Cơ chế đột biến

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đề xuất hình dáng tàu chở container phù hợp tuyến luồng sông biển Việt Nam (Trang 81 - 82)

Đột biến là một sự biến đổi tại một (hay một số) gen của cá thểban đầu để tạo ra một cá thể mới, xảy ra thứ yếu trong giải thuật di truyền, xác suất xảy ra đột biến thấp

hơn lai ghép. Như đã trình bày ở trên, khác với cơ chế lai ghép có thể dẫn đến sự hội tụ

cục bộ cho một hàm mục tiêu nào đó, cơ chế đột biến sẽgiúp tăng sựđa dạng trong quần thể, nhưng có thể sựtăng đột ngột không có tác dụng hoặc làm hội tụ sớm dẫn đến một lời giải kém tối ưu. Tuy nhiên trong giải thuật di truyền thì ta luôn muốn tạo ra những

phép đột biến cho phép cải thiện lời giải qua từng thế hệ mặc dù cơ chế đột biến có thể

tạo ra một cá thể mới tốt hơn hoặc xấu hơn cá thểban đầu.

Hình 3.18 Nguyên lý đột biến trong giải thuật GA

Trong nghiên cứu này, cơ chế đột biến của hệ sốbéo lăng trụ Cp, các nhóm mã nhị phân được lựa chọn ngẫu nhiên giữa cặp Cha mẹ1. Cp để tạo ra cá thể Con 1. Cp, được mô tả trong Hình 3.18 - 3.19.

Hình 3.19 Kỹ thuật đột biến trong giải thuật GA trong luận án

Cũng giống với cơ chếlai ghép, quá trình đột biến những cá thể này hoàn toàn ngẫu nhiên ở tất cả các thế hệ. Tập hợp này sẽ tiếp tục được chọn lọc lặp đi lặp lại trong các thế hệ kế tiếp của giải thuật. Phương án đột biến cho hệ số béo diện tích sườn giữa CM và

hoành độ tâm nổi LCB được thực hiện tương tự. Các hệ số hình dáng hình học khác như

hệ số béo thể tích CB, hệ số diện tích mặt đường nước Cwp được cập nhật tính toán tự động theo các biến đổi trên.

Trong từng thế hệ, tính thích nghi của tập hợp này được ước lượng, nhiều cá thể được chọn lọc định hướng từ tập hợp hiện thời (dựa vào thể trạng), được sửa đổi (bằng

đột biến hoặc tổ hợp lại) để hình thành một tập hợp mới.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu đề xuất hình dáng tàu chở container phù hợp tuyến luồng sông biển Việt Nam (Trang 81 - 82)