Thực trạng bố trí sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 42)

I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ TỈNH QUẢNG NINH

1.2Thực trạng bố trí sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ

1. Sơ nét về thực trạng tổ chức công nghiệp trên lãnh thổ

1.2Thực trạng bố trí sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ

Trong giai đoạn 2000-2010 tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại các huyện, thị xã dọc quốc lộ 18A cụ thể như sau:

a. Về bố trí các cụm công nghiệp.

Những năm gần đây, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ninh luôn chiếm tỉ trọng trên dưới 50% tổng giá sản phẩm (GDP) của cả tỉnh. Với nhận thức "vốn nước ngoài là quan trọng vốn trong nước là quyết định" thì việc đẩy mạnh khu công nghiệp tập trung để thu hút các dự án đầu tư lớn, việc xây dựng các cụm công nghiệp đang cũng được tỉnh quan tâm.

Theo thống kê của Sở Công nghiệp, hiện nay toàn tỉnh đã quy hoạch được 6 cụm công nghiệp địa phương, đó là:

Cụm công nghiệp Hải Hoà (Móng Cái), Diện tích 3 ha. Cụm công nghiệp Kim sơn (Đông triều), diện tích là 10 ha Cụm công nghiệp Yên Thanh (Uông Bí), diện tích 10ha Cụm công nghiệp Quảng Thành (Hải Hà), Diện tích 26 ha Cụm công nghiệp Ninh Dương (Móng Cái), diện tích 2 ha

Cụm công nghiệp đóng mới và sửa chữa tầu Thuỷ An (Yên Hưng) dự kiến khoảng vài chục ha.

Trong số các cụm công nghiệp này thì cụm công nghiệp Hải Hoà đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng hạ tầng cơ sở và đã có một số nhà đầu tư triển khai các dự án như CTy TNHH thương mại Hùng Cường sản xuất gỗ xuất khẩu; Cty bia Hải Ninh; CTy TNHH Vân Hoà sản xuất cửa nhôm, sắt thép (Cơ, kim khí); DNTN Thế Tuấn làm gỗ xây dựng; CTy TNNH Hải Ninh liên doanh với nước ngoài làm may xuất khẩu.

Cụm công nghiệp Kim sơn đang tích cực triển khai đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng (Giao thông, điện nước,) nhưng cũng đã được nhiều nhà đầu tư triển khai xây dựng dự án (Cty Hoàng Hà sản xuất kết cấu thép nhà xưởng; CTy Long Hải làm nấm linh chi; Cty TNHH Ngọc Khánh sản xuất bao bì; Cty cơ khí phục vụ nông lâm nghiệp và thêu ren xuất khẩu…)

Các cụm công nghiệp khác đang trong giai đoạn triển khai các bước đền bù, giải phóng và san lấp mặt bằng.

b. Bố trí các khu công nghiệp.

Hình thức tổ chức khu công nghiệp vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều địa phương vì việc tổ chức hình thức này đòi hỏi phải hết sức cẩn trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến hạ tầng, đời sống dân cư và sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất khác. Tuy vậy trong quy hoạch phát triển đến năm

2010 của tỉnh Quảng Ninh hình thức tổ chức khu công nghiệp được bố trí khá sôi nổi. Trong đó có Khu Công nghiệp Công nghệ cao Hoành Bồ với quy hoạch khoảng 150 ha, Khu công nghiệp móng Cái với các sản phẩm chủ yếu phục vụ xuất khẩu…

Bảng 6: Kế hoạch phát triển các Khu công nghiệp đến năm 2010

STT Khu công nghiệp Địa chỉ Diện tích (ha)

GĐ I Tổng só

1 KCN Cái Lân Bãi cháy- Hạ Long 78 277

2 KCN Việt Hưng Việt Hưng- hạ long 171 303

3 KCN Đông Mai Đông Mai-Yên hưng 100 151

4 KCN Hải Yến Hải Yến- Móng Cái 100 193

5 KCN Ninh Dương Ninh Dương- Móng Cái 50 100

6 KCN Phương Nam Phương Nam- Uông bí 70 150

7 KCN Chạp Khê Nam Khê- Uông Bí 60 200

8 KCN Kim Sen Kim Sơn- Đông Triều 50 100

9 KCN Tiên Yên Đông Ngũ- Tiên Yên 50 50

( nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp Quảng Ninh đến 2010)

Việc phát triển các cụm công nghiệp, khu công nghiệp địa phương sẽ góp phần vào việc khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương và phát triển nhiều ngành nghề mới, sản phẩm mới. Điều này sẽ tạo điều kiện giải quyết việc làm, mang lại nguồn thu cho ngân sách và giảm phần nào gánh nặng cho các ngành công nghiệp nặng khi đảm bảo mức tăng trưởng cho nền kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 42)