So sánh hiệu quả kinh tế cây lúa với một số cây trồng khác a) so sánh hiệu quả kinh tế của cây lúa so với cây trồng vụ xuân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Quỳnh Phụ- tỉnh Thái Bình (Trang 42 - 44)

b) Ảnh hưởng của các yếu tố tới năng xuất lúa vụ mùa.

4.3So sánh hiệu quả kinh tế cây lúa với một số cây trồng khác a) so sánh hiệu quả kinh tế của cây lúa so với cây trồng vụ xuân

a) so sánh hiệu quả kinh tế của cây lúa so với cây trồng vụ xuân.

Hiệu quả kinh tế sẽ ảnh hưởng tới diện tích mỗi loại cây trồng. Cây trồng nào đem lại hiệu quả kinh tế cao sẽ được người nông dân trồng ngày càng nhiều và ngược lại hiệu quả kinh tế thấp diện tích ngày càng giảm và được thay thế bằng các cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Để thấy rõ thực trạng và xu hướng sản xuất lúa của các hộ nông dân chúng ta phải so sánh hiệu quả của cây lúa xuân với hiệu quả kinh tế của các cây trồng khác trong cùng thời vụ.

Bảng 20. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của cây lúa xuân với một số cây trồng vụ xuân. Tính cho một sào Chỉ Tiêu ĐVT Lúa Xuân(1) Lạc xuân(2) Ngô(3) So Sánh 1/2 1/3 Năng xuất Kg 219,57 88,17 211,14 249,03 103,99 I. Chỉ tiêu kết quả 1. GTSX (GO) 1000đ 727,25 925,79 612,31 78,56 118,77 2. CPTG (IC) 1000đ 175,35 192,56 156,50 91,06 11,05 3. GTGT (VA) 1000đ 551,90 733,22 455,81 75,27 121,08 4. CPLĐ - Lao động gia đình 1000đ 202,09 258,72 185,08 78,11 109,19 5. TNHH (MI) 1000đ 483,90 708,22 430,81 68,33 112,32 6. Lợi nhuận(pr) 1000đ 281,82 449,50 245,73 62,69 114,69 II. Chỉ tiêu hiệu quả

1. GO/IC Lần 4,15 4,81 3,91 86,26 106,00

2. MI/IC Lần 2,76 3,68 2,75 75,03 100,25

3. GO/công LĐGĐ 1000đ 100,73 100,19 92,63 100,53 108,74 4. MI/ công LĐGĐ 1000đ 67,02 76,65 65,18 87,44 102,83 5. Pr/ công LĐGĐ 1000đ 39,03 48,65 37,18 80,24 105,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng số liệu ta thấy bình quân mỗi sào lúa xuân có giá trị sản xuất thấp hơn một sào lạc xuân là 21,44% tương ứng với 198,54 nghìn đồng và cao hơn ngô xuân là 17,49 % tương ứng với 114,94 nghìn đồng. Mặc dù năng xuất lạc xuân không cao như lúa xuân và ngô xuân nhưng giá lạc ngô rất cao cho nên giá trị sản xuất của cây lạc rất cao. Do gía trị sản xuất khác nhau và chi phí sản xuất khác nhau kéo theo các chỉ tiêu giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp của các cây trồng cũng khác nhau. Bình quân mỗi sào lúa xuân có thu nhập hỗn hợp thấp hơn một sào lạc xuân là 31,67% tương ứng với 224,32 nghìn đồng và cao hơn một sào ngô xuân là 12,32% tương ứng với 53,09 nghìn đồng. Lợi nhuận cuối cùng

mà một sào lúa xuân đem lại là 281,82 nghìn đồng thấp hơn lạc xuân là 167,68 nghìn đồng và cao hơn ngô xuân là 98,89 nghìn đồng.

Từ các chỉ tiêu kết quả ta thấy mỗi một đồng chi phí trung gian bỏ ra trên một sào lúa xuân thu được 4,15 đồng giá trị sản xuất và 2,76 đồng thu nhập hỗn hợp. So với cây lạc thì chỉ tiêu GO/IC giảm 13,74 % và tăng 6,0 % so với cây ngô xuân. Cây lạc tuy có giá trị sản xuất cao nhưng phải bỏ nhiều công lao động gia đình cho nên GO/công lao động gia đình không cao hơn lúa xuân

Tuy nhiên các chỉ tiêu MI/công LĐGĐ và Pr/ công LĐGĐ của cây lạc vẫn cao nhất, cây lúa xuân cao thứ hai và cuối cùng là cây ngô xuân.

Qua đánh giá cho thấy cây lúa xuân có hiệu quả kinh tế thấp hơn cây lạc xuân và cao hơn cây ngô xuân. Chính vì vậy để nâng cao thu nhập cho người nông dân đồng thời làm tăng hiệu quả trong sản xuất thì chúng ta cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, những ruộng cao sản xuất lúa không hiệu quả thì có thể chuyển sang trồng lạc hoặc cây khác có hiệu quả cao hơn. Nhưng cách tốt nhất giúp tăng hiệu quả sản xuất lúa là phải tìm ra những giống mới cho năng xuất và giá trị cao hơn, đồng thời phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương đem vào sản xuất. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa, giúp họ ổn định cuộc sống gia đình

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Quỳnh Phụ- tỉnh Thái Bình (Trang 42 - 44)