Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đền bù đất nông nghiệp trên thành phố Bắc Ninh.
3.1. Đối với chính quyền cấp Trung Ương.
3.1.1. Chính sách – pháp luật.
Nhà nước cần thường xuyên sửa đổi bổ sung luật đất đai và các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện luật đất đai cho phù hợp và chặt chẽ với thực tế và phải uyển chuyển trong việc ban hành và điều chỉnh giá đất sao cho sát với thực tế sao cho lợi ích của hai bên đều được thoả mãn và đạt lợi ích lớn nhất. Có chính sách đền bù và hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để hộ nông dân và lao động nông nghiệp sớm ổn định được đời sống, tạo được việc làm mới có thu nhập tốt hơn.
Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt trong việc thu hồi đất nông nghiệp đã giao cho các hộ nông dân để phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mới và xây dựng kết cấu hạ tầng cần phải bảo đảm được lợi ích của nhà nước, lợi ích của người nông dân, lợi ích của các nhà doanh nghiệp và nhà đầu tư sử dụng diện tích đó cũng như lợi ích của cộng đồng, bảo đảm đời sống của nhân dân trong khu vực được quy hoạch. Đặc biệt coi trọng việc bảo đảm đời sống cho những người nông dân không còn đất sản xuất và những người
phải di dời tới một nơi ở mới. Mức giá đền bù đất thu hồi là một vấn đề hết sức phức tạp, liên quan mật thiết đến đời sống của người dân, nhất là người dân chuyên sống về nghề nông, do đó phải được giải quyết một cách thỏa đáng. Hơn nữa ngoài việc xác định giá đền bù đất nông nghiệp một cách hợp lý, thỏa đáng, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho nông dân trong trường hợp phải di dời để tái định cư, nhất là phải tái định cư ngoài khu vực quy hoạch như hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ trong giáo dục, học tập cho con cái họ, và các hạ tầng thiết yếu cho cả cộng đồng. Đặc biệt Đảng và Nhà nước cần có những phương pháp triển khai nghiên cứu để đề ra một chính sách đất đai mới dựa trên cơ sở định giá thuê đất công khai, minh bạch để cho những người nông dân biết và hiểu rõ hơn về những quy định về việc bồi thường đất nông nghiệp cho người dân có như vậy mới khắc phục được những hiện tượng đầu cơ, sử dụng đất hiệu quả, mà không bị thu hồi để giao cho người khác sử dụng; trong lúc, đúng ra các loại địa tô sử dụng đất phải được Nhà nước quản lý, sử dụng chặt chẽ và hiệu quả.
3.1.2. Nâng cao đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra.
Kiểm tra là để đánh giá xem việc thi hành chính sách, pháp luật đang diễn ra như thế nào, việc gì làm tốt thì phát huy, việc gì chưa tốt hoặc sai trái thì uốn nắn. Nhà nước phải luôn luôn có đội ngũ thanh tra, kiểm tra chặt chẽ, và có trách nhiệm công việc để thực hiện công việc thanh tra ở các địa phương, thành phố để tránh, hạn chế tình trạng tham ô, tham nhũng ở các địa phương qua việc đền bù đất cho người dân làm cho người dân mất lòng tin vào cơ quan chính quyền các cấp. Hơn nữa phải quy định các địa phương phải có những chính sách đền bù đất nông nghiệp sao cho giá đền bù phải sát với thực tế và nằm trong quy định của Nhà nước đã ban hành, Nếu như địa phương nào không làm đúng nhứ quyết định của Nhà nước ban hành thì sẽ bị xử phạt nghiêm chỉnh.
3.1.3. Giải pháp đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, “ Minh bạch hoá cơ chế, chính sách”.
Công tác cải cách thủ tục hành chính có ý nghĩa quan trọng trong việc GPMB để nhằm thu hút được các nhà đầu tư một cách nhanh chóng, nhất là các nhà đầu tư lớn. Phong cách phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, chính sách thông thoáng, minh bạch là vấn đề được người dân và các nhà đầu tư, tập đoàn kinh tế lớn quan tâm. Vì vậy cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, phương thức thực hiện, quản lý nhằm tạo được điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp trong công tác GPMB.
Việc minh bạch hoá cũng là một trong những biện pháp có hiệu quả cao, nó nhằm công khai, cụ thể hoá chính sách, hạn chế những nhũng nhiễu, tiết kiệm thời gian và chi phí cho Nhà nước và các nhà đầu tư. Đồng thời tránh tình trạng khiếu nại, khiếu kiện mất thời gian của người dân...