Đóng góp vào quá trình chuyển dịch cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 59)

I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ TỈNH QUẢNG NINH

5.2Đóng góp vào quá trình chuyển dịch cấu kinh tế

5. Những đóng góp của ngành công nghiệp vào sự phát triển kinh tế

5.2Đóng góp vào quá trình chuyển dịch cấu kinh tế

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tỉnh đã xác định cơ cấu kinh tế sẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - Nông nghiệp. sau đó sẽ chuyển thành cơ cấu Dịch vụ - công nghiệp- nông lâm thuỷ sản.

Trong suốt 10 năm qua cơ cấu công nghiệp - dịch vụ- nông nghiệp vẫn được giữ vững thể hiện tỷ trọng của ngành công nghiệp luôn ở vị trí đứng đầu trong cơ cấu GDP. Mặt khác sự chuyển dịch cơ cấu cũng theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần, giảm dần tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp. (bảng 15)

Một trong những lý do đó là do sự phát triển của công nghiệp tác động làm cho tỷ trọng dịch vụ tăng theo, vì khi công nghiệp phát triển nhất là đối với ngành công nghiệp đặc trưng của Quảng Ninh thì nhu cầu vận tải tăng lên, các nhu cầu dịch vụ phụ trợ khác phát sinh… do đó có thể nói chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực có một phần đóng góp

hết sức quan trọng cuả ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trước mắt và thời gian tới vị trí của ngành công nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo để tạo vốn cho nên kinh tế, thúc đẩy các ngành khác phát triển theo các mối liên kết suôi và ngược trong tổng thể nền kinh tế để tiến đến một cơ cấu tiến bộ hơn là dịch vụ - công nghiệp - nông lâm thuỷ sản.

Trong số các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh thì chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp nhất là ngành công nghiệp then chốt. Các sản phẩm xuất khẩu than, thực phẩm chế biến …

Bảng 16: Các Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ yếu

Hạng mục đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Than 1000 tấn 3.000 4.300 6.049 6.972 11.038 15.000

Dầu thực vật tấn 12.160 17.680 4.236 8.500

Đá mài tấn 4377 2274 2284 2141 7414 8000

Thuỷ sản chế biến tấn 4.108 6.659 11.460 5.940 4992 4780

( Nguồn: Niên giám thống kê 2005)

Sản lượng than xuất khẩu tăng qua các năm, các sản phẩm khác như thuỷ sản chế biến , dầu thực vật giao động lúc tăng lúc giảm tuy vậy xu hướng trong thời gian tới khi các dây truyền công nghệ hiện đại được lắp đặt thì sản lượng xuất khẩu sẽ tăng lên đáng kể.

Đóng góp của công nghiệp vào xuất khẩu của tỉnh được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 17: Giá trị xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh 1999-2005

(đơn vị 1000 USD) Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng giá trị xuất khẩu 183.462 228.759 351.724 253.760 307.337 568.301 799.000 Công nghiệp 139.888 147.509 168.331 201.512 248.69 460.323 655.180 Cơ cấu công

nghiệp / tổng giá trị XK

76% 64% 67% 79% 80,% 81% 82,5%

Từ bảng 17 cho công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu và tỷ trọng này liên tục tăng. Năm 2000 chiếm tỷ trọng 64% đến năm 2005 chiếm 85% . Nguyên nhân là trước đây ngành công nghiệp mới chỉ xuất khẩu nhiên liệu than thì trong những năm gần đây sản phẩm xuất khẩu đã được mở rộng nhất là các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế biến như thực phẩm, dầu thực vật hàng may mặc..Do trong những năm gần đây công nghiệp chế biến đã phát triển với việc đầu tư cho các dây truyền công nghệ hiện đại như thiết bị đông lạnh của Nhật, mỹ…làm tăng giá trị của các sản phẩm chế biến và đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó ngành than vẫn tiếp tục tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu. Do đó mà tỷ trọng xuất khẩu của ngành công nghiệp trong tổng giá trị xuất khẩu liên tục tăng lên.

5.4 Đóng góp vào giả quyết việc làm tạo thu nhập cho lao động

Trong giai đoạn 5 năm 2000-2005 tốc độ tăng lao động bình quân hàng năm của tỉnh Quảng Ninh là 1,35% và hàng năm nền kinh tế tạo ra khoảng trên dưới 21.000 việc làm cho lao động với tốc độ tạo việc làm khoảng 1,5% /năm trong đó công nghiệp đóng góp một phần lớn đáng kể.

Bảng 18: Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân theo ngành kinh tế của tỉnh Quảng Ninh

(Đơn vị: người) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 tốc độbq(%) T.Số LĐ đang làm việc 516000 529000 541000 550000 561000 570000 2% CÔNG NGHIệP& XD 101.000 107.000 114.000 118.000 126.000 133.000 5,65% nông ,lâm, 282.000 293.000 292.000 288.000 287.000 284.000 0,15%

ngư nghiệp dịch vụ 123.000 129.000 135.000 144.000 148.000 155.000 4,75% số LĐ được giải quyết việc làm hàng năm 20.000 21.000 21.000 21.577 22.437 22.000 1,5%

(Nguồn:Niên giám thống kê Quảng Ninh 2005)

Tốc độ tăng lao động trong ngành công nghiệp tăng nhanh hơn so với các ngành khác. Trong khi số lao động trong ngành nông, lâm thuỷ sản thì giảm dần có thể thấy được ngành công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động nhất là lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, lao động trong ngành công nghiệp thường đòi hỏi phải có trình độ cao hơn nên trong thời gian tới cần tăng cường đào tạo lao động để phục vụ ngành công nghiệp.

Cùng với giải quyết việc làm cho lao động, tạo ra công việc ổn định là tạo ra thu nhập ổn định cho người lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh, Do đó công nghiệp đã đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

5.5 Đóng góp vào thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh

Ngành công nghiệp khôngchỉ có vai trò quan trọng trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu, giải quyết việc làm cho lao động… mà còn đóng góp lớn vào thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Bảng 18: Nộp ngân sách công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 1997 2000 2001 2002

Thu từ CÔNG NGHIệP 170 381 340 386 tỷ trọng nộp của CN (%) 9,36 12,92 13,45 12,46

(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Ninh 2002)

Ngành công nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản đóng góp: Đóng thuế thu nhập của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, Thuế tài nguyên, …, Các khoản đóng góp này thường chiếm tỷ trọng từ 10- 15% trong tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, Xu hướng đóng góp của công nghiệp vào thu ngân sách ngày càng tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Năm 1997 nộp ngân sách công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 170 tỷ chiếm 9,36% tổng nộp ngân sách trên địa bàn, đến 2002 tăng lên là 386 tỷ chiếm tỷ trọng là 12,46%. Trong những giai đoạn tới, cùng với chính sách phát triển công nghiệp thì đóng góp của ngành công nghiệp vào thu ngân sách nhà nước sẽ vẫn tiếp tục tăng.

Kết luận: Từ những kết quả đạt được của phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy đóng góp của ngành công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hết sức quan trọng. Những đóng góp đó thể hiện vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp và tạo lên nét đặc trưng phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy phát triển công nghiệp trong giai đoạn vẫn là lựa chọn ưu tiên trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhằm phát huy tối đa những lợi thế có được của tỉnh.

6 Những hạn chế do phát triển công nghiệp tạo ra

Đóng góp của công nghiệp vào sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh là điều không thể phủ nhận được, Tuy nhiên những hạn chế mà ngành công nghiệp tạo ra thì lại ít được chú ý tớiv và chưa được quan tâm đúng mức

Hạn chế đầu tiên là sự mất cân đối trong phát triển giữa các vùng ngay trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là trên địa bàn tỉnh phân ra làm 3 miền rất rõ rệt. Miền Đông là những huyện công nghiệp chưa phát triển chủ yếu dân cư sống với nghề nông và lâm nghiệp, trong khi đó vùng trung tâm và phía tây của tỉnh công nghiệp phát triển khá sôi nổi. Cùng với sự khác biểt về phát triển công nghiệp thì kéo theo nhiều sự khác biệt như mức độ cơ sở hạ tầng trang bị ở các vùng này là khác nhau, trình độ dân trí cũng khác nhau, mức sống dân cư cũng khác nhau… Chính những sự khác nhau đó tạo nên khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các vùng rất lớn ngay trên địa bàn tỉnh mà một trong những nguyên nhân là do sự phát triển công nghiệp không đồng đều .

Hạn chế thứ hai Phải nhắc đến đó là tình trạng tệ nạn xã hội đang diễn ra trên địa bàn tỉnh. Được đánh giá là tỉnh có tỉ lệ người mắc nghiện và mắc bệnh HIV thuộc nhóm cao trong cả nước Quảng Ninh hiện tại đang phải đối mặt với nhiều tệ nạn xã hội khác… Nguyên nhân của hiện trạng này thì có rất nhiều, nhưng một nguyên nhân cần nhắc tới ở đây là một phần do sự phát triển của công nghiệp. Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh thường từ nhiều nơi tập trung lại với cuộc sống xa gia đình, với thu nhập mà họ có được cùng với sự phát triển của các loại hình dịch vụ xuất hiện cùng sự phát triển của công nghiệp thì sự sa ngã là điều khó tránh khỏi và đây cũng là mặt trái đáng lưu tâm do phát triển công nghiệp tạo ra.

Hạn chế sâu sắc và đáng quan tâm nhất hiện nay đó là tình trạng ô nhiễm môi trường tỷ lệ thuận với sự phát triển của công nghiệp mà hậu quả hứng chịu không ai khác là những người dân trên địa bàn tỉnh. Tình trạng khói bụi của các nhà máy, các cơ sở sản xuất khai thác, lơ lửng đã trở lên quen thuộc với người dân ở ngay khu vực sống, khu vực đường quốc lộ, khu vực khu công nghiệp…Hạn chế này sẽ được phân tích kỹ trong phần sau.

III. THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

1. Đặc điểm tài nguyên môi trường và phân vùng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bàn tỉnh Quảng Ninh

1.1 Đặc điểm chung về tài nguyên môi trường

Quảng Ninh là tỉnh giàu tài nguyên, cả trên rừng dưới biển, trong lòng đất. Nguồn tài nguyên này tạo cho Quảng Ninh một thế mạnh để phát triển nhiều lĩnh vực nhất là các lĩnh vực sản xuất công nghiệp khai thác mỏ.

Đặc điểm địa hình địa chất Quảng Ninh không chỉ tạo ra điều kiện thuận lợi cho tỉnh mà cũng gây ra những khó khăn ở chỗ với địa hình đồi núi rốc và diện tích hẹp, khí hậu có mưa nhiều làm cho tình trạng sạt nở đất, sói mòn, lũ quét diễn ra nhanh và bất thường. nhất là trong những năm gần đây khi công nghiệp khai thác mỏ được đẩy mạnh thì môi trường đã có chiều hướng suy thoái và ô nhiễm ngày càng lớn.

Trong lựa chọn con đường phát triển của Quảng Ninh ngành công nghiệp khai thác mỏ vẫn tiếp tục được đẩy mạnh vì thế mà vấn đề môi trường và khai thác hiệu quả tài nguyên càng đáng được quan tâm để đảm bảo cho sự phát triển bền vững tránh để lại những hậu quả khó khắc phục cho thế hệ sau.

1.2 Phân vùng môi trường

Vấn đề môi trường là vấn đề có tính chất vùng rất cao, ngay cả trong cùng một địa phương cũng có tình trạng môi trường không giống nhau ở các vùng

do vậy phân vùng môi trường là một yêu cầu đối với đánh giá thực trạng môi trường và nhất là thực trạng trên địa bàn vốn có sự phân bố công nghiệp và phát triển không đồng đều giữa các vùng như tỉnh Quảng Ninh

a. Căn cứ để phân vùng môi trường

Căn cứ vào địa hình, địa chất, sự phân bố của nguồn tài nguyên trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh vì tất cả các vấn đề có liên quan đến tổ chức sản xuất, quy hoạch không gian đều có liên quan mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường .

b. Phân vùng môi trường và đặc điểm của từng vùng

Với những căn cứ trên thì phân vùng môi trường trên địa bàn tỉnh chia làm 4 vùng là: Vùng phía đông, vùng phía tây, vùng giữa và vùng ven biển.

Vùng phía đông: Về mặt hành chính gồm có các huyện Móng Cái, Hải

Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Vân Đồn và Cô Tô. Đặc điểm của vùng này là công nghiệp còn chưa phát triển ngoại trừ một số đô thị nhỏ mới và thị Móng Cái thì vùng chủ yếu là miền núi và nông thôn, dân cư thưa thớt và kinh tế nông, lâm nghiệp là chủ yếu. Công nghiệp còn sản xuất nhỏ. Do đó đánh giá về tác động môi trường của sản xuất công nghiệp là tác động nhỏ ở mức độ sơ khai và chưa đáng kể.

Vùng Trung tâm: Về mặt hành chính gồm có thị xã Cẩm phả, TP Hạ

Long, và huyện Hoành Bồ. Đặc điểm của vùng trung tâm là tập trung khá nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp. nhất là công nghiệp khai thác than, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến…Bên cạnh đó đây là vùng tập trung đông dân cư, mức độ đô thị hoá nhanh, nơi trung tâm văn hóa của cả tỉnh. Đánh giá tác động của môi trường của ngành công nghiệp là rất lớn. Những tác động công nghiệp nên môi trường đang là vấn đề có tính thời

sự bức xúc, trên thực tế đã có những khu vực trong vùng đang trong tình trạng xuy thoái.

Vùng Phía Tây: Về mặt Hành chính gồm thị xã Uông Bí, huyện Đông

triều, và huyện Yên Hưng. Đặc điểm của vùng này là dân cư tập khá đông, mức độ đô thị hoá cũng đang diễn ra nhanh. Công nghiệp đã phát triển mạnh không chỉ có công nghiệp khai thác than và vật liệu xây dựng mà các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp đang diễn ra sôi nổi. Đánh giá tác động môi trường của ngành công nghiệp là ảnh hưởng rất lớn và cần được quan tâm đúng mức

Vùng ven bờ: Vùng này gồm Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. đây là hai vịnh mà nằm cạnh những mỏ khai thác than, khai thác đá và vật liệu xây dựng. Đồng thời môi trường của vùng cũng chịu ảnh hưởng bởi nước thải của các nhà máy, các khai trường khai thác, các phương tiện vận tải tàu bè… tác động của phát triển công nghiệp đến môi trường được đánh giá là rất lớn và đáng quan tâm nhất.

2. Thực trạng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

2.1 Thực trạng tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh có đặc điểm là địa hình đồi núi chiếm 80%. theo kiểm kê rừng năm 2003 tỷ lệ che phủ rừng Quảng Ninh là 37,42% (tính cả rừng trồng phân tán). Tỷ lệ che phủ rừng tương đối cao đối cao so với các tỉnh Phía Bắc (Lạng Sơn 29,7%) Bình quân cả nước là 28%. xong tỷ lệ che phủ rừng phân bố không đều ở các huyện, Cao nhất là Hoành Bồ, thấp nhất là Bình liêu. trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 79% và chiếm 31% diện tích toàn tỉnh. (bảng 19)

Diện tích rừng đã được tăng lên năm 1998 là 230209 ha chiếm 37,7% diện tích toàn tỉnh so với 1992 thì tỷ lệ này tăng là 11,9% và đến năm 2003 thì tỷ lệ này tăng thêm 4,7% và đạt 42,4%, trong đó mỗi năm diện tích rừng trồng tăng bình quân là 400-500ha/ năm.

Rừng ngập mặn có xu hướng giảm nhanh từ năm 1998 đến nay. Năm 1998 là 22968ha và đến năm 2003 là 20713,4ha. Nguyên nhân là do hoạt động lấn biển, xây dựng đê kè để nuôi trồng thuỷ sản.

Rừng tự nhiên cũng giảm nhanh từ năm 1998 đến nay do khai thác lấy gỗ chống hầp lò, nạm khai thác gỗ trái phép, phá đi một số rừng để khai thác mỏ.

Bảng 19 Thực trạng phân bố rừng ở Quảng Ninh

(Đơn vị: ha)

huyện Diện tích có rừng Rừng tự nhiêm Rừng trồng Tỷ lệ che phủ

Yên Hưng 5.801,4 2.439 3.557,4 17,5% Hoành Bồ 53.374,2 43.385,2 9.980 64,8% Vân Đồn 29.037,8 24.111,2 4.926,5 52,7% Uông Bí 12.362,4 54.810 6.881,4 51,4% Hạ Long 5.153,5 1.441,2 3.712,3 23,2% Hải Hà 21.498,8 17.081,5 4.417,3 43,5% Đầm Hà 13.488,0 8.658,5 4.829,6 46,6% Ba Chẽ 24.449,4 17.704,8 6.744,7 42,4% Đông triều 16.390,1 7.600,8 8.789,3 41,3% Cô Tô 1.830,9 780,1 1.050,8 39,6%

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 59)