Trong sản xuất nông nghiệp mỗi vùng sản xuất có những điểm đặc trưng riêng biệt. Tùy theo điều kiện của từng vùng mà có cách đầu tư khác nhau, có phương thức sản xuất khác nhau để đạt kết quả cao. Qua thực tế điều tra 2 xã Quỳnh Ngọc và Quỳnh Lâm chúng tôi thấy sản xuất lúa gạo của 2 xã này có sự khác nhau rõ rệt. a) Chi phí sản xuất lúa ở vụ xuân của các vùng.
Bảng ;Chi phí sản xuât lúa ở vụ xuân của các vùng
Tính cho một sào Chỉ tiêu ĐVT SL(kg)Quỳnh LâmGT(1000đ) SL(kg)Quỳnh NgọcGT(1000đ) So
sánh(%) 1. CPTG 1000đ 181,85 176,51 97,06 - Giống Kg 3,46 16,99 2,97 16,50 97,12 - Đạm Kg 5,60 26,32 5,76 27,08 102,86 - Kali Kg 3,48 15,65 3,42 15,40 98,45 - Phân Chuồng Tạ 2,32 16,04 3,00 20,69 129,00 - NPK Kg 29,79 59,59 24,89 49,79 83,56 - Thuốc BVTV 1000đ 28,37 28,15 99,22 - Thủy lợi phí 1000đ 12,60 12,60 100,00 - Nộp HTX 1000đ 6,30 6,30 100,00 2. Chi phí LĐGĐ Công 7,33 205,33 7,16 200,35 97,57
* Về chi phí trung gian: trong vụ lúa xuân xã Quỳnh Ngọc thường Gieo cấy trước xã Quỳnh Lâm do vậy mà quá trình sinh trưởng lúa xuân của 2 xã này hoàn toàn
khác nhau. Vụ xuân năm 2006 thời tiết có nhiều bất lợi cho lúa xuân sớm. Chính điều này đã làm cho chi phí sản xuất lúa của xã Quỳnh Ngọc cao hơn xã Quỳnh Lâm. Qua bảng số liệu cho ta thấy mỗi sào lúa xã Quỳnh Ngọc đầu tư cao hơn xã Quỳnh Lâm. Đối với từng loại đầu vào 2 xã này cũng có sự đầu tư khác nhau. Qua thực tế điều tra chúng tôi thấy ở Quỳnh Ngọc có nhiều hộ không sử dụng phân chuồng mà thay vào đó là phân NPK. Đây là một trong những nguyên nhân đã đẩy chi phí sản xuất xã Quỳnh Ngọc lên cao hơn xã Quỳnh Lâm.