Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm tài nguyên tỉnh Quảng Ninh của

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 29 - 34)

I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ TỈNH QUẢNG NINH

1. Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm tài nguyên tỉnh Quảng Ninh của

I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ TỈNH QUẢNG NINH

1. Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm tài nguyên tỉnh Quảng Ninh của tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh

1.1 Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam, kéo dài từ Đông Triều đến Móng Cái với chiều dài 250km:

Phía Bắc giáp với: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Trung Quốc Phía Tây Nam giáp với: Hải Dương, Hải Phòng.

Phía Đông và Đông Nam lối liền với thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ Diện tích tự nhiên toàn Tỉnh là 5938Km2, bao gồm đấy liền và hải đảo. Trong đó có 2819km2 đất rừng, trung du, miền núi, đồng bằng ven biển là 2500km2 và 610km2 hải đảo

Tỉnh Quảng Ninh tập trung nhiều đầu mối giao thông thuỷ, bộ như đường quốc lộ 18A nối liền dọc chiều dài quảng Ninh với Hà Nội, đường 10 Nối với Hải Phòng…Hệ thống cảng biển như cảng Cái Lân, cảng du lịch Hồng Giai, cảng Cửa Ông…

Với đặc điểm vị trí địa lí đó Quảng Ninh được Nhà nước xác định là địa bàn kinh tế động lực, nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

b. Về địa hình và khí hậu.

Quảng Ninh có dạng địa hình đồi núi, đồng bằng, các đảo và thềm lục địa. Trong đó địa hình đồi núi thấp là bộ phận quan trọng nhất chiếm khoảng hơn 80% diện tích, chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m, ngoại trừ một số đỉnh Yên Tử(1068m), Cao Xiêm (Bình liêu)1330m, Nam Châu lãnh (Quảng Hà) cao1106m…Địa hình đồng bằng chỉ chiểm khoảng 18% tổng số diện tích tự nhiên, đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt. Bờ biển Quảng Ninh dài 250km có nhiều bãi tắm đẹp như Trà Cổ (Móng Cái),Minh Châu, Quan Lạn (Vân Đồn) ..; Có hàng ngàn đảo lớn nhỏ xếp nối đuôi nhau từ Mũi Ngọc đến Nam Hạ Long. Biển Quảng Ninh là bộ phận phía Bắc của Bắc Bộ với đặc điểm là một vịnh nông, sâu không quá 20m.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 21-23 độ, lượng mưa lớn vào mùa hè, do đặc điểm địa hình mưa lớn dễ có lũ tập trung nhanh và gây ra xói mòn lớn.

1.2 Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên Quảng Ninh.

a. Tài nguyên rừng.

Do đất đồi núi chiếm tỷ trọng lớn, lại nằm trong vùng mưa nhiều nên Quảng Ninh có diện tích rừng lớn và phát triển phong phú. Diện tích rừng hiện có khoảng 257.000ha trong đó có khoảng170.000ha rừng tự nhiên và 87.000 ha rừng trồng chiếm khoảng 42,4% diện tích toàn tỉnh. (số liệu 2003)

Rừng nguyên sinh tập trung ở phía bắc huyện Hoành Bồ, vùng cao hẻo lánh của cánh cung Đông Triều, Yên Tử, Quảng Nam Châu… Do tác động của con người rừng thứ sinh từ chỗ khai thác làm lương dẫy và lại được phục hồi dần và đang mở rộng diện tích.

Rừng Quảng Ninh phong phú về chủng loại động thực vật ( thức vật có khoảng 1027 loài thuộc 6 ngành, Động vật có khoảng 120 loài). Có nhiều loài quý hiếm như lim, lát, sến, táu, hươu, nai, khỉ, vọc… Dưới tán rừng có nhiều dượi liệu quý như: sa nhân, ba kích, đẳng sâm…

Tuy vây rừng Quảng Ninh đã bị khai thác nhiều, phần lớn rừng nghèo, chữ lượng gỗ chỉ còn khoảng 5 triệu m3.

Rừng có vai trò hết sức quan trong với Quảng Ninh. Không chỉ cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu mà còn giữ vai trò cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn nước và điều hoà khí hậu. Nhiều vùng rừng được bảo tồn còn có ý nghĩa lớn với du lịch sinh thái như rừng Yên tử-Uông Bí, rừng đảo Ba mùn - Vân Đồn, rừng núi đá vôi - Vịnh Hạ Long…

Là một tỉnh ven biển có cấu trúc địa hình, địa mạo da dạng, biển Quảng Ninh có lợi thế rất lớn để phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng khác nhau, đặc biệt là kinh tế du lịch; cảng biển và khai thác, nuôi trồng chế biến thuỷ sản. Đây cũng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, quyết định đến sự phát triển cuả tỉnh hiện tại và tương lai.

Biển Quảng Ninh có nguồn thuỷ sản rất phong phú với nhiều chủng loại như tôm, cua, sá sùng, bào ngư, sò huyết, trai ngọc, rong câu… Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Nhờ những thuận lợi về sinh thái, môi trường, vùng ven biển Quảng Ninh có khả năng phát triển mạnh về nuôi trồng thuỷ, hải sản ven biển với nhiều hình thức để đáp ứng cho công nghiệp chế biển các sản phẩm xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.

c. Tài nguyên khoáng sản.

Từ 140 mỏ và điểm khoáng đã phát hiện, có thể nói Quảng Ninh hầu như có mặt đầy đủ các loại khoáng sản trên bản đồ khoáng sản Việt nam. Chúng bao gồm khoáng sản nhiên liệu, vật liệu, kim loại đen, kim loại màu, vật liệu xây dựng, nước khoáng… trong đó có những loại khoáng sản đặc biệt có giá trị kinh tế lớn là khoáng sản nhiên liệu ( bể than); các vật liệu xây dựng: đá vôi, sét xi măng, sét gạch ngói chất lượng cao, đá hoa cương…

Than là vật liệu quan trọng nhất của Quảng Ninh, đây là bể than lớn nhất của cả nước chiểm khoảng 90% sản lượng khai than thác của cả nước. Diện tích phân bổ rộng từ đảo Kế Bào đến Đông Triều, chiều dài khoảng 150km về chữ lượng khoảng 3,5 tỷ tấn.

Đá vôi có trữ lượng gần 3,13 tỷ tấn phân bố tập trung ở Hoành bồ có trữ lượng là 1,32 tỷ tấn còn lại nằm rải rác rọc từ Đông Triều đến Cẩm Phả- Vân đồn. Đá vôi có chất lượng tốt thoả mãn cho ngành xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất xi măng quy mô lớn.

Các nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng cũng có chữ lượng lớn như sét làm xi măng, sét gạch ngói ( tập trung ở Hạ long, Đông triều, Yên hưng, Uông bí..), gạch chịu lửa, cao lanh gốm sứ, cát thuỷ tinh…

Nguồn nước khoáng thiên nhiên gồm nước khoáng nóng và nước khoáng nóng ở nhiệt độ trên 50 0C, tập trung ở thị xã Cẩm Phả có nồng độ khoáng cao, trữ lượng lớn, có giá trị sử dụng làm nước giải khát, chữa trị một số bệnh …

Ngoài ra còn một số khoáng sản có giá trị công nghiệp khác như đá dầu ở Hoành bồ, Ti tan Móng Cái, đá Thạch anh, Vàng, Sa khoáng ở Hoành Bồ…

Bảng 2: Tiềm năng khoảng sản chủ yếu ở Quảng Ninh

Loại khoáng sản Số Mỏ Trữ lượng(triệu tấn)

Than 46 3500 Đá vôi, xi măng 3 3130 sét, xi măng 6 130 sét gạch ngói 6 75,6 Sét chịu lửa 4 14,6 Cao lanh 16 15,0 Cát thuỷ tinh 1 6,2 Cát sỏi XD 4 11,7 Đá ốp lát 2 1,0 (triệum3)

(nguồn: Dư địa trí Quảng Ninh)

d. Đa dạng sinh học

Dải ven biển Quảng Ninh chứa đựng hầu hết các hệ sinh thái và cảnh quan cho nhiều vùng địa lý khác nhau của nước ta: Từ các hệ sinh thái rừng, núi cao, núi đá vôi, đồi thấp, đồng bằng ven biển đến sông hồ, đất ướt, rừng ngập mặn ven biển, các đảo và hệ sinh thái hải dương…Mỗi hệ sinh thái lại

có tính đa dạng cao về cảnh quan và các động thực vật phong phú, trong đó có nhiều loài đặc hữu. Riêng khu Vịnh Hạ Long- Bái Tử Long, bên cạng giá trị về cảnh quan và địa chất địa mạo nổi bật, đến nay đã xác định được trên 400 loài cá, 500 loài động vật đáy, 160 loài san hô, 355 loài sinh vật phù du, 140 loài dong biển, 7 loài cỏ biển, 34 loài thực vật ngập mặn và hàng trăm loài thực vật khác. Các hệ sinh thái Quảng Ninh là nơi cư trú của nhiều loài có tên trong Sách Đỏ và danh mục những loài nguy cấp ở mức độ toàn cầu. Một số vùng trở nên nổi tiếng nhờ vào giá trị cảnh quan, sinh học và đa dạng sinh học như Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long, rừng đặc dụng… Vùng biển Quảng Ninh là một trong những 4 ngư trường trọng điểm cả nước với chữ lượng 200.000 tấn và trên 200 loại hải sản có giá trị xuất khẩu cao cho phép khai thác 30-35 ngìn tấn hàng năm.

Tự nhiên đã ưu ái cho Quảng Ninh không chỉ ở vị trí địa lí, ở địa hình mà còn ở tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, đặc biệt ở nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và hết sức đa rạng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp then chốt như công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp vật liệu xây dựng…Chính những đặc trưng rất riêng về điều kiện tài nguyên thiên nhiên đã làm nên một đặc trưng riêng cho sự phát triển của Quảng Ninh những năm qua đó là tỉnh công nghiệp phát triển và công nghiệp giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w