Ảnh hưởng của các yếu tố tới năng xuất lúa vụ xuân.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Quỳnh Phụ- tỉnh Thái Bình (Trang 33 - 36)

Trong nông hộ có sử dụng các yếu tố đầu vào là: phân đạm, phân kali, phân lân,…các loại giống. Để tránh hiện tượng đa cộng tuyến chúng tôi quy đổi sang phân đạm ure (46,6%N), phân supe lân ( 16-18% P2O5), phân kali clorua (58-64% K2O5). Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi xây dựng hàm sản xuất với các yếu tố như sau:

Trong đó : X1 là lượng phân đạm quy đổi bón cho lúa( kg/sào) X2 là lượng phân lân quy đổi bón cho lúa( kg/sào ) X3 là lượng phân kali quy đổi bón cho lúa( kg/sào) X4 là lượng phân chuồng quy đổi bón cho lúa( tạ/sào) X5 chi phí bảo vệ thực vật (đồng/sào)

X6 là công lao động gia đình ( công/sào) D1 là giống lúa

D1 = 1 là giống X23 D1 = 0 là giống khác D2 = 1 là giống Q5 D2 = là giống khác

Kết quả ước lựong của mô hình trên như sau:

Bảng : Mức độ Ảnh hưởng của từng yếu tố tới năng xuất lúa xuân

Chỉ tiêu Hệ số Ảnh hưởng TKD 1. Hệ số tự do 4,79 12,11*** 2. Phân đạm(X1) - 0,33 - 7,25** 3. Phân lân(X2) 0,10 2,90*** 4. Phân kali(X3) 0,35 8,28*** 5. Phân chuồng(X4) 0,01 2,34** 6. Chi phí BVTV(X5) 0,02 0,84 7. Công LĐGĐ(X6) -0,02 0,80 8. Giống - D1 0,23 13,01*** - D2 0,30 14,94*** N 99 R2 0,80 F 46,16

Ghi chú: ** và *** có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5% và 1%. Mô hình có FKD = 46,61 > FLT do đó mô hình có ý nghĩa thống kê.

Hệ số R2 = 0,80 có nghĩa là 80% biến động của năng xuất lúa được phản ánh bởi các biến được đưa vào trong mô hình.

Kết quả cho thấy: ở vụ xuân yếu tố ảnh hưởng tới năng xuất lúa lớn nhất là phân kali k. Hệ số ảnh hưởng của của phân kali α3 = 0,35 với mức ý nghĩa thống ê α = 1%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi bón một lượng phân kali cho 1 sào lúa tăng lên 1% thì năng xuất lúa bình quân sẽ tăng lên 0,35%. Từ đây ta có thể khuyến cáo các hộ nông dân nên bón tăng lượng phân kali để tăng năng xuất lúa.

Yếu tố ảnh hưởng tới năng xuất lớn thứ 2 là phân đạm. Hệ số ảnh hưởng của của phân kali α1 = 0,33 với mức ý nghĩa thống ê α = 5%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi bón một lượng phân kali cho 1 sào lúa tăng lên 1% thì năng xuất lúa bình quân giảm đi 0,33%. Trong sản xuất của nông dân có hiện tượng bón đạm quá mức là do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau: người nông dân không tính toán chính xác được lượng phân đam, lân ,kali có trong phân NPK mình đang sử dụng. Và một nguyên nhân khác quan trọng hơn là khi thấy lúa xấu những hộ hiểu biết không sâu thường hay bón thêm phân đạm để kích thích quá trình phát triển của lúa dẫn đến hiện tượng bị lốp hoặc lúa sẽ trẻ mãi không già.

Giống cũng ảnh hưởng tới năng xuất cây trồng. Kết quả cho thấy biến có ảnh hưởng là γ

1 = 0,23 với mức ý nghĩa thống kê là α = 1%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi sử dụng giống Xi23

Thì làm cho năng xuất lúa bình quân tăng lên 0,23%.D2 có hệ số ảnh hưởng γ

1 = 0,3 với mức ý nghĩa thống ê α = 1%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi sử dụng giống Q5 thì sẽ làm tăng năng xuất lúa bình quân của lúa lên 0.3%. Tuy nhiên để đánh giá HQKT của một giống lúa chỉ tiêu năng xuất chỉ là một phần còn rất nhiều chỉ tiêu khác. Giống lúa có năng xuất cao chưa hẳn đã cho HQKT cao. Chất lượng của giống lúa cũng quyết định không nhỏ tới HQKT của nó.

Phân lân có hệ số ảnh hưởng là α2 = 0,1 với mức ý nghĩa thống kê α = 1%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi bón một lượng phân lân cho 1 sào lúa tăng lên 1% thì năng xuất lúa bình quân tăng 0,1%. Qua đây cho thấy lượng bón phân lân sẽ làm tăng năng xuất lúa. Do đó trong sản xuất các hộ nông dân cần tăng lượng phân lân cho lúa để tăng năng xuất lúa.

Phân chuồng có hệ số ảnh hưởng là α4 = 0,01 với mức ý nghĩa thống kê α = 5%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện trung bình với các yếu tố khác không đổi khi bón một lượng phân lân cho 1 sào lúa tăng lên 1% thì năng xuất lúa bình quân tăng 0,01%. Qua đây cho thấy lượng bón phân lân sẽ làm tăng năng xuất lúa. Do đó trong sản xuất các hộ nông dân cần tăng lượng phân chuồng cho lúa để tăng năng xuất lúa.

Kết quả cũng cho thấy chi phí BVTV và công lao động gia đình không có ý nghĩa thống kê. Điều này được giải thích như sau :

-Đối với công lao động gia đình: nông hộ không tính toán kĩ lưỡng công lao động như doanh nghiệp. Họ thích làm sẽ làm và thường “lấy công làm lãi”

- Đối với chi phí BVTV : với từng giống khác nhau từng thửa ruộng khác nhau, tùy thời tiết và tùy từng địa phương khác nhau mà chi phí BVTV khác nhau. Chi phí này mang tính đặc trưng của nó chủ yếu phụ thưộc vào diễn biến dịch bệnh, có bệnh là phải trừ chứ không mang một sự tính toán nào cả.

Tuy nhiên phải hiểu rằng tăng đầu tư để tăng năng xuất là một chuyện còn để tăng hiệu quả kinh tế lại là một chuyện khác. Nếu chi phí đầu tư thêm cao hơn giá trị tăng thêm của đầu ra thu được thì không nên thực hiện.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Quỳnh Phụ- tỉnh Thái Bình (Trang 33 - 36)