III. THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
2. Thực trạng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
2.3 Thực trạng môi trường vùng Trung tâm
Đây là vùng công nghiệp phát triển và khá tập trung. Đồng thời đây cũng là nơi trung tâm văn hoá, nơi có thế mạnh về du lịch nên vấn đề môi trường đặt ra những bài toán khó trong việc cân nhắc giữa các lợi ích.
Đối với tiểu vùng nông thôn và miền núi huyện Hoành Bồ tác động công nghiệp đến môi trường gần như không đáng kể chỉ có một số điểm khai thác vật liệu xây dựng nằm rải rác và mức gây ô nhiễm không cao. Vấn đề đáng quan tâm ở đây là các vùng khai thác than, vùng chế biến thực phẩm… Vùng khai thác than Cẩm Phả - Hạ Long, tình trạng tồn đọng của nhiều năm trước vẫn chưa được khắc phục tại các bãi thải như bãi thải than Nam Đèo Nai, Cọc 6, Bãi thải Hà Tu, bồi lắng sông Mông Dương, sông Diễn Vọng, Vịnh Bãi Cháy và Bái Tử Long. Hiện tại sản lượng khai thác than của vùng tăng nhanh khoảng hơn 20 triệu tấn /năm trong khi đó suất đầu tư cho môi trường chỉ chiếm 1% giá thành so với yêu cầu là còn rất thấp. Mặt khác, khai
thác lộ thiên chiếm tỷ trọng lớn hiện tại là 60-70 %. Xung quanh các mỏ khai thác than, lượng đất đá thải ra do khai thác và sàng tuyển chiểm khoảng 30% do đó đối với khu vực trung tâm vấn đề môi trường đang trở lên bức xúc.
a. Môi trường không khí và tiếng ồn.
TP Hạ Long du lịch phát triển, vấn đề môi trường sớm được quan tâm và sử lý kịp thời nên môi trường khu vực trung tâm TP là tương đối sạch. Tuy vậy môi trường ở không khí năm trên trục QL 18A , đi Cẩm Phả, đường lên các mỏ hầu hết chất lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tại Cảng Cái Lân, bưu điện tỉnh, Hà Tu, Tân Lập bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,06 - 2,5lần. ( bảng 21)
Hiện trong vùng thì Cẩm Phả là nơi mà môi trường đang bị ô nhiễm nhiều nhất do hoạt động khai thác và vận chuyển than, VLXD. tại Mông Duơng, Cọc 6 nồng độ bụi lơ lửng vượt giới hạn cho phép1,1-1,6 lần, hàm lượng bụi lắng tương đối cao. Các chất rắn thải kể đến khi khai thác than là đất đá bóc tách riêng nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông với chất thải rắn là 2200 tấn / ngày (0,8 triệu tấn/năm ) đổ vào Vịnh Bái Tử Long tạo nên bãi rác thải lớn 48ha. Không chỉ hoạt động khai thác than mà việc khai thác đất và đá vôi trên địa bàn Quang Hanh- Cẩm Phả dọc QL18A đoạn đường từ dốc Đèo Bụt đến Km 6 cũng gây bụi nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến các khu dân cư, đến cảnh quan và vào mùa mưa còn có tiềm năng sạt nở đất.
Về độ ồn: tại các địa điểm nằm trên các tuyến đường giao thông trên địa bàn thị xã Cẩm Phả độ ồn vượt quá chỉ tiêu cho phép do hoạt động của các xe tải hạng nặng dùng vận chuyển than, VLXD. Tai TP Hạ Long độ ồn do hoạt động thương mại du lịch ảnh hưởng nên tổng tác động ở một số nơi cũng vượt qua giới hạn cho phép.
b.Môi trường nước
Chất lượng nước vùng trung tâm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước thải đô thị, nước thải từ các mỏ than các hoạt động cảng biển và lấn biển.
Mỏ than Cọc 6, Đèo Nai lượng nước thải khoảng 13.000.000 m3/ năm nước thải mỏ có độ axít cao, nồng độ chất rắn lơ lửng lớn cộng thêm khi mưa lũ mang theo bột đen và đất đá, đây chính là nguyên nhân gây ra bồi lắng ven bờ ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển. Rác thải than làm lượng chất rắn lơ lửng tại suối Moong cọc 6, Ngầm Mông Dương cao hơn giới hạn cho phép, mặt khác hàm lượng dầu ở 2 khu vực này vượt TCVN 1,2-2,6 lần.
(xem bảng 21)