. Limited Broadcast Address: Dùng để một máy trên mạng gửi datagram tới tất cả các máy thuộc mạng đó trên phần địa chỉ đích có Host ID bằng
2.1.7.1 Cấu trúc bảng định tuyến
Thành phần cơ bản được sử dụng trong quá trình định tuyến đó là bảng định tuyến. Hình 2.6 thể hiện cấu trúc của bảng định tuyến.
Mask Destination Add Next Hop Add Flag Reference cout Use Interface …… ……… ……… …… ………. ….. ... …… ……… ……… …… ………. ….. ... Hình 2.6: Cấu trúc bảng định tuyến. Các thành phần trong bảng định tuyến gồm có:
Mask: Subnetmask được dùng cho địa chỉ IP của máy đích.
Destination Add: Địa chỉ IP của máy đích.
Next Hop Add: Địa chỉ của router tiếp theo ( next hop router ) trên đường truyền.
Flag: Là các cờ dùng để báo hiệu. Có 5 loại cờ khác nhau đó là: U, G, H, D, M. Cụ thể như sau:
• G: - Khi được lập có nghĩa là tuyến của datagram phải đi qua một router ( Undirect delivery ).
- Khi tắt có nghĩa là datagram được truyền trực tiếp đến máy đích ( direct delivery ). Tức là, máy đích nằm trên cùng một mạng vật lý với máy nguồn hay với router có nhiệm vụ định tuyến cho datagram đó. Khi này, cột Next hop Add sẽ có địa chỉ của giao diện đầu ra. Nếu máy đích nối trực tiếp vào mạng thì đó là địa chỉ đích.
• H: Khi lập sẽ chỉ định tuyến đến một host tức là cột Destination Add là một địa chỉ host. Nếu không chỉ định tuyến đến một mạng, cột Destination Add là một địa chỉ mạng: chỉ sử dụng phần net ID hay kết hợp net ID và subnet ID.
• D: Khi được lập chỉ rằng các thông tin định tuyến đã được cập nhật vào bảng định tuyến.
• M: Khi được lập chỉ rằng các thông tin thay đổi trong bảng định tuyến đã được ghi chú lại.
Reference cout: Chỉ ra các số dịch vụ đang kết nối vào đường truyền tại cùng một thời điểm với địa chỉ là Destination Add.
Use: Chỉ ra số các gói tin được truyền qua router để đến một đích
Interface: Là tên của giao diện.
Địa chỉ 0.0.0.0 được sử dụng để xác định là tuyến mặc định trong bảng định tuyến.
Độ phức tạp của bảng định tuyến phụ thuộc vào cấu hình mạng. Độ phức tạp được chia thành các mức độ sau:
- Trường hợp đơn giản nhất là chỉ có một máy duy nhất, máy này không được nối vào mạng nào cả. Trong trường hợp này, bảng định tuyến chỉ có đầu ra sử dụng giao diện loopback.
- Một host được kết nối đến một mạng LAN độc lập chỉ cho phép truy cập đến các host trên mạng đó. Bảng định tuyến gồm có hai đường: một cho giao diện loopback và một cho mạng LAN
- Các mạng chỉ nối với nhau qua một router duy nhất. Khi đó bảng định tuyến thường sử dụng điểm đầu ra mặc định đến chính router này.
- Cuối cùng, có thêm các tuyến host – specific và network – specific.