7. Đánh giá trung sản xuất và kết quả sản xuất của huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.
7.1 Thành tựu và nhiệm vụ.
Thành tựu về sản xuất lúa đạt được trong các năm gần đây: Năm 2005 tổng diện tích gieo cấy lúa xuân là 12.120 ha.Trong đó diện tích gieo cấy lúa xuân dài ngày 4.051 ha, chiếm 33,42% tổng diện tích gieo cấy. diện tích gieo cấy lúa xuân giống ngắn ngày trà xuân muộn 8.069 ha, chiếm 66,58 % tổng diên tích gieo cấy và tăng 23 % so với vụ xuân năm 2004. Trong cơ cấu giống lúa xuân, diện tích lúa chất lượng 2.016 ha chiếm 16,6 % tổng diện tích gieo cấy, tăng gấp 2 lần so với vụ xuân năm 2004. Diện tích lúa lai 482 ha, chiếm 4 % tổng diện tích gieo cấy. Năng xuất lúa xuân đạt 71,16 tạ/ha; tăng 0,55 tạ/ha so với vụ xuân năm 2004. Trong đó giống lúa thuần Trung Quốc ( Q5, K.Dân, Khâm Dục, Lưỡng Quảng , TQ khác) đạt 73 đến 76,5 tạ/ha. Các giống lúa dài ngày (trừ nếp) đạt 69,5- 73,9 tạ/ha, lúa lai đạt 73,11 tạ/ha. Các giống lúa chất lượng Hương Thơm, Bắc Thơm 7 đạt 69,6 tạ/ ha. N87,N97 đạt 69,8 tạ/ha. Sản xuất vụ đông xuân năm 2006 : tổng diện tích gieo trồng thực hiện 18.025ha, giảm 355ha so với cùng kỳ, trong đó: vụ đông là 4.748 ha, giảm 270 ha do ảnh hưởng của mưa lớn sau bão số 8; vụ xuân đạt 13.277 ha, giảm 135 ha so với năm trứớc, chủ yếu do thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Diện tích lúa xuân 11.949 ha, giảm 171 ha so với vụ xuân năm 2005, trong đó: giống lúa ngắn ngày 8.036 ha chiếm 67,25% diện tích; diện tích giống lúa chất lượng cao chiếm 19,3% ,tăng 5.8 % so với vụ xuân năm 2005.Lúa xuân gieo cấy trong điều kiện thời tiết đầu vụ hạn hán và rét đậm, nhưng các địa phương đã có biện pháp bảo đảm đủ nước tưới, gieo cấy đúng thời vụ và chăm bón kịp thời, năng xuất tuy giảm so với vụ trước nhưng vẫn đạt 70,15 tạ/ ha; sản lượng thóc đạt 83.821 tấn, giảm 2.429 tấn so
với cùng kỳ. Một số giống cho năng xuất cao là Q5( 71,89 tạ/ha), Khâm Dục (70,20 tạ/ha), lúa Lai 71,8 tạ/ ha, QNT1 (69,96 tạ/ha) … những xã có năng xuất lúa cao trên 70 tạ/ha như Quỳnh Hoàng, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Châu, Quỳnh Hoa, An Mỹ, An Đồng… Năm 2007 diện tích lúa cả năm 23.913 ha giảm 36 ha do chuyển dịch cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây màu có giá trị kinh tế cao hơn. Năng xuất lúa cả
năm 123,46 tạ trên ha giảm 7,81 tạ trên ha so với năm 2006 trong đó diện tích lúa xuân 11,975 tạ tăng 8ha so với năm trước, cơ cấu giống nhắn ngày là 63,42%,
giống dài ngày là 36,58%. Năng xuất lúa xuân 60,81 tạ/ha giảm 9,34 tạ /ha so với năm 2006, sản lượng thóc vụ xuân 72.707 tấn. Diện tích lúa mùa 11.956 ha giảm 44 ha, cơ cấu giống lúa ngắn ngày 96,57 %, diện tích lúa mùa chất lượng cao 27,33 %, năng xuất lúa mùa 62,65 tạ/ha tăng 1,53 tạ/ha so với năm trước, sản lượng thóc vụ mùa 74.904 tấn. một xã điển hình có năng xuất cao như An Mỹ 126 tạ/ha/năm, Quỳnh Hải 125,3 tạ/ha/năm, Đồng Tiến 125,9 tạ/ha/năm…
Những mục tiêu, nhiệm vụ của huyện trong thời gian tới:
Bước sang năm 2008 việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn của huyện có những điều kiện thuận lợi đó là: ngành tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ thường xuyên của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện ủy ,HĐND- UBND huyện, các ban ngành đoàn thể trong toàn huyện cùng với sự hưởng ứng tích cực của nông dân với ý chí quyết tâm vươn lên làm giàu là những yếu tố thuận lợi cơ bản để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ năm 2008 và các năm sắp tới. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp luôn có những tiềm ẩn không ít những khó khăn đó là diễn biến thời tiết, dịch bệnh bất thường có thể xảy ra gây khó khăn cho sản xuất …những khó khăn thách thức đó đang đặt ra ngành nông nghiệp phải có quyết tâm cao hơn với những giải pháp tích cực để hoàn thành mục tiêu năm 2008.
Mục tiêu phấn đấu của huyện trong thời gian tới:
Tập trung cao độ toàn ngành, huy động tối đa mọi nguồn lực, đẩy nhanh tăng trưởng nông nghiệp với tốc độ cao và bền vững, chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuât hàng hóa trên cơ sở quy hoạch vùng hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh tăng cường công tác xúc tiến thương mại, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Trọng tâm chỉ đạo giữ vững năng xuất sản lượng lương thực đẩy mạnh phát triển cây màu cây vụ đông chỉ đạo mở rộng sản xuất vụ hè, phát triển trang trại để chăn nuôi phát triển với tốc độ cao và bền vững.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản tăng 6,4% (giá cố định năm 1994), cơ cấu kinh tế nông –lâm- thủy sản 41%, năng xuất lúa 130 tạ/ ha/ năm trở lên, bình quân giá trị sản xuất trên ha canh tác (giá hiện hành) 50 triêu/ha/năm trở lên: diện tích cấy lúa chất lượng cao đạt 25-30%, diện tích cây vụ đông 6000ha, diện tích chuyển đổi từ cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và nuôi trồng cây con khác có giá trị cao hơn 100 ha trở lên.
Nhiệm vụ đề ra trong thời gian tới:
- Thực hiện quy vùng sản xuất với từng loại cây trồng theo công tác quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng, vùng cây màu, cây vụ đông giai đoạn 2007- 2010 và định hướng 2015.
- Hàng năm,hàng vụ từ huyện đến cơ sở phải sớm triển khai các đề án, kế hoạch sản xuất. Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu sản xuất lúa ở vụ xuân, vụ mùa và mở rộng sản xuất các loại cây rau,củ quả ở vụ xuân vụ hè, hè thu và vụ đông. Chỉ đạo sản xuất vụ xuân phải gắn với kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2008, đảm bảo cây trồng vụ trước phải tạo điều kiện cho khả năng mở rộng và thâm canh cây trồng ở vụ sau.
- Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu giống lúa, mùa vụ. Tập trung chỉ đạo và hướng dẫn nông dân tích cực áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng xuất các giống lúa để phục vụ cho sinh hoạt và làm hàng hóa để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện gieo cấy đại trà và áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng xuất các giống lúa thuần ngắn ngày năng xuất cao, chú trọng việc quy hoạch mở rộng diện tích giống lúa ngắn ngày có năng xuất làm hàng hóa với diện tích 3500 ha gồm các giống Q5 cao cây, N97 ở các xã có kinh nghiệm như Quỳnh Trang, An Lễ, Đông Hải, An Hiệp, An Ấp …, giao chỉ tiêu phấn đấu sản xuất lúa chất lượng cao gồm các giống: Nếp 97, Bắc Thơm 7, Thiên Hương Cốm…ở cả vụ xuân và vụ mùa cho các xã để thực hiện được mục tiêu năm 2007 toàn huyện có 30% diện tích cấy giống lúa chất lựong phục vụ cho sinh hoạt và làm hàng hóa.
- Chú trọng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn kĩ thuật, khảo nghiệm rộng và xây dựng mô hình các giống lúa mới để bổ sung vào cơ cấu các giống lúa của huyện nhằm tìm ra được giống lúa phù hợp nhất cho năng xuất cao chất lựong tốt. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống lúa; phấn đấu gieo cấy 100% giống lúa ngắn ngày trong đó chú trọng đưa các giống lúa xuân ngắn ngày có năng xuất, chất lượng và các giống lúa lai… vào sản xuất Đồng thời xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Nâng tỷ lệ trà lúa mùa cực sớm và sớm lên 4.000 ha trở lên để chủ động tạo quỹ đất và quỹ thời gian cho sản xuất cây vụ đông ưa ấm.
- Công tác bảo vệ thực vật phải thực hiện tốt công tác dự tính dự báo và chỉ đạo phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại cho lúa. Chủ động tham mưa cho UBND huyện thành lập các đoàn kiểm tra các lĩnh vực sản xuất kinh doanh giống, thuốc BVTV, phân bón… ngăn chặn kịp thời các vi phạm.
- Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp, phát triển mạnh các loại hình kinh tế gia trại,trang trại trong huyện, xây dựng các điểm mô hình trồng lúa chất lượng cao
- Chủ động trong công tác phòng trống lụt bão để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, thường xuyên làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho cây lúa. Tăng cường công tác làm thủy lợi đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, nhất là những vùng có nhiều bất cập về tưới tiêu, vùng úng trũng phải có nhiều biện pháp huy động mọi nguồn lực cho phép tập trung đầu tư làm thủy lợi, củng cô hệ thống tươi tiêu, bờ vùng bờ thửa để bảo đảm cho mục tiêu chuyển đổi cho cơ cấu giống lúa một cách hiệu quả.
- Phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương đẩy mạnh phát triển diện tích gieo trồng cây có gía trị, hiệu quả kinh tế cao và diện tích lúa có chất lượng trên cơ sở có quy vùng tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm nhằm tạo ra những vùng sản xuất nguyên liệu, vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung xây dựng cánh đồng 50 triệu.
- Đối với các vùng úng trũng nếu đã huy động tối đa các nguồn lực làm thủy lợi nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu cho việc gieo cấy lúa xuân ngắn ngày thì các xã phải đăng kí cụ thể về vùng, về diện tích với huyện và phải được huyện phê duyệt mới được gieo cấy giống lúa dài ngày trong vụ xuân; đồng thời phải có kế hoạch cụ thể làm thủy lợi tạo điều kiện cho những vụ xuân tiếp theo gieo cấy 100% giống lúa ngắn ngày.
- Tăng cường sự quản lý nhà nước đối với việc cung ứng vật tư( đầu vào) và bao tiêu sản phẩm (đầu ra) cho các hộ nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát huy vai trò trong quá trình sản xuất kinh doanh tiêu thụ nông sản cho người nông dân, tạo sự liên kết giữa 4 nhà trong quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt quyết định số 80/2002/QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ và kế hoạch số 21/ KH-UB của UBND tỉnh về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản, hàng hóa thông qua hợp đồng.