KẾT QUẢ THỰC HIỆN KINH PHÍ DO NGÂN SÁCH CẤP TRONG NĂM 2008 – 2009.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của ngành Kiểm sát nhân dân (Trang 35 - 37)

II. Thực trạng quản lý tài chính trong Ngành kiểm sát nhân dân 1 Chủ thể quản lý tài chính.

3. Quản lý việc chi.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KINH PHÍ DO NGÂN SÁCH CẤP TRONG NĂM 2008 – 2009.

TRONG NĂM 2008 – 2009.

Đơn vị: triệu đồng.

Nội dung Năm 2008 Năm 2009

1. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản 165.300 171.000 2. Kinh phí quản lý hành chính. 692.438,4 830.442,5 3. Kinh phí giáo dục đào tạo. 8.667,6 12.695 4. Kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ. 6.525 9.539,2 5. Kinh phí sự nghiệp khoa học – công nghệ. 2.180 2.270 6. Kinh phí sự nghiệp đảm bảo xã hội. 160 160 7. Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia. 1450

+ Chương trình phòng chống ma tuý. 300

+ Chương trình phòng chống tội phạm 150

+ Chương trình giáo dục – đào tạo. 1.000

8. Kinh phí viện trợ. 1.870

9. Kinh phí viện trợ học sinh Lào. 516

10. Kinh phí oan sai theo NQ 138 3.329 1.079,98

Tổng 880.470,0 1.029.152,68

(Nguồn: Báo cáo “Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2008 – 2009 và sơ kết 3 năm (2007 – 2009) thực hiện Nghị

Từ bảng số liệu trên ta có thể rút ra một vài nhận xét sau:

- Kinh phí quản lý hành chính chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kinh phí do nhà nước cấp, chiếm 78,64% năm 2008 và 80,69% năm 2009. Chi phí tăng lên không đáng kể.

- Có sự tăng lên của đáng kể của kinh phí giáo dục đào tạo tăng lên giữa 2 năm (tăng 4.027,4 triệu đồng tương ứng với 46,47%), và kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ (tăng 3.014,2 triệu đồng tương ứng với 46,19%). Sự tăng lên này là do trong năm 2009, ngành Kiểm sát nhân dân chú trọng vào công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên. Điều này rất có ý nghĩ và cần được tiếp tục chú trọng và khuyến khích trong thời gian tới, để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của các nhiệm vụ đạt ra.

- Kinh phí oan sai theo NQ 138 đã giảm 2.249,02 triệu đồng, tương ứng với 67,55% (từ 3.329 triệu đồng năm 2008 xuống 1.079,98 năm 2009). Đây là một con số đáng mừng, từ đó cho ta thấy, trong năm 2009 vừa qua, số vụ án xử oan, xử sai đã giảm hẳn so với năm 2008.

Bảng 2. Chi quỹ tiền lương và chi hoạt động thường xuyên.

Đơn vị: triệu đồng. Năm Kinh phí giao

thực hiện chế độ tự chủ

Trong đó

Quỹ tiền lương Chi hoạt động thường xuyên Năm 2007 493.757,6 287.707,4 (chiếm 58,3% kinh phí tự chủ) 206.050,2 (chiếm 41,7% kinh phí tự chủ) Năm 2008 587.926,2 365.128,7 (chiếm 62,1% kinh phí tự chủ) 222.797,5 ((chiếm 37,9% kinh phí tự chủ) Năm 2009 734.543,67 451.637,2 (chiếm 61,5% kinh phí tự chủ) 282.906,5 (chiếm 38,5% kinh phí tự chủ) (Nguồn: Báo cáo “Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2008 – 2009 và sơ kết 3 năm (2007 – 2009) thực hiện Nghị

- Từ bảng trên ta thấy, trong tổng kinh phí do nhà nước cấp, chi cho quỹ tiền lương chiếm tỉ trọng cao, trong khi đó, kinh phí dành cho hoạt động thường xuyên chiếm chỉ trọng còn thấp và có xu hướng giảm dần theo các năm, nhưng tỷ lệ nghịch với kinh phí này thì tổng kinh phí tiết kiệm được của các đơn vị ngày càng lớn, toàn ngành năm sau tiết kiệm lớn hơn năm trước. Song có một thực tế đặt ra là, do lượng chi cho hoạt động thường xuyên giảm để tiến hành tiết kiệm cho nên nhiều hoạt động, nhiệm vụ của ngành không được đáp ứng đủ kinh phí, thiếu trang thiết bị cần thiết. Vấn đề này sẽ được phân tích kĩ hơn trong phần sau của bài. Tuy nhiên, đây là một vấn đề bức xúc cần phải xem xét lại trong hoạt động của ngành kiểm sát.

Tình hình quản lý chi tiêu cụ thể của ngành Kiểm sát nhân dân như sau:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của ngành Kiểm sát nhân dân (Trang 35 - 37)

w