Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động logistics của công ty TNHH giao nhận vận tải cargotrans việt nam (Trang 65)

logistics của công ty TNHH Giao nhận và vận tải Cargotrans Việt Nam.

3.4.1. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên..

Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong công ty là nhân tố quyết định nhiều nhất đến khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của công ty. Công ty muốn phát triển bền vững thì nhân tố con người là yếu tố quyết định. Cán bộ quản lý phải là người có năng lực, kiến thức chuyên sâu, giải quyết các vấn đề một cách dứt khoát, am hiểu tường tận các công việc của từng nhân viên.

Để có đội ngũ nhân viên có thể vận hành được công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, công ty phải chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên. Có thể mở các buổi đào tạo kỹ năng, kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ để củng cố kiến thức, nâng cao khả năng giải quyết, xử lý các vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, nhân viên cũng phải chủ động trau dồi kiến thức, kinh nghiệm của mình khi tham gia các buổi đào tạo. Cử ban đội ngũ lãnh đạo tham gia các lớp học nghiệp vụ để có thêm kỹ năng xử lý các lô hàng khó, nhanh nhạy trong giải quyết vấn đề. Ngoài ra, nên có chính sách khen thưởng, thăng chức cho nhân viên đạt xuất sắc, đạt được kết quả tốt nhằm khuyến khích các nhân viên phát huy năng lực của bản thân.

Thực tế, hiện nay có rất nhiều các công ty Logistics có công tác đào tạo tốt, do vậy công ty cần triển khai tốt công tác đào tạo, thu hút nhân tài: đào tạo đúng nhu cầu, tuyển dụng tốt, tạo môi trường làm việc năng động thoải mái,.. để nguồn nhân lực có cơ hội được phát triển, có kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu hiện tại để có thể cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, đầu tư thêm hệ thống phần mềm có thể tích hợp được tất cả các hoạt động của công ty, kết nối tất cả các hoạt động của các phòng ban, có hệ thống báo cáo chính xác và kịp thời đến Ban Lãnh đạo, hỗ trợ cần thiết cho các hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời đáp ứng yêu cầu của những khách hàng lớn.

3.4.2. Biện pháp Marketing.

Trong các năm qua, công ty vẫn chưa chú trọng vào mảng Marketing với nhiều phương thức khác nhau để quảng bá hình ảnh của công ty rộng rãi. Do đó, cần chú

trọng đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng. Các hoạt động Marketing có thể thực hiện bằng các cách sau:

Marketing trực tiếp bằng cách gửi mail cho khách hàng là hoạt động chủ yếu mà công ty sử dụng để gửi thư chào hàng, trao đổi thông tin, đàm phán với khách hàng.

Marketing qua điện thoại hay trực tuyến qua website: công ty đã xây dựng website riêng cho mình bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt để quảng bá, và khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ, thông dịch, thông tin liên hệ của công ty.

Ngoài các cách Marketing thông thường, công ty có thể thêm những giải pháp cụ thể như thiết kế ưng dụng để khách hàng theo dõi đơn hàng, lịch tàu, theo dõi chứng từ, để tạo sự thuận lợi cho khách hàng.

Hoạt động Marketing nếu được đẩy mạnh và triển khai hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực và vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Nếu không đẩy mạnh hoạt động Marketing để tăng cường năng lực cạnh tranh thì có thể thất bại ngay trên sân nhà.

Với sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường, ngày ngày càng có nhiều doanh nghiệp Logistics, khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn, yêu cầu cao hơn. Để thành công, các doanh nghiệp cần phải hướng đến khách hàng trong mọi hoạt động của mình. Điều này đòi hỏi hoạt động Marketing phải chuyên nghiệp và tiếp tục đẩy mạnh hơn để công ty phát triển bền vững.

3.4.3. Giải pháp về thị trƣờng.

Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Logistics tại Việt Nam đang trên đà phát triển. Vì thế, có rất nhiều công ty Logistics được thành lập và hoạt động lớn mạnh là những đối thủ cạnh tranh lớn của công ty Công ty cổ phần Transimex; Công ty cổ phần TNHH Expeditors Việt Nam; Công ty TNHH Schenker Việt Nam,… Đòi hỏi ban giám đốc phải đưa ra các phương án , định hướng phát triển, cạnh tranh cho công ty.

Công ty có thị trường giao nhận ở hầu hết các Châu lục trên thế giới, nhưng chỉ tập chung chủ yếu ở một số khu vực như Asean, Đông Bắc, EU,.. Do vậy, cần phải mở rộng hiện có, lấp đầy thị trường còn trống. Có thể thực hiện bằng cách mở rộng

quy mô công ty mở thêm các chi nhánh và đại lý của mình trong nước và nước ngoài để đáp ứng nhu cầu dịch vụ của khách hàng.

3.4.4. Chăm sóc khách hàng.

Công ty cần xây dựng đội ngũ nhân viên hùng hậu, có kinh nghiệm và nhiệt huyết có thể đáp ứng các thắc mắc của khách hàng. Thông báo kịp thời về tình trạng lô hàng giúp khách hàng nắm bắt thông tin kịp thời, đúng, chính xác,

Cần có sự khéo léo, tinh tế trong cách giải quyết vấn đề, luôn có thái độ tích cực, hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời.

Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Có các chính sách ưu đãi cho khách hàng như về thời hạn thanh toán, các chính sách khách như tặng quà, mời bữa sau khi ký kết hợp đồng,… Có hệ thống quẩn lý khách hàng hiệu quả, phân chia thành từng nhóm để đề ra các chính sách phù hợp nhất với từng nhóm khách hàng. Đặc biệt là các khách hàng lâu năm, có lượng hàng đi đều cần cung cấp hoạt động logistics tốt nhất vì đây là nhóm khách hàng tiềm năng, mang lại nhiều lợi ích cho công ty.

Với yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng, công ty cần tập tiếp nhận những ý kiến, đóng góp của khách hàng để từng bước xây dựng, hoàn thiện hơn, và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

3.4.5. Ứng dụng công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một trong những yếu tố tạo nên sự hài lòng của khách hàng, góp phần cải thiện chất lượng hoạt động logistics. Công ty cần chú trọng cải thiện và xây dựng mới cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Có thể nghiên cứu ứng dụng hệ thống EDI giúp cải thiện công tác chuyển giao dự liệu và số hóa dữ liệu, tăng tính bảo mật, tốc độ chuyển giao dữ liệu. Hoặc các phần mềm cần thiết cho hoạt động logistics như: RFID, Barcode, đám mây logistics,.. với công nghiệp 4.0 trong logistics các dữ liệu lưu trữ trên đám mây giúp công ty có thể tiếp cận với các thông tin đơn giản dễ dàng. Các dữ liệu sẽ được tổng hợp và quản lý bằng phần mềm, do vậy hạn chế được tình trạnh thất lạc và sai xót trong quá trình xử lý dữ liệu. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhờ áp dụng ứng dụng này nhân viên có thể lm việc tại nhà mà vẫn đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao.

Xây dựng, phát triển website của công ty. Website của công ty thiếu hẳn các tiện ích, tương tác với khách hàng. Do vậy cần thiết kế thêm công cụ tiện ích để khách hàng tiện theo dõi đơn hàng, chứng từ, theo dõi bảng giá theo từng dịch vụ của công ty. Tạo thêm hòm thư thu thập ý kiến đánh giá, phản hồi của khách hàng sau khi hoàn thành lô hàng để từ đó dựa vào những đóng góp của khách hàng mà hoàn thiện hơn các hoạt động , dịch vụ mà công ty cung cấp, các phản hồi tốt có thể lấy đó để khẳng định uy tín, chất lượng của công ty cho các khách hàng sau này.

3.4.6. Tăng cƣờng hệ thống vận tải đƣờng bộ

Học tập các đối thủ trên thị trường hoạt động logistics, công ty nên đẩy đầu tư, phát triển thêm hệ thống vận tải nội địa như xe container, xà lan. Giúp đáp ứng được nhu cầu cao điểm của thị trường vào tháng 4 đến tháng 7, hạn chế được tình trạng thuê dịch vụ chuyên chở, vận tải bên ngoài khiến giá thành tăng cao, không kiểm soát được chất lượng dịch vụ đến với khách hàng.

Để mở rộng hơn nữa hoạt động logistics, đây là yếu tố hết sức quan trọng, khi công ty chưa có hệ thống vận tải nội địa, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng.

3.4.7. Hoàn thiện phần mềm khai báo AMS/E-manifest

Hiện nay, do lượng đơn đặt hàng thuê tàu vận tải đường biển tuyến Việt Nam- Mỹ ngày một gia tăng. Do vậy, hoàn thiện hệ thống khai báo AMS/E-manifest đối với hàng xuất khẩu đi Mỹ là vấn đề hết sức cần thiết cần hoàn thành càng sớm càng tốt. từ đó, giúp công ty tiết kiệm chi phí từ 35-50$ trong vấn đề khai báo hải quan cho hàng xuất khẩu đi Mỹ, Canada thay vì phải nhờ các bên Co-loader, đại lý nước ngoài khai hộ.

Hoàn thiện hệ thống khai báo hải quan hàng đi Mỹ giúp công ty chủ động trong việc khai báo hải quan, tiếp nhận và trao đổi thông tin với đại lý nước ngoài. Trực tiếp quản lý được tình trạng khai báo hải quan của lô hàng, giúp cho quá trình khai báo, xử lý hàng được thông suốt, nhanh chóng.

3.4.8. Tăng cƣờng vai trò và sự công tác chặt chẽ với các thành viên trong cùng hiệp hội.

Hiện nay công ty đang là các thành viên của Hiệp hội như WCA, JCTrans,.. Cargotrans có thể tham gia vào làm thành viên của các hiệp hội trong và ngoài nước như Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam( VIFFAS), Hiệp hội Giao nhận vận tải Quốc tế (FIATA),… Đây là cầu nối giúp gắn kết công ty với các doanh nghiệp đối tác khác, Chính phủ. Hiệp hội sẽ mang đến nhiều cơ hội kinh doanh nhưng phải dựa trên sự hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp và doanh nghiệp tin tưởng vào vai trò của Hiệp hội. Hiệp hội trong nước sẽ giúp doanh nghiệp đại diện để đối thoại và kiến nghị với chính phủ về các chính sách trong ngành logistics và đạt được tiếng nói chung.

Củng cố, gia tăng quan hệ hợp tác với các thành viên trong cùng hiệp hội để mở rộng hoạt động logistics của công ty. Xây dựng mối quan hệ tốt hợp tác cùng phát triển.

KẾT LUẬN

Như vậy hoàn thiện hơn nữa hoạt động logistics và công tác kinh doanh là một trong những yêu cầu thiết yếu trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH giao nhận vận tải Cargotrans Việt Nam, em đã cố gắng tìm hiểu tình hình thực tế Công ty, tạo điều kiện củng cố kiến thức, trình độ nghiệp vụ của bản thân. Đồng thời thực hiện bài khóa luân tốt nghiệp “

Mở rộng hoạt động logistics của Công ty TNHH Giao nhận vận tải Cargotrans Việt Nam”. Em hy vọng với cái nhìn tổng quan về hoạt động logistics của công ty, và xu hướng hoạt động logistics của Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giái phát với công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của công ty.

Công ty TNHH Giao nhận vận tải Cargotrans Việt Nam với đội ngũ nhân viên và ban quản lý hiện tại, cộng thêm một số cải tiến trong các quản lý, hoạt động, điều phối chắc chắn trong tương lai sẽ ngày càng phát triển trong lĩnh vực hoạt động logistics.

Do trình độ bản thân và do thời gian thực tập không nhiều nên bài khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo, góp ý cho bài khóa luận tốt nghiệp của em được tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Đào Văn Hùng, cùng các anh chị trong Công ty đã hết sức tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gia thực tập để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giao thông vận tải 2019, “Sơ lược về thị trường giao nhận, vận tải trên thế giới”, http://giaiphapgiaothong.com/blogs/246-so-luoc-ve-thi-truong- giao- nhan-van-tai-tren-the-gioi.html#gsc.tab=0

2. Nguyễn Thiên An (2019), “nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa nguyên Container bằng đường biển tại công ty TNHH Maersk Việt Nam’’.

3. Bộ Công thương, Báo cáo logistics Việt Nam 2020, Cắt giảm chi phí, NXB Bộ Công thương Hà Nội.

4. Đoàn Thị Hồng Vân(2010), Logistics- Những vấn đề cơ bản, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội.

5. Đặng Đình Đào, Trần Văn Bão, Phạm Cảnh Huy, Đặng Thi Thúy Hồng(2018), Giáo trình quản trị logistics, NXB Lao động-Xã hội.

6. M.Hồng (2019), “ Logistics Việt: 4 xu hướng, 5 thách thức và những lưu ý” https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/logistics-viet-4-xu- huong-5- thach-thuc-va-nhung-luu-y-317027.html

7. Cục hàng hải Việt Nam, “Sau 20 năm quy hoạch, hệ thống cảng biển Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc”

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động logistics của công ty TNHH giao nhận vận tải cargotrans việt nam (Trang 65)