Vấn đề ô nhiễm nước thả

Một phần của tài liệu Áp dụng sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp chế biến thủy hải sản Hai Thanh (Trang 26 - 29)

Chế biến thủy hải sản là ngành sử dụng một lượng nước khá lớn cho chế biến và giải nhiệt cho máy móc. Nước sạch được dùng trong hầu hết các công đoạn của quy trình, từ tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, rửa, cấp đông, mạ băng cho đến vệ sinh bàn, nhà xưởng dụng cụ chế biến… Lượng nước thải của chế biến thủy hải sản gần như tương đương với lượng nước cấp. Lượng nước sử dụng khác nhau tùy theo quy trình và từng loại mặt hàng nhưng nếu ta thấy bình quân

là 15 m3/tấn thì với sản lượng xuất khẩu 127.700 tấn vào năm 1995, lượng nước thải ra sẽ là 2.000.000 m3/năm [5].

Thành phần chính của nước thải ngành chế biến thủy hải sản bao gồm:

- Các chất thải rắn trôi theo dòng chảy của nước thải như vỏ, đầu tôm, trứng tôm, da cá, vẩy cá, xương cá, nội tạng, các mẫu thịt vụn…

- Các chất hữu cơ, chất béo và protit động vật có nguồn gốc từ huyết, mỡ cá, gạch tôm, gạch cua…

- Các hóa chất sử dụng trong quá trình chế biến như: Các loại hóa chất khử trùng như muối, tẩy trùng như chlorine, xà phòng, và một số hóa chất khác … Các chất phụ da, bảo quản thực phẩm đều là những chất nguy hại cho môi trường.

- Loại nước thải có chứa hàm lượng vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi. Nếu chúng ta không xử lý kịp thời nguồn nguyên liệu bị nhiễm bệnh thì rất dễ tạo điều kiện cho vi sinh vật này phát tán ra môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Lưu lượng nước thải và mức độ ô nhiễm của nước thải ngành chế biến thủy hải sản tùy thuộc vào một số yếu tố quan trọng như: Phương pháp chế biến và loại thủy hải sản được chế biến…

Qua kết quả nghiên cứu nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thủy sản của Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường Tp.HCM cho thấy nước thải từ quá trình chế biến thủy hải sản có những đặc tính sau đây:

- pH thường nằm trong khoảng giới hạn từ 6,5 – 7.

- Có hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao.

- Giá trị BOD và COD dao động lớn và tương đối khá cao chứng tỏ mức độ ô nhiễm của nước thải thủy hải sản cũng rất nghiêm trọng.

- Hàm lượng lơ lửng cao cho thấy quy trình chế biến và công tác thu gom chưa tốt.

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

pH - 7 - 7,5 SS mg/l 86 - 171 BOD5 mg/l 777 - 1053 COD mg/l 850 - 1225 Tổng Phospho mg/l 15 - 41 Tổng Nitơ mg/l 137 - 165 Clo mg/l 0,07 - 0,09 Tổng Coliform MNP/100ml 19.000

- Chứa hàm lượng lớn các protit và chất dinh dưỡng thể hiện qua hai thông số nitơ tổng và phospho tổng.

- Thường có mùi hôi vì có sự phân hủy của các axit amin.

Như vậy có thể thấy nước thải chế biến thủy hải sản chứa hàm lượng chất hữu cơ khá cao, nếu không được xử lý thì hàm lượng BOD có thể vượt TCVN đến 20 - 40 lần, COD vượt 20 lần, SS vượt 15 - 20 lần… Nước thải này nếu không xử lý sẽ đe dọa nghiêm trọng đến môi trường của nguồn tiếp nhận.

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu Áp dụng sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp chế biến thủy hải sản Hai Thanh (Trang 26 - 29)