế cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động logistics. Nền kinh tế phát triển kéo theo đó là sự phát triển về cơ sở hạ tầng, công nghệ, nhu cầu của con người. Đây chính là tiền đề tạo nên sự phát triển của hoạt động logistics. Nếu nền kinh tế bị suy thoái sẽ kéo theo đó là hoạt động giao thương giữa các quốc gia bị giảm sút, điều này gây hưởng nghiêm trọng đến hoạt động logistics.

Ngoài các yếu tố chính nêu trên, các yếu tố khác như vị trí địa lý, các nước có diện tích bề mặt giá biển nhiều sẽ thuận lợi hơn cho sự phát triển hoạt động logistics bằng đường biển. Hay có sự đầu tư lớn, xây dụng cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển đáp ứng được hoạt động logistics công suất lớn cũng giúp phát triển hoạt động logistics của quốc gia. Sự phát triển nóng của hoạt động logistics khiến cho một số quốc gia thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong hoạt động logistics một cách trầm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động logistics.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động logistics của công ty TNHH giao nhận vận tải cargotrans việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w