Về tính trơn và liên tục của đường cong SAC sau hiệu chỉnh Lackenby

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đề xuất hình dáng tàu chở container phù hợp tuyến luồng sông biển Việt Nam (Trang 95 - 97)

Các thông số hình dáng đề xuất sau khi đưa vào mô hình toán cho đường cong hình dáng SAC lại phát sinh các vấn đề mất liên tục do sự dịch chuyển các đường sườn lý thuyết theo phương dọc tàu. Lý do là phương pháp Lackenby và các phương pháp biến

đổi hình dáng tàu sử dụng hàm tuyến tính hoặc bậc 2 cho công thức tính độ dịch chuyển của các sườn mà chưa xét đến chất lượng hình dáng tàu. Điều này dẫn đến đường cong diện tích sườn và tuyến hình của tàu thiết kế sẽkhông đảm bảo chất lượng hình dáng vỏ

tàu. ảnh hưởng đến hình dáng tàu và chất lượng triển khai tôn vỏtrong các giai đoạn thiết kế công nghệ sau này [115], được mô tả trong Hình 4.5 và Hình 4.6.

Hình 4.5 Hiệu chỉnh thủ công tính liên tục củatuyến hình tàu dựa trên độ cong đường SAC và họ đường sườn, đường nước thiết kế [62]

Cùng với sự phát triển của các giải thuật đồ họa máy tính, xây dựng tuyến hình với sự hỗ trợ của máy tính được Gunter đề xuất thông qua kết hợp các đoạn B-splines giúp cải thiện đường hình dáng phân đoạn cục bộ lái, mũi và thân ống của đường cong diện tích sườn SAC. Tuy nhiên, tính liên tục giữa các đoạn B-splines vẫn chưa đảm bảo và cần phải được hiệu chỉnh và xem xét trong các nghiên cứu liên quan [46], [116]. Vấn đề mất liên tục trong việc kết nối các phân đoạn B-spline vào đường cong tuyến hình tàu được thể hiện giữa phân đoạn mũi (1), thân ống (2), và phân đoạn lái (3).

Hình 4.6 Sự mất liên tục giữa các phân đoạn mũi, lái và thân ống sau hiệu chỉnh Lackenby

Trong luận án này, với sự phát triển của các thuật toán đồ họa máy tính, tác giả xây

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đề xuất hình dáng tàu chở container phù hợp tuyến luồng sông biển Việt Nam (Trang 95 - 97)