Các yếu tố ngoài mô hình sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Quỳnh Phụ- tỉnh Thái Bình (Trang 38 - 42)

b) Ảnh hưởng của các yếu tố tới năng xuất lúa vụ mùa.

5.3.2Các yếu tố ngoài mô hình sản xuất.

Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng hỗn hợp của rất nhiều yếu tố khác như : thời tiết, khí hậu, tình hình dịch bệnh, kĩ thuật chăm sóc…Những yếu tố bên ngoài này đôi khi còn tác động mạnh mẽ tới năng xuất cây trồng nhiều hơn các yếu tố đã nghiên cứu trong mô hình. Hiểu biết rõ nhất về sự ảnh hưởng này không ai khác ngoài các chuyên gia và chính những người nông dân sản xuất trên những cánh đồng.

 Ảnh hưởng của thời tiết tới năng xuất lúa:

Thời tiết khí hậu bao giờ cũng ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa cũng như sự phát triển của các cây trồng khác. Lúa là cây trồng cần các điều kiện nhất định về nhiệt độ, ánh sáng…Nếu năm nào điều kiện thời tiết bất lợi thì năng xuất kém. Sản xuất lúa của các nông hộ ở Quỳnh Phụ cũng không thoát khỏi quy luật này.

Hộp 1: Ảnh hưởng của thời tiết tới năng xuất lúa Theo bác Tiền(Chủ tịch HTX Quỳnh Ngọc) cho biết:

Thời tiết khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển và cho năng xuất của cây lúa, ở Quỳnh Phụ mấy năm qua công tác thuỷ lợi tương đối tốt nên không có hạn nhưng tôi nhớ có năm bị hạn cây lúa không sinh truởng được và năng xuất giảm từ 30-75%, còn năm 2003, 2004 lúa bị úng mặc dù không lâu nhưng cũng ảnh hưởng lớn làm cho năng xuất lúa giảm 20-40%, nếu mà ngập thêm 2-3 ngày thì có khi mất trắng.

Theo bác nông dân Nguyễn Thị Loan( xã Quỳnh Lâm) cho rằng: khi lúa đang trổ bông mà gặp gió Tây Nam thì bông lúa sẽ bị lép hạt và năng xuất

lúa sẽ giảm từ 15-40%, tuỳ mức độ ảnh hưởng đối với từng thửa ruộng.

(Nguồn: Trích phỏng vấn trực tiếp)

 Ảnh hưởng của phòng trừ sâu bệnh tới năng xuất lúa:

Diễn biến dịch bệnh hại cây trồng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây, mỗi giai đoạn phát triển có những bệnh, sâu hại nhất định nếu những dịch bệnh xảy ra mà không phòng trừ kịp thời hoặc phòng trừ không đúng cách thì sẽ có hậu quả không nhỏ.

Hộp 2: Ảnh hưởng của phòng trừ sâu bệnh:

Theo bác Nguyễn Thị Lâm (nông dân xã Quỳnh Lâm) cho biết : năm vừa rồi tôi bị ốm, thuê người đi phun thuốc trừ bệnh đạo ôn

muộn một ngày thế mà không trị được. Cuối vụ năng xuất lúa giảm hẳn 40kg so với các mảnh trừ bệnh kịp thời.

Theo bác Vũ Đức Bão (xã Quỳnh Ngọc) : Năm vừa rồi ruộng lúa nhà tôi bị khô vằn tôi phun thuốc muộn quá cho nên sâu bệnh kháng thuốc. Cuối vụ sào lúa Xi23 nhà tôi giảm tới 50 kg so với các mảnh ruộng khác.

( Nguồn:Trích phỏng vấn trực tiếp)

Rõ ràng trong sản xuất mà không trú trọng tới công tác phòng trừ sâu bệnh thì chắc chắn sẽ giảm năng xuất lúa nghiêm trọng và đôi khi là thất thu hoàn toàn.

Ảnh hưởng của việc thực hiện quy trình kĩ thuật:

Bất kể cây trồng nào cũng có quy trình chăm sóc riêng của nó. Một khi đảm bảo đúng quy trình chăm sóc cây trồng sẽ cho năng xuất cao hơn so với cây trồng không thực hiện đúng quy trình. Trên thực tế thì việc thực hiện đúng quy trình có ảnh hưởng như thế nào? Ta hãy lắng nghe ý kiến của các chuyên gia thực tế đồng ruộng của huyện.

Hộp 3: Ảnh hưởng của việc thực hiện quy trình kĩ thuật:

Theo bác tiền (chủ tịch HTX Quỳnh Ngọc) cho biết : hộ thực hiện đúng quy trình sản xuất lúa đem lại năng xuất lúa cao hơn hẳn so với hộ không tuân thủ. Tôi lấy ví dụ đơn giản nhất là việc bón lót cho cây lúa. Hộ nào thực hiện đúng so với hộ không thực hiện đã có sự khác biệt, đấy là tôi chưa kể yêu cầu cao hơn như bón các loại cây vào đúng thời điểm nào cho thích hợp hoặc là phòng trừ dịch bệnh cho cây lúa.

(Nguồn: Trích phỏng vấn trực tiếp)

 Ảnh hưởng của chất lượng đất tới năng xuất:

Ngoài các yếu tố đã kể trên thì chất lượng đất đai cũng ảnh hưởng tới năng xuất cây trồng. Nếu như ta không bón bất cứ một loại dinh dưỡng nào cho cây trồng thì năng suất của chúng không bao giờ bằng không được. Bởi vì bản thân đất cũng có những loại dinh dưỡng nhất định cung cấp cho cây trồng. Đất giàu dinh dưỡng bao giờ cũng cung cấp cho cây trồng sinh trưởng tốt hơn đất bạc màu. Đối với cây lúa việc canh tác trên các loại đất khác nhau cũng có ảnh hưởng tới năng suất lúa.

Ảnh hưởng của chất lượng đất tới năng suất

Theo bác Vũ Đức Sáo cho biết: nhà tôi có hai mảnh ruộng, một mảnh đất hạng một và một mảnh đất hạng 3. Năm 2006 đều đầu tư cấy giống Xi23 điều kiện chăm sóc nhỉnh hơn nhau một chút nhưng mà mảnh đất hạng 1 bao giờ cũng cho năng xuất cao hơn 15kg /sào.

Theo bác Nguyễn Thị Loan cho biết: đất chân trũng nhà tôi không tốt bằng đất chân vàn cao năm vừa rồi cũng cấy Xi23 với những điều kiện chăm sóc tương đương nhưng đất chân vàn cao cho năng xuất cao hơn 10kg/sào

 Ảnh hưởng của giá cả đầu vào và đầu ra.

Giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra quyết định trực tiếp tới hiệu quả sản xuất của cây lúa. Giá đầu vào sẽ quyết định thúc đẩy sản xuất và ngược lại, giá cả đầu ra không ổn định sẽ gây tâm lý chán nản cho người nông dân.

Ảnh hưởng của giá cả đầu vào và đầu ra

Theo bác Vũ Đức Sáo cho biết : giá cả thóc có hay không ổn định thì chúng tôi vẫn phải sản xuất bởi vì đất canh tác của chúng tôi hầu như là đất lúa. Năm 2006 vừa qua giá thóc tương đối được cho nên chúng tôi còn có hứng thú phát triển sản xuất lúa. Chứ cứ như năm 2003 giá thóc thấp, giá phân lại cao nhiều hộ trong chúng tôi đã bỏ ruộng đi làm thuê.

(Nguồn: Trích phỏng vấn trực tiếp) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua phân tích cho ta thấy, sản xuất lúa gạo không đơn thuần phụ thuộc vào một số yếu tố mà chịu ảnh hưởng tổng hợp của rất nhiều yếu tố. Cho nên khi thúc đẩy phát triển một cây trồng, vật nuôi phải nghiên cứu kĩ lưỡng mối quan hệ của những yếu tố này với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Quỳnh Phụ- tỉnh Thái Bình (Trang 38 - 42)