Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững của tuyến du lịch sông Hồng. (Trang 27 - 29)

5. Kết cấu khoá luận

2.1.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên

Nói đến tài nguyên du lịch tự nhiên tuyến du lịch sông Hồng chính là việc tìm hiểu, phân tích những giá trị về cảnh quan môi trường của con sông Hồng. Là một vùng đất cổ, Hà Nội được sông Hồng và các vùng phụ lưu bồi đắp tạo nên, do đó Hà Nội gắn bó với sông Hồng mật thiết như con với mẹ. Xưa kia người ta đã gọi sông Hồng là sông Cái, sông Mẹ. Tên gọi Hà Nội, có ý nghĩa là vúng đất bên trong sông. Đoạn sông Hồng ôm lấy Hà Nội dài gần 100 km chiếm 1/5 chiều dài của sông Hồng trên đất Việt [10, 155].

Sông Hồng bắt nguồn từ dãy Nguỵ Sơn cao 1776m ở gần hồ Đại Lý thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam điển hình, vào Việt nam ở Hà khẩu (thị xã Lào Cai- tỉnh Lao Cai) qua 7 tỉnh và đổ ra biển bằng 10 cửa, cửa chính là cửa Ba Lạt (Nam Định). Sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội từ xã Thượng cát (Từ Liêm) tới Vạn Phúc (Thanh trì- Hà Nội).

Thông thường trong các dạng địa hình, địa hình đồng bằng thường được coi là kém hấp dẫn hơn cả với hoạt động du lcịh do tính đơn điệu của nó. Tuy nhiên, sông ngòi lại là một dạng địa hình đặc biệt và có ý nghĩa quan trọng đối

người dân Việt nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng. Nhưng ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội bên cạnh những thành quả to lớn mà không ai nhận ra cũng có những hậu quả không thể cứu vãn được. Mấy chục năm trước đứng trên đê sông Hồng, quãng đường Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư còn thấy bờ bãi ngút mắt, còn được hưởng gió sông Hồng thì đến nay chỉ còn là những khu dân cư nhà cửa san sát nhau. Trong hoàn cảnh ấy, địa hình sông ngòi mới phát huy được hết giá trị của nó. Từ phố ra sông đã là sự thay đổi tích cực lại cộng thêm những đồng bãi ven sông tạo ra cảnh quan du lịch rất có ý nghĩa.

Dòng cháy cát bùn của sông Hồng được đánh giá là phong phú với độ đục bình quân ở Sơn tây là 1010g/m3, ở Lào Cai là 2730g/m3. Trong mùa lũ lượng dòng chảy cát bùn chiếm tới gần 90%. Sông Hồng vì vậy đã trở thành biểu tượng của đất, cùng với sông Mã là biểu tưọng của nắng với “lắm thác ghềnh, nhiều sóng bạc đầu”, sông Đà “chảy giữa các triền núi granit sâu thẳm xanh đen một màu” biểu tượng của cây.

Nguồn nước và nguồn phù sa cũng có đóng góp gián tiếp cho hoạt động du lịch bởi nó mang lại cho sông Hồng nguồn tài nguyên sinh vật phong phú. Sông Hồng có trữ lượng cá lớn, số lượng loài phong phú với nhiều loại cá ngon như: chép, trôi, trắm, anh vũ, ngạnh...

Sông Hồng còn có dòng chảy con phong phú và lượng muối khoáng cao nên thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản: dọc sông Hồng ngoài những thuyền đánh cá ta còn gặp những lồng nuôi cá của cư dân ven sông. Nguồn thuỷ sản khôngchỉ cung cấp những món ăn đặc sản trong nước mà còn tạo tiền đề cho du lịch câu cá, một loại du lịch hấp dẫn. Sông Hồng cũng là môi trường sống của nhiều loài chim, đặc biệt vào đông nhiều loài chim từ phương Bắc bay về phương nam ấm áp hơn để tránh rét. Đối với nhiều khách du lịch hình ảnh những bầy giang, cò, bồ nông đậu đen đặc bãi sông mùa đông, hay những con chim nhỏ kiếm ăn nơi

mép nước đầu hạ, những đàn sẻ ríu rít bên sông hẳn là những hình ảnh gần gũi và vui mắt.

Nhưng sông Hồng hẳn sẽ thiếu vắng đi rất nhiều nếu không có những đồng bãi ven sông. Từ bao đời nay, dòng sông và con người đã tạo nên mầu xanh cho đất. Màu xanh ấy giản dị và thân thuộc đến nỗi nhiều khi chúng ta không nhận ra rằng chính nó đã góp phần tạo nên cái sắc, cái hồn cho sông Hồng. đất phù sa màu mỡ ven sông thích hợp với nhiều loại rau quả đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ như: ngô, đỗ, khoai... Ngoài ra ven sông Hồng còn là đất của các loại hoa và cây cảnh như ngưu tất, bạch truật... Sự phong phú và đặc trưng của hệ thực vật mở ra cho sông Hồng tiềm năng để phát triển loại hình du lịch vườn hay khả năng kết hợp để tổ chức du lịch nông thôn, trang trại.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững của tuyến du lịch sông Hồng. (Trang 27 - 29)