NHỮNG MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÔNG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 88 - 92)

VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010

1. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội, vì vậy đã được cộng đồng thế giới đồng thuận và xây dựng thành chương trình Nghị sự cho từng thời kỳ phát triển. Hội nghị Thượng đỉnh 1992 tại Brazin và hội nghị tại Nam phi 2002 bàn về chương trình hành động để triển khai phát triển bền vững trong thế kỷ 21 đã khẳng định muốn phát triển bền vững thì phải lồng ghép 3 thành tố quan trọng là phát triển kinh tế, phát triển XH và bảo vệ môi trường. đây là ba trụ cột của sự phát triển luôn gắn kết và củng cố nhau.

Nhận thức về những vấn đề phát triển bền vững Chính phủ đã có nhiều biện pháp cụ thể là: Thành lập Cục Môi trường (1990), Bộ TNMT (2003). Xây dựng Chiến lược Quốc gia về bảo vệ môi trường (1991-2000), ban hành luật Bảo vệ môi trường 1993…Đặc biệt 8/2004 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam (Nghị sự 21 ở VN).

Khung định hướng đã đưa ra quan điểm phát triển là: "phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng nhanh đi đôi với tiến bộ công bằng XH và bảo vệ môi trường ", "phát triển kinh tế với XH gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo, môi trường tự nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học." Trong đó vấn đề môi trường được đề cập đến khía cạnh:

- Tránh tình trạng thoái hoá đất.

- Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững môi trường nước. - Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên khoáng sản. - Bảo vệ môi trường biển ven biển và hải đảo.

- Bảo vệ và phát triển rừng

- Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp. - Quản lí chất thải rắn.

- Bảo tồn đa dạng sinh học.

- Giảm nhẹ sự biến đổi khí hậu, hạn chế những ảnh hưởng có hại đến biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai.

Từ khung định hướng đó kế hoạch tổ chức thực hiện phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh đã được triển khai thực hiện.Với việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển bền vững Tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, các ban ngành, các tổ chức Xh, các huyện, thị xã, và đại diện các Tổng công ty. Trong đó Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ

quan thường trực của tỉnh về tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình, các dự án về phát triển bền vững. Tỉnh đã xây dựng văn kiện chương trình nghị sự 21cho tỉnh, cho các huyện, thị xã và thành phố.

Với phương hướng phát triển KT-XH đến năm 2010 thì phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường là hai nhiệm vụ gắn chặt không thể tách rời. Đây là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho tỉnh Quảng Ninh phát triển bền vững theo tinh thần của Nghị sự 21 của tỉnh đã xây dựng.

2. Mục tiêu phương hướng phát triển công nghiệp giai đoạn (2006-2010)

Trong Báo cáo chính trị cuả Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XII nhiệm kỳ (2006-2010) đã đưa ra mục tiêu phương hướng phát triển công nghiệp cụ thể như sau:

Mục tiêu: tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm hiệu quả sản xuất công nghiệp

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế sản xuất công nghiệp phù hợp với quy hoạch, lợi thế địa thế địa phương và nhu cầu thi trường. Nâng cao sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học công nghệ, tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt tốc độ bình quân là 19-20%/năm. Đến 2010 Quảng Ninh là một trung tâm sản xuất than, nhiệt điện chạy than, xi măng, đóng tầu hàng đầu của đất nước.

Trên cơ sở quy hoạch, phát triển sản xuất than đảm bảo nhu cầu của nền kinh tế là chính, xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hiện đại hoá trong nội bộ ngành. Thực hiện tiết kiệm tài nguyên nâng cao tính an toàn trong sản xuất và bảo vệ môi trường sinh thái. Phấn đấu đến năm 2010 đạt từ 40-45 triệu tấn.

Phối hợp ngành điện triển khai tuyến chuyển tải điện 500KV Hà Đông- Hoành Bồ, nâng cấp, hiện đại hoá tuyến 110KV, 220KV hiện có và nghiên cứu phát triển tuyến mới. Hoàn thiện việc cải tạo và mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2, Cẩm phả, Hà khánh (Hạ Long). Triển khai các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Mông Dương, Mạo Khê, nhà máy điện Diezen trong cụm CN đóng tàu thuỷ Cái lân. Phấn đấu 2010 tổng công suất điện khoảng 2000-2200MW.

Đẩy mạnh tiến độ đầu tư các cơ sở sản xuất xi măng hiện như xi măng Hạ Long, Cẩm Phả, Lam Thạch. Đồng thời duy trì tốt các cơ sở sản xuất hiện có. Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản lượng xi măng đạt trên 6 triệu tấn. Tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp VLXD khác (gạch ngói, gốm sứ mỹ nghệ)

Hoàn thiện việc đầu tư xây dựng công nghiệp đóng tầu Cái Lân, phát triển các dịch vụ sửa chữa. Có cơ chế phù hợp thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, quan tâm tới phát triển công nghiệp nhẹ.

Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng các khu CN đã được Chính phủ phê duyệt, triển khai một số KCN, khu chế xuất mới theo quy hoạch dọc QL18A. Phát triển các cụm công nghiệp vùa và nhỏ..

Chấn chỉnh công tác quản lý, khai thác hiệu quả, hợp lí các nguồn tài nguyên, ngăn ngừa các hoạt động khai thác ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và danh lam thắng cảnh.

3. Phương hướng bảo vệ môi trường trong thời gian tới

Theo báo cáo chính trị chỉ ra phương hướng bảo vệ môi trường trong thời gian tới là:

Quan tâm bảo vệ môi trường sinh thái, tạo sự chuyển biến đồng bộ về nhận thức cà hành động trong gìn giữ và bảo vệ môi trường.

Tiếp tục cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp thoát nước, xây dựng các nhà máy xử lý chất thải và các khu vực chứa chất thải.

Tập trung khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, khu vực khai thác than và khoáng sản, các khu dân cư, nông thôn gần khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Phấn đầu 2010 có 100% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các trang thiết bị bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Trên 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, trên 60% các đô thị và 100% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn BVMT, trên 90% chất thải rắn được thu gom, xử lý trên 70% chất thải rắn nguy hại…

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, thường xuyên kiểm soát ô nhiễm và ứng cứu sự cố kịp thời, tập trung nghiên cứu, điều tra cơ bản các nguồn tài nguyên, điều kiện tự nhiên… phục vụ cho các yêu cầu khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w