Đặc điểm Kinh tế xã hội của Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 34 - 38)

I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ TỈNH QUẢNG NINH

2 Đặc điểm Kinh tế xã hội của Quảng Ninh

2.1 Đặc điểm về kinh tế.

Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp với mức tăng trưởng cao và ổn định: Thời kỳ 1996-2000 tăng trưởng bình quân là 9,6% /năm, trong đó: công nghiệp xây dựng tăng 13,1%/ năm; nông lâm ngư nghiệp tăng 6,3%; các ngành du lịch dịch vụ tăng 7,4% năm. năm 2000 GDP bình quân đầu người đạt gần 400USD/ năm gấp 2,5 lần so 1990. Thời kỳ (2000-2005) tăng trưởng bình quân là 12,75% trong đó Công nghiệp xây dựng tăng 11,1%; nông nghiệp thuỷ sản tăng 8,2%, ngành dịch vụ tăng 14,6%; GDP bình quân đầu người năm 2005 ước tính đạt khoảng 726 USD bằng 1,65lần năm 2000.

b.Về chuyển dịch cơ cấu.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung phát triển các lĩnh vực có thế mạnh như công nghiệp, Du lịch, cảng biển, phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế biển đảo, chú trọng phát triển đồng đều trên tất cả các ngành, các lĩnh vực, các vùng, các thành phần kinh tế.năm 2000 tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng là 52,4% Nông lâm ngư nghiệp là 9,5% dịch vụ là 38,0%. Năm 2005 uớc tính công nghiệp và xây dựng là 50,9% Nông lâm thuỷ sản là 7,8%; các ngành dịch vụ là 41,3%

Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát huy tiềm năng của thanh phần kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác. Các thành phần kinh tế sản xuất và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực đa dạng và năng động hơn.

c. Hoạt động thu chi ngân sách trên địa bàn và đầu tư phát triển

Hoạt động thu chi ngân sách luôn được củng cố và cải thiện đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nuôi dưỡng nguồn thu và khai thác tốt các nguồn lực. Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2001-2005 ước tính đạt 16640 tỷ tăng bình quân là 10,65 % trong đó thu nội địa tăng 21,95% . Tổng chi ngân sách cũng trong giai đoạn này khoảng 8666 tỷ tăng bình quân là 17,5%

Cân đối vốn đầu tư phát triển tiếp tục được cải thiện qua các năm. tổng vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005 ước tính đạt khoảng 49730 tỷ đồng vượt 29000 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra, nhịp độ tăng bình quân là 26,6%. Đầu tư chủ yếu tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, như cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông vận tải, công trình cấp thoát nước, các công trình trọng điểm…

d. Hoạt động kinh tế đối ngoại

Hoạt động xuất nhập khẩu luôn duy trì ở mức độ tăng trưởng cao tính trung bình 5 năm 2001-2005 tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn là 1.500 triệu USD tăng bình quân là 19% trong đó xuất khẩu tăng là 35.05 % nhập khẩu tăng 42% .

Hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài : Thu hút FDI tổng vốn đăng kí ước tính 5 năm đạt khoảng 370 triệu USD, tổng vốn thực hiện là là 212 triệu USD bằng 57,3% vốn đăng ký. Đối với thu hút ODA, các nhà tài trợ cam kết giành cho Quảng Ninh trong 5 măn là 287triệu USD dự kiến hết 2005 giải ngân được khoảng 200 triệu USD bằng 69,9% so với vốn đăng ký.

2.2 Đặc điểm về Xã hội

a. Dân số

Là một tỉnh có hơn một triệu dân với dân tộc kinh chiếm 90% và phân thành 14 đơn vị hành chính với 10 huyện trong đó có 2 huyện đảo là Cô Tô và Vân Đồn, 3 thị xã, một thành phố Hạ long là trung tâm văn hoá của cả tỉnh.

Dân số Đ.vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Dân số ngườ i 1.018.93 1 1.032.264 1045091 1.058.829 1.072.016 1.081.363 Tỷ lệ dân cư đô thị % 44,22 43,97 45,15 45,69 46,31 46,5 tỷ lệ tăng tự nhiên %o 13,6 12,6 12 11 10,2 10,2

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2005)

Mật độ dân số trên địa bàn tỉnh khoảng 178 người/ km2, Tuy vậy mật độ dân cư rất không đều giữa các vùng trong tỉnh, ở miền núi và hải đảo mật độ còn thấp và ở vùng trung tâm tập trung tương đối cao. Trong thời kỳ đổi mới mức độ đô thị hoá diễn ra nhanh và do đó dân cư thành thị cũng tăng theo. Quảng Ninh là tỉnh có dân số thành thị chiếm tỷ trọng cao.

b. Về giáo dục và Y tế.

Giáo dục và y tế ngày càng được các cấp quan tâm.

Về giáo dục: hiện tại trên địa bàn tỉnh đã có 14/14 đơn vị đạt chuẩn xoá mù ở bậc tiểu học,13/14 đơn vị đạt chuẩn xoá mù ở bậc THCS. Số học sinh theo học PTTH các trường TH chuyên nghiệp ngày càng tăng. Hiện trên địa bàn tỉnh đã có 18 trường đào tạo cao đẳng TH dạy nghề của Trung ương và địa phương 477 trường PT các cấp, đây là tiền đề để Quảng Ninh đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội.

Về y tế: Mạng lưới y tế công cộng ngày càng được tăng cường, hiện đã có 100% xã, phường có bác sĩ công tác, 30% xã phường đạt tiêu chuẩn Quốc gia về y tế, 100% thôn bản có nhân viên Y tế.

c. Lực lượng lao động và viêc làm.

Lượng lao động ở Quảng Ninh là một nguồn lực cho phát triển kinh tế, hàng năm số người trong độ tuổi lao động tăng lên đáng kể. trong đó lao động qua đào tạo là 33%

Nguồn lao động được coi là một thế mạnh của tỉnh nhất là trong công nghiệp khai thác mỏ cần nhiều lao động.

Bảng 4: Bảng tổng hợp tình lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Chỉ tiêu Đ.vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 tốc độ tăng BQ (%) Số người trong độ tuổi LĐ người 634000 644000 649000 650000 661445 1,35 Tỷ lệ thất nghiệp thành thị % 7,15 6,85 6,53 5,97 5,7 (5,1) Tỷ lệ sd thời gian LĐ ở nông thôn % 76,8 77,4 78,0 79,2 80,0 1.1

( Nguồn; Niên giám thống kê Quảng Ninh 2005)

Số người trong độ tuổi lao động tăng bình quân 1,35%/ năm, trong đó số lao động được giải quyết việc làm tăng 1,5% năm. Bình quân mỗi năm giải quyết được 2,1 vạn lao động nhờ có các chính sách của tỉnh như khuyến khích ngành nghề sử dụng nhiều lao động, chính sách phát triển sản xuất ..do đó tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 76%(2000) tăng lên 80% năm 2005, thất nghiệp thành từ 7,42%(2000) giảm còn 5,7% 2005.

II.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w