Công tác trang phục và tài sản.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của ngành Kiểm sát nhân dân (Trang 58 - 63)

III. Kiến nghị một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Ngành kiểm sát nhân dân.

3. Công tác trang phục và tài sản.

- Cần tiếp tục triển khai theo Đề án (xe máy, giá lưu trữ, thiết bị nghiệp vụ). Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ làm việc với các Bộ ngành có liên quan và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép ngành tiếp tục mua xe ô tô theo Đề án. Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình

hiện nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Chính phủ được bổ sung Đề án một số loại thiết bị còn thiếu, thay thế một số thiết bị chưa đáp ứng được về tính năng kỹ thuật.

- Cần thực hiện mua sắm trang phục theo niên hạn 2009, 2010 trong đó thực hiện đấu thầu để xác định giá vải, công may.

- Cần đề nghị các đơn vị thực hiện việc mua sắm trang thiết bị tài sản theo đúng số lượng, chủng loại theo dự án kinh phí đã được giao. Cần thực hiện đúng trình tự nội dung lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hoá theo công văn hướng dẫn số 781/VKSTC–V11 ngày 23/3/2009 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Nâng cao ý thức của các đơn vị trong việc tuân theo pháp luật (Luật đấu thầu), các quy định, pháp lệnh về thẩm định giá trước khi mua sắm tài sản. Buộc các đơn vị phải tiến hành theo đúng trình tự thực hiện nội dung đấu thầu, thực hiện thẩm định giá trước khi mua sắm tài sản theo quy định tại điều 13 mục 3 Pháp lệnh giá số 40/2002/PL–UBTVQH10 và công văn số 1114/VKSTC–V11 ngày 23/4/2008 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đối với các đơn vị đã bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhắc nhở, yêu cầu thực hiện đúng theo quy trình, thủ tục vẫn tiếp tục không tuân theo luật và quy định, cần có các biện pháp xử phạt nghiêm khắc.

- Nâng cao trình độ chuyên môn có các đơn vị trong lĩnh vực đấu thầu. Cử cán bộ đi đào tạo hoặc tuyển các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu thầu để đảm bảo cho việc đấu thầu được diễn ra đúng quy trình, thủ tục, đem lại hiệu quả cao.

- Nâng cao ý thức của các đơn vị trong việ sử dụng tài sản công. Cần nghiêm khắc kiểm điểm và có các biện pháp xử phạt đối với những đối tượng, đơn vị sử dụng tài sản công không đúng mục đích, sử dụng vào việc riêng.

4. Thực hiện việc tiết kiệm kinh phí tự chủ.

Cần có kế hoạch cụ thể, nêu rõ những khoản nào cần thiết chi tiêu, những khoản nào thừa hoặc không cần thiết thì hạn chế và tiến hành tiết

kiệm chứ không thực hành bừa bãi, không đúng mục đích, chạy theo thành tích mà ảnh hưởng đến hoạt động, nhiệm vụ của ngành.

KẾT LUẬN.

Trong 50 năm qua (1960 -2010), toàn ngành Kiểm sát nhân dân đã có những đóng góp to lớn trong việc phát hiện những vi phạm pháp luật từ đó góp phần bảo vệ pháp luật, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do dân chủ của nhân dân và cao hơn nữa là góp phần củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa. Ngành kiểm sát đã và đang không ngừng cố gắng để có thể đóng góp được nhiều hơn nữa vào công cuộc xây dựng đất nước, góp phần đưa nước ta đạt được mục tiêu đã đạt ra đó là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Trong thời gian qua, để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, công tác quản lý, điều hành của ngành kiểm sát nhân dân đặc biệt là công tác quản lý tài chính đã được tổ chức và thực hiện một cách hợp lí và có hiệu quả. Riêng đối với công tác quản lý tài chính, từ ngày áp dụng theo Nghị định số 130/2005/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 17/10/2005 qui định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính Nhà nước, và Nghị định số 43/2006/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Ngành đã tự chủ hơn về kinh phí, từ đó có khả năng đáp ứng cao hơn những yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Tuy trong công tác điều hành quản lý toàn bộ máy Ngành kiểm sát nhân dân nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng vẫn còn có những thiếu sót, hạn chế song những thiếu sót đó đã được toàn Ngành nghiêm khắc kiểm điểm, xử lý những sai phạm và đã có những bước khắc phục hoàn thiện để hoạt động của Ngành ngày càng có hiệu quả hơn, hoàn thành được nhiều nhiệm vụ hơn nữa do Nhà nước giao phó.

Thời gian gần đây, trước tình hình quốc tế có những biến động và nền kinh tế - xã hội của đất nước còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập, ngành Kiểm sát cần phải kiên định hơn, nắm vững chức năng nhiệm vụ của mình trên tinh thần các nghị quyết của Đảng hơn, khắc phục

những thiếu sót trong quá trình công tác và hơn hết là phải nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý tài chính, cũng như phải tích cực phối hợp với các ngành khác như Nội vụ, Toà án, Tư pháp hơn nữa để có thể trấn áp được bọn tội phạm ngày càng tinh vi và thủ đoạn.

Ngành Kiểm sát đã và đang tiếp tục phấn đấu để trở thành công cụ sắc bén của nhân dân, của Nhà nước trong cuộc đấu tranh để góp phần vào việc giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội cũng như là tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của ngành Kiểm sát nhân dân (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w