Tại Việt Nam, việc nghiên cứu hình dáng tàu vận tải container SB đa phần dựa trên kinh nghiệm của đơn vị thiết kế và tập hợp dữ liệu tàu mẫu. Tuy nhiên, đểđề xuất hình dáng tàu container phù hợp tuyến luồng sông biển cần dựa trên những nghiên cứu
chuyên sâu và cơ sở lý thuyết vững chắc, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các phương pháp
thực nghiệm và tập trung giải quyết một số vấn đềtrong giai đoạn thiết kếsơ bộ. Theo các khảo sát phân tích trong chương này, các tàu SB có thểđi qua các cửa sông với mớn nước đầy tải của tàu được xem xét phù hợp với độ sâu luồng phải đạt tối thiểu từ2,5 đến 4,5m để các tàu có trọng tải từ600 đến 5000DWT có thể ra vào cảng. Dựa trên giới hạn về chiều sâu luồng lạch trên tuyến pha sông biển Việt Nam và cơ sở phân tích đội tàu mẫu, phạm vi kích thước hình dáng gồm chiều dài, chiều rộng, mớn
nước đầy tải phương tiện thủy container cần lựa chọn phù hợp. Đâycũng là các ràng
buộc trong hàm mục tiêu cải tiến hình dáng thân tàu trên cơ sởcó xét đến ảnh hưởng của độ sâu luồng lạch.
Trên cơ sở phân tích các cách tiếp cận trong cải tiến tuyến hình tàu ở trên, NCS sẽ sử dụng phương pháp tối ưu kết hợp phương pháp tham số hóa trong hiệu chỉnh tuyến hình và mô phỏng CFD làm phương pháp nghiên cứu và kiểm chứng cải tiến hình dáng thân tàu container trong luận án này.
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HÀM MỤC TIÊU SỨC CẢN TÀU CONTAINER SB
Trong giai đoạn thiết kếsơ bộ, nghiên cứu xây dựng hàm sức cản tàu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo cho tàu có được hình dáng tối ưu với sức cản là nhỏ nhất,
hướng đến tiết kiệm nhiên liệu cho tàu trong quá trình khai thác. Trong chương này, công
thức thực nghiệm và các phương pháp tính toán số trong các thành phần sức cản được xây dựng, tích hợp vào hàm mục tiêu sức cản tàu.