Các biện pháp của ngân hàng TMCP Miền Tây hạn nợ quá hạn mới.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Miền Tây - Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 40)

* Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

Ngân hàng đã tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lợng quy trình tín dụng. Về phía các cán bộ tín dụng của ngân hàng luôn luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng trớc và sau khi cho vay. Việc ra quyết định cho vay đợc xem xét một cách cẩn trọng, sau khi đã giải ngân cho khách hàng lại tiếp tục giám sát chặt chẽ quá trính sử dụng vốn nhằm tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích gây rủi ro cho ngân hàng.

Việc thẩm định, đánh giá khách hàng đợc ngân hàng TMCP Miền Tây thực hiện theo“Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng”. Nội dung của quy định này đối với doanh nghiệp nh sau:

Bớc 1 : Thu thập thông tin.

Sau khi nhận đợc hồ sơ thông tin khách hàng, cán bộ chấm điểm tín dụng tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng và phơng án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu t từ các nguồn:

- Hồ sơ do khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý, các báo cáo tìa chính và cá tài liệu khác.

- phỏng vấn trực tiếp khách hàng. - Đi thăm thực địa khách hàng.

- Báo chí và các phơng tiện thông tin đại chúng khác.

- Báo cáo nghiên cứu thị trờng của các tổ chức chuyên nghiệp. - Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam.

- Các nguồn khác.

Trờng hợp khách hàng có bảo lãnh toàn phần (lớn hơn hoặc bằng 100% giá trị khoản tín dụng) của một tổ chức có năng lực tài chính mạnh hơn, thì có thể sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của bên bảo lãnh để xác định hạn tín dụng của khách hàng (nếu bên bảo lãnh cũng đợc ngân hàng cho vay chấm điểm), đa vào kết quả chấm điểm xếp hạng.

Bớc 2 : Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

-Các cán bộ chấm điểm tín dụng căn cứ vào ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đăng kí trên giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp, xác định ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. bao gồm:

- Nông, lâm và ng nghiệp. - Thơng mại và dịch vụ. - Xây dựng.

Trờng hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì căn cứ vào ngành nghề/ lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.

Bớc 3 : Chấm điểm và xác định quy mô của doanh nghiệp.

Các tiêu chí sử dụng để chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp gồm : nguồn vốn kinh doanh, doanh thu thuần và giá trị nộp Ngân sách Nhà nớc.

Cán bộ chấm điểm tín dụng căn cứ vào kết quả chấm điểm thu đợc, xếp laoij quy mô doanh nghiệp theo bảng thang điểm sau:

Bảng 3.1 : Bảng thang điểm xếp loại theo quy mô doanh nghiệp

Điểm Quy mô

Từ 70-100 loại 1

Từ 30-69 Loại 2

Dới 30 điểm Loại 3

Bớc 4 : Chấm điểm các chỉ số tài chính.

Cán bộ chấm điểm tín dụng tiến hành thẩm định các báo cáo tài chính doanh nghiệp, lập bảng cân đối kế toán sau điều chỉnh theo hớng dẫn. Căn cứ vào kết quả xác định ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp tại bớc 2 và 3; các số liệu trên cân đối kế toán sau điều chỉnh, chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp.

Bớc 5 : Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính.

Cán bộ chấm điểm tín dụng căn cứ vào các hớng dẫn kèm theo (phụ lục) sẽ tiến hành chấm điểm các tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp bao gồm: tiêu chí lu chuyển tiền tệ, tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý; tiêu chí uy tín trong giao dịch với ngân hàng; tiêu chí môi trờng kinh doanh; tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác.

Cán bộ chấm điểm tín dụng cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân với trọng số theo quy định (có tính đến báo cáo tài chính đợc kiểm toán hay không) để xác định điểm tổng hợp.

Bớc 7 : Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng doanh nghiệp

Cán bộ chấm điểm tín dụng thực hiện xếp hạng các khách hàng là doanh nghiệp thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: AA+ , AA, AA-, BB+, BB, BB-, CC+, CC, CC-, C.

Bảng 3.2: Xếp hạng mức độ rủi ro của khách hàng là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại Mức độ rủi ro

AA+: Loại tối u. Điểm tín dụng tốt nhất dành cho khách hàng có chất l- ợng tín dụng tốt nhất.

Thấp nhất

AA: Loại u Thấp nhng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AA+

AA-: Loại tốt Thấp

BB+: Loại khá Trung bình

BB: Loại trung bình khá Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tơng lai ít đợc đảm bảo hơn khách hàng loại BB+

BB-: Loại trung bình Cao, khả năng tự chủ tài chính thấp. Ngân hàng cha có nguy cơ mất vốn ngay nhng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hành không đợc cải thiện.

CC+: Loại dới trung bình Cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận, xác suất vi phạm hợp đồng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời,ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn

CC: Loại xa dới trung bình Rất cao, khả năng tài trợ ngân hàng kém, nếu không có những biện pháp kịp thời ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn.

CC-: Loại yếu kém Rất cao, ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho vay.

C: Loai rất yếu kém Đặc biệt cao, ngân hàng hầu nh sẽ không thể thu hồi đợc vốn vay.

Sau đó, liên hệ với các ngân hàng khác ( đối với trờng hợp khách hàng có quan hệ tín dụng tại nhiều ngân hàng) để thống nhất kết quả chấm điểm xếp hạng. Trờng hợp không thống nhất kết quả thì ghi rõ trong tờ trình báo cáo kết quả chấm điểm xếp hạng.

Bớc 8: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh

nghiệp.

Sau khi hoàn tất việc chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp, cán bộ chấm điểm tín dụng lập tờ trình báo cáo kết quả và trình lãnh đạo phòng. nội dung tờ trình gồm những phần cơ bản :

- Giới thiệu thông tin cơ bản về khách hàng. - Nhận xét/ đánh giá của cán bộ tín dụng. - Đề xuất các quyết định tín dụng :

i ) Tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng và có thể tăng hạn mức; hoặc ii ) Tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng nhng không tăng hạn mức; hoặc iii ) Hạn chế quan hệ tín dụng; hoặc

iv ) Dừng quan hệ tín dụng, chỉ thu hồi nợ; hoặc v ) Tìm biện pháp khẩn cấp xử lý tín dụng.

Bớc 9 : Rà soát kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng ( đối với những

khách hàng phải thẩm định rủi ro)

Căn cứ hồ sơ do phòng chấm điểm tín dụng chuyển đến, thông tin từ các nguồn khác (nếu có), cán bộ quản lý rủi ro tiến hành rà soát theo các nội dung:

- Thẩm định tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ các thông tin làm căn cứ chấm điểm.

- Rà soát việc xác định các chỉ tiêu, mức điểm cho từng chỉ tiêu đamr bảo tuân thủ các quy định của quy trình.

- Lập báo cáo rà soát. Trờng hợp không nhất trí với kết quả của phòng chấm điểm tín dụng thì nêu rõ nhngx điểm cha chính xác để phòng chấm điểm tín dụng chỉnh sửa, trình lập lãnh đạo phòng quản lý rủi ro.

Bớc 10 : Hoàn thiện hồ sơ kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (đối

với những khách hàng phải thẩm định rủi ro)

Các bộ chấm điểm tín dụng tiếp nhận kết quả rà soát của phòng quản lý rủi ro, hoàn thiện hồ sơ chấm điểm, xếp hạng khách hàng.

Bớc 11 : Phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

Trên cơ sở trình báo cáo kết quả của phòng chấm điểm tín dụng và báo cáo rà soát của phòng quản lý rủi ro, lãnh đạo ngân hàng kiểm tra, phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bớc 12 : Cập nhật dữ liệu, lu trữ hồ sơ.

Sau khi tờ trình đợc phê duyệt, cán bộ chấm điểm tín dụng và xếp hang khách hàng vào hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng. Lu trữ toàn bộ các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc chấm điểm vào hồ sơ tín dụng chung.

* Sàng lọc khách hàng trớc khi cho vay.

Để nâng cao chất lợng tín dụng và hạn chế nợ quá hạn mới ngân hàng đã quan tâm chú ý tới việc nâng cao tiêu chuẩn tín dụng, chọn lọc khách hàng, tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ tín dụng, dặc biệt là khâu thẩm định cho vay nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay và hiệu quả vốn tín dụng.

Để thuận lợi cho việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng đã tiến hành phân loại khách hàng vay vốn theo hình thức sở hữu, theo loại hình doanh nghiệp... để có những biện pháp quản lý khoản vay hiệu quả nhất.

Do tỷ trọng vốn vay của ngân hàng đầu t đối với thành phần kinh tế DNNN chiếm tỷ lệ cao trong tổng d nợ nên ngân hàng đã thực hiện việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó đánh giá khả năng kinh doanh và có kế hoạch d nợ đối với từng doanh nghiệp, phù hợp với khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh, từng bớc góp phần ổn định và nâng cao chất lợng tín dụng.

Đối với các doanh nghiệp vốn chủ sở hữu thấp, tình hình tài chính khó khăn, vốn bị chiếm dụng, gia hạn nợ nhiều lần và có nợ quá hạn...ngân hàng đã kiên quyết giảm dần d nợ.

* Đối với các khoản vay không có đảm bảo bằng tài sản

Với đặc điểm của ngân hàng tỷ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản tơng đối lớn do vậy ngân hàng đã tập trung, tích cực tìm mọi biện pháp yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn thiện để giảm thấp tỷ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản.

* Lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro.

Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro là nguồn tài chính quan trọng để bù đắp cho những khoản nợ khó đòi. Nhân thức đợc điều này nên việc đánh giá tài sản có để trích lập rủi ro luôn đợc thực hiên kịp thời, nghiêm túc tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Miền Tây - Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 40)