liĩnh vực quản lý tài chính.
Trong thời gian tới, công tác quản lý tài chính của ngành Kiểm sát nhân dân tập trung vào hai vấn đề chính sau:
1. Nâng cao hiệu quả chi thường xuyên.
Chi thường xuyên chiếm một tỉ trọng khá lớn trong ngân sách của Ngành Kiểm sát, được chia thành các nhóm chi cho con người (lương và
phụ cấp, chi bảo hiểm), chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ, chi mua sắm, sửa chữa và các khoản chi thường xuyên khác.
Trong thời gian qua, công tác chi thường xuyên của toành Ngành Kiểm sát vẫn có nhiều khoản chi không đúng mục đích, chi vì mục đích cá nhân. Trong những năm tới, cần nâng cao hiệu quả của các khoản chi này, cần cân nhắc, tính toán kĩ lưỡng trước khi chi để sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước đúng mục đích, đúng nhu cầu sử dụng, từ đó tiết kiệm được nguồn kinh phí của Nhà nước trong toàn Ngành.
2. Lựa chọn đúng đắn các ưu tiên trọng điểm chi.
Nhu cầu sử dụng kinh phí của ngành là rất lớn, song kinh phí nhà nước cấp cho ngành là có hạn. Cần căn cứ vào các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cũng như là mục tiêu phát triển của ngành trong ngắn hạn và dài hạn để đề ra những nhiệm vụ ưu tiên chi trong ngắn hạn và dài hạn.
- Trước hết, nguồn kinh phí phải đảm bảo đủ nguồn kinh phí duy trì hoạt động có hiệu quả của bộ máy Ngành kiểm sát nhân dân. - Đầu tư vào mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng; trang bị thêm, đổi
mới các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của ngành.