II. Thực trạng quản lý tài chính trong Ngành kiểm sát nhân dân 1 Chủ thể quản lý tài chính.
3. Quản lý việc chi.
3.3. Những hạn chế còn tồn tại.
3.3.1. Công tác thực hiện dự toán kinh phí hành chính sự nghiệp và các nguồn kinh phí khác. các nguồn kinh phí khác.
- Vẫn còn nhiều nhiệm vụ không được bổ sung kinh phí kịp thời, phải chờ kinh phí bổ sung sang năm sau mới có thể tiến hành tiếp được, do đó không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra trước mắt.
- Ngân sách nhà nước giao chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành. Kinh phí cung cấp cho các nhiệm vụ, hoạt động của Ngành vẫn còn thiếu, nhiều địa phương, kinh phí không phân bổ đến hoặc phân bổ không đủ đã phải làm đơn lên VKSND tối cao xin cấp, bổ sung kinh phí.
- Có nhiều đơn vị lập dự toán còn chưa cụ thể, chi tiết, không có sự so sánh, đối chiếu số liệu và chưa thuyết minh được cụ thể, rõ ràng lý do phát sinh tăng thêm dự toán của năm sau so với năm trước.
3.3.2. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
- Công tác quy hoạch ngành, ban hành tiêu chuẩn định mức trụ sở của ngành có tính đến diện tích đặc thù, việc mua sắm trang thiết bị tài sản gắn với vốn đầu tư mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng so với yêu cầu thực tế vẫn còn thiếu tầm chiến lược.
- Việc hướng dẫn Chủ đầu tư chủ yếu bằng văn bản, việc kiểm tra hướng dẫn, xử lý và đi thực tế địa phương chưa được nhiều.
- Công tác kiểm tra, giám sát chưa thực hiện thường xuyên theo quy định. Một số dự án từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng chưa kiểm tra thực tế một lần nào.
- Công tác kiểm tra việc thực hiện đảm bảo phù hợp chất lượng công trình của Chủ đầu tư chưa thường xuyên.
3.3.3. Công tác đầu tư trang bị phương tiện làm việc, quản lý sử dụng tài sản Nhà nước. dụng tài sản Nhà nước.
*Về thực hiện kinh phí “Đề án đầu tư trang thiết bị phương tiện làm việc”.
- Trong đấu thầu: Một số đơn vị chưa thực hiện việc đăng tin về đấu thầu theo quy định tại điều 5 của Luật đấu thầu, điều 37 Nghị định số 111/2006/NĐ – CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ, hướng dẫn kèm theo công văn số 12/BKH – QLĐT ngày 02/1/2008, hướng dẫn 4073/BKH – QLĐT ngày 05/6/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện THQCT & KSXX phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang, Hải Phòng, Hà Giang, Bến Tre, Hà Tĩnh, Quảng Nam...)
Chưa đúng trình tự nội dung thực hiện đấu thầu như: Không phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, không có biên bản đánh giá hồ sơ dự thầu (Viện THQCT & KSXX phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang, Hà Giang, Quảng Nam...), hồ sơ dự thầu thiếu bảo lãnh dự thầu (Viện THQCT & KSXX phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang). Hồ sơ mời thầu không đưa ra các tiêu chí yêu cầu về nguồn gốc, yêu cầu về kỹ thuật của thiết bị cần mua nhà thầu phải đáp ứng hoặc có hồ sơ mời thầu lại đưa ra nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hoá trái với quy định của Luật Đấu thầu.
Chưa thực hiện thẩm định giá trước khi mua sắm tài sản theo quy định tại điều 13 mục 3 Pháp lệnh giá số 40/2002/PL – UBTVQH10 và công văn số 1114/VKSTC – V11 ngày 23/4/2008 của VKSND tối cao đã hướng dẫn (Viện THQCT & KSXX phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang, Hà Giang...).
Mua tài sản chưa thực hiện đúng danh mục tài sản theo Đề án, có đơn vị dùng kinh phí Đề án được cấp năm 2009 để mua máy tính xách tay.
Đề án duyệt là mua máy vi tính để bàn và không báo cáo VKSND tối cao (VKSND tỉnh Điện Biên...).
Thiếu biên bản bàn giao tài sản sau khi mua sắm.
Nói chung, việc mua sắm tài sản theo Đề án nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng, đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đấu thầu; báo cáo gửi chậm, không đầy đủ vì vậy ảnh hưởng đến việc theo dõi, quản lý tài sản toàn ngành và báo cáo tình hình thực hiện với cơ quan quản lý nhà nước.
* Về quản lý, sử dụng trang phục, xe ô tô, xe máy công.
- Trang phục cấp phát bằng hiện vật năm 2009 vẫn chưa thực hiện. - Số ô tô theo đề án được là 90 chiếc, song đến nay mới chỉ mua được 37 chiếc, còn 53 chiếc vẫn chưa được mua.
- VKSND tối cao đã ban hành Quyết định 414/QĐ – VKSTC – V11 ngày 29/3/2007 về quy chế trang bị quản lý, sử dụng xe ô tô trong ngành Kiểm sát. Tuy nhiên, qua thực hiện một số đơn vị chưa thực hiện đúng quy định của Nhà nước, của ngành đề ra (dùng xe ô tô cơ quan đi tham quan, sử dụng vào việc riêng, đưa đón cán bộ không đủ tiêu chuẩn...) gây lãng phí, ảnh hưởng đến kinh phí hoạt động của đơn vị.
3.3.4. Thực hiện việc tiết kiệm kinh phí tự chủ.
Trong việc thực hiện tiết kiệm trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được như trên, mặt khác còn có những đơn vị đã hạn chế quá mức những nhiệm vụ chi cho sửa chữa, mua sắm thường xuyên... và những nội dung chi cho nhiệm vụ chuyên môn, do vậy, tiền tiết kiệm thì lớn mà những nội dung chi mua sắm, sửa chữa và chi những nhiệm vụ chuyên môn chưa thực hiện được.