Tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm du lịch địa phương cho

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững của tuyến du lịch sông Hồng. (Trang 67)

5. Kết cấu khoá luận

3.2.3. Tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm du lịch địa phương cho

động du lịch;

Đối với mỗi du khách khi đến thăm bất kỳ một điểm du lịch nào thì việc được mua các sản phẩm du lịch địa phương là điêù mong muốn của họ. Ngược lại đối với người dân địa phương đây cũng là cách để họ tăng thêm nguồn thu nhập, là cách để họ giới thiệu quảng bá sản phẩm địa phương tới mọi miền đất nước.

Trong chương trình du lịch sông Hồng du khách có điều kiện để tiếp xúc với 3 điểm du lịch nổi tiếng với làng nghề truyền thống là làng trồng thuốc nam Đa Hoà, làng mây tre đan Ninh Sở và đặc biệt là làng gốm Bát Tràng. Trong khuôn khổ của bài khoá luận xin phép được trình bày 2 cách để cộng đồng địa phương giơí thiệu sản phẩm cho khách , đó là; sản xuất cung cấp sản phẩm du lịch cho khách và hướng dẫn khách làm sản phẩm.

• Tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm cho khách:

• Người dân địa phương ở làng mây tre đan Ninh Sở đã có nghề truyền thống từ hàng chục năm nay. Sản phẩm của làng từ những vật dụng nhỏ như cái giỏ, cái khay...đến những vật dụng lớn như bộ bàn ghế... đều được làm thủ công bằng mây tre đan.

Đây là một nghề cha truyền con nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sản phẩm mây tre đan của làng chủ yếu dùng cho xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Châu Mỹ. Làng nghề mây tre đan Ninh Sở phát triển mạnh đã tạo điều kiện ổn định nền kinh tế địa phương.

Kể từ khi tuyến du lịch sông Hồng qua điểm du lịch này, người dân bắt đầu chú ý tới việc sản xuất phục vụ. Thời gian đầu, khi mà lượng khách ổn định đều qua hàng tháng làng nghề cũng sản xuất phục vụ du lịch. Tuy nhiên trong những

năm gần đây khi mà lượng khách không ổn định đều thì người dân làng không còn quan tâm sản xuất cho du lịch nữa mà chỉ quan tâm đến xuất khẩu.

Trên tuyến đường từ sông Hồng vào địa phận đền Dầm- đền Đại Lộ, du khách chỉ có cơ hội đi qua một số hộ sản xuất nhỏ còn đa số các hộ sản xuất lớn lại chỉ tập trung ở khu vực ngoài đê nhưng du khách không thể tiếp cận được do thời gian eo hẹp của lịch trình. Trong hành trình tour mới được đề xuất xây dựng, du khách có cơ hội tìm hiểu về quy trình làm mây tre đan. Để phù hợp với lịch trình tour mới này người dân địa phương bên cạnh việc tập trung sản xuất hàng xuất khẩu sẽ tiến hành sản xuất các sản phẩm phục vụ cho du lịch. Các sản phẩm du lịch này sẽ mang tính thiết thực cho nhu cầu của du khách, mang tính thuận tiện gọn nhẹ. Khu sản xuất hàng phục vụ cho du lịch này sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của người dân địa phương. Trong các khu này sẽ có người hướng dẫn khách về quy trình làm sản phẩm, về cách làm sản phẩm sao cho đẹp và cách giữ, sử dụng đồ mây tre đan sao cho thật bền, thật bóng. Người dân địa phương sẽ cung cấp cho du khách những sản phẩm có tên của địa phương và nếu khách yêu cầu cũng sẽ làm riêng phục vụ sản phẩm riêng cho khách.

Nghề làm thuốc nam ở xã Bình Minh cũng nổi tiếng xưa nay. Người dân ở đây nhà nào cũng trồng đủ các loại thuốc nam trong vườn nhà. Đến với làng này du khách được tận hưởng một thơm mát mẻ trong lành. Tuy nhiên nghề làm thuốc nam ở đây còn phát triển khá manh mún. Chủ yếu người dân địa phương chỉ làm nguyên liệu để bán buôn lên Hà Nội.

Trong lịch trình tour mới này, du khách sẽ có khoảng thời gian nửa ngày lưu trú ở làng nghề. Tuy rằng khả năng cung cấp sản phẩm du lịch địa phương cho du khách là chưa thật sự độc đáo nhưng chắc chắn du khách cũng sẽ thấy thích thú trước những chai mật ong nguyên chất những vị thuốc nam với rất nhiều công dụng khác nhau. Nhưng có lẽ sản phẩm du lịch hấp dẫn nhất của địa

phương chính là những sản phẩm du lịch văn hoá mà du khách trải nghiệm được qua những hoạt động sinh hoạt văn hoá tại địa phương.

Vấn đề đặt ra với việc sản xuất và phục vụ sản phẩm du lịch ở hai địa phương trên là cách bán, giới thiệu sản phẩm địa phương. Đối với làng nghề mây tre đan du khách có thể mua đồ lưu niệm tại các hộ gia đình hoặc chính quyền địa phương có thể xây dựng một cửa hàng bán đồ lưu niệm ở khu vực trước cửa đền Đại Lộ để du khách có thể dễ dàng, thuận tiện khi mua sản phảm. Cũng tương tự như vậy việc bán thuốc nam có thể là ở trước khu vực đền Chử Đồng Tử hoặc du khách có thể mua ở các gia đình nghề gia truyền trong làng.

Tuy nhiên vấn đề cần đặt ra là việc “chèo kéo” khách dể mua sản phẩm du lịch. Đây là vấn đề bức xúc đối với tất cả các địa điểm phát triển du lịch. Việc quản lý, hướng dẫn người dân địa phương cách bán hàng lịch thiệp là một trong những yếu tố thành công trong việc phát triển du lịch. Và có thể vui mừng khẳng định rằng làng gốm Bát Tràng là điểm du lịch nổi bật nhất trong hành trình cả chuyến tour. Trong chương trình du lịch cũ, khách du lịch chỉ có điều kiện để thăm khu Hội chợ- nơi khách hàng có điều kiện mua sắm các sản phẩm du lịch. Hầu hết tất cả du khách đều rất hài lòng với cách bán hàng lịch thiệp, cởi mở của người dân ở đây. Tuy nhiên cùng với việc mở hội chợ chính quyền địa phương nên tổ chức sản xuất ngay tại đây để du khách có thể xem cách làm gốm, quy trình làm gốm.

• Hướng dẫn khách làm sản phẩm:

Điều mới lạ trong chương trình tour mới là việc khách du lịch có thể tham gia sản xuất đồ gốm trực tiếp tại làng gốm Bát Tràng. Cùng với việc xây dựng Hội chợ sẽ có một khu riêng để khách du lịch xem quy trình làm gốm của chính mình dưới sự hướng dẫn của người dân địa phương.

Tràng với các làng gốm khác, về hoa văn của gốm Bát Tràng... Người dân địa phương cũng sẽ định hướng cho khách những mẫu đơn giản để khách có thể dễ dàng làm được.

3.2.4. Chia sẻ lợi ích từ các lệ phí thu được để hỗ trợ cộng đồng:

Hiện nay ở tất cả các điểm du lich sông Hồng đều không thu lệ phí. Tuy nhiên nhằm tăng khả năng hỗ trợ cho kinh tế địa phương từ hoạt động du lịch có thể xây dựng mức giá thu phí cho các điểm đến. Mức phí này sẽ là 2000đ/người/ 1 điểm du lịch. Mức phí này được xây dựng đều cho cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.

Bên cạnh đó một phần lợi nhuận thu được từ mỗi chuyến tour (khoảng 7%) cũng sẽ được đầu tư vào các công trình phúc lợi xã hội của điểm đến nhằm cải thiện đời sống cho dân cư địa phương. Ngoài ra cũng có thể áp dụng chế độ thưởng phạt cho cả du khách và người dân địa phương nhằm hướng mọi người đến việc phát triển du lịch bền vững.

3.3. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TUYẾN DU LỊCH SÔNG HỒNG

3.3.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phù hợp

V ề phương tiện tàu thuỷ

Hiện nay tuyến du lịch sông Hồng chỉ có 2 tàu hoạt động là Thăng Long 333 và Sông Hồng 5. Lượng khách của 2 tàu này là 20- 40 khách /chuyến/tàu. Như vậy vấn đề đặt ra là nếu quá đông khách thì khả năng tải là không có. Chắc chắn khi tour du lịch hoạt động thật sự hiệu quả, Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng sẽ phải thuê thêm tàu hoặc đổi ngày xuất phát. Điều này rất khó nên đòi hỏi Xí nghiệp phải mua thêm tàu khi tuyến du lịch thực sự phát triển. Tầu Thăng Long là tàu cũ đang trong thời gian sửa chữa. Nhưng có thể nhận thấy tàu Thăng Long không còn thích hợp cho hoạt động du lịch và trên thực tế cũng không có thuyền trưởng và đoàn thuỷ thủ chuyên trách. Bởi vậy Xí nghiệp đầu

tư và phát triển du lịch sông Hồng nên thanh lý tàu Thăng Long bởi nó đảm bảo chất lượng của chuyến du lịch do tàu cũ, xấu, các trang thiết bị lạc hậu. Hơn thế nữa các trang thiết bị an toàn ở tàu Thăng Long cũng không đảm bảo nếu tai nạn xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín và chi phí của công ty.

Tầu Thăng Long dự tính sẽ thanh lý được khoảng 350- 400 triệu đồng . Với số tiền đó, Xí nghiệp sẽ dùng để đầu tư trở lại do các hoạt động kinh doanh khác đặc biệt là hoạt động marketing. Phục vụ ăn uống ở trên tàu cũng là điều đáng quan tâm. Hiện nay có 3 nhân viên bếp thường xuyên đi theo phục vụ nhu cầu ăn uống trên tàu. Tất cả hành khách tham gia trong tour đều thực sự chưa cảm thấy hài lòng với bữa ăn trên tàu. Nhân viên tàu nên phục vụ bữa ăn trưa đa dạng hơn để tăng sự hài lòng của khách. Cũng có ý kiến cho rằng nhân viên trên tàu nên mặc đồng phục của ngành từ thuyền trưởng, thuyền phó, hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ.

* Về hệ thống đường xá

Nhìn chung mọi hệ thống đường xá đến các điểm du lịch của tuyến tour du lịch sông Hồng đều rất xấu, chưa được đầu tư đúng mức. Đường đi đến các điểm du lịch khá gồ ghề, hoang sơ. Tuy nhiên điều này cũng dễ hiểu bởi hầu hết các điểm du lịch này đều nằm ở ven sông nên mùa nước lên xuống thất thường. Với việc phát triển du lịch bền vững của tuyến sông chúng ta nên cải tạo hệ thống đường đến các điểm du lịch bằng cách xây dựng các bậc lên xuống bằng đá. Những bậc này sẽ đảm bảo an toàn hơn cho khách đến điểm du lịch. Mặt khác nên động viên người dân địa phương dọn dẹp vệ sinh đường vào các khu di tích tránh sự bừa bãi như hiện nay. Việc làm này cần được tiến hành thường xuyên và thực chất nếu người dân địa phương ý thức được vai trò của du lịch trong đời sống của mình thì họ sẽ tiến hành làm công việc này tự nguyện

Hệ thống bến bãi chính như bãi Chương Dương và hầu hết những bến đỗ tới địa điểm du lịch nên được đầu tư để sửa chữa và nâng cấp. Thành phố nên duyệt quy hoạch về hệ thống cảng về bến thuỷ nội địa và nhanh chóng xây dựng bến tàu khách Chương Dương theo tiêu chuẩn. Các bãi này phải bao gồm các cơ sở hạ tầng đơn giản: như xanh đẹp, vệ sinh, thuận tiện và an toàn.

Những bến bãi tại các điểm dừng chân cũng cần được quan tâm đầu tư để thuận tiện cho du khách khi đến điểm du lịch đồng thời cũng tạo tính chuyên nghiệp cho hoạt động du lịch.Để giải quyết vấn đề bến bãi một cách hợp lý, xí nghiệp cần nâng cao sự cộng tác với các điểm du lịch. Một bến tàu có thể cần đến chi phí xây dựng khoảng 3- 4 tỷ đồng nhưng một bến đỗ lẻ chỉ cần đầu tư khoảng 20 triệu đồng. Hầu hết ở các điểm du lịch của tuyến du lịch sông Hồng nói chung và chương trình 1 nói riêng bến đỗ còn sơ sài. Chính bởi vậy xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng có thể thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương để giải quyết vấn đề này. Xí nghiệp sẽ kết hợp với người dân địa phương để xây dựng các bến đỗ và sẽ trả tiền quản lý bến trực tiếp cho người dân địa phương mỗi khi chạy tàu, tiền bến là 10000 đồng/ tàu.

* V

ề thắng cảnh hai bên bờ:

Do đặc thù là tuyến du lịch đường sông nên du khách có thể thả mình vào những khung cảnh lãng mạn, nên thơ của vùng sông nước. Trên thực tế những thắng cảnh hai bên bờ của tuyến du lịch sông Hồng rất hấp dẫn, đặc biệt là khách du lịch. Du khách phải trầm trồ thán phục trước những cảnh sắc mà thiên nhiên và con người đã tạo nên cho hai bến bờ sông này. Những màu xanh ngút ngàn của bãi ngô, bãi rau... hấp dẫn đặc biệt với du khách. Du khách cũng tò mò tìm hiểu về lối sống sinh hoạt của người dân, về cảnh khai thác cát, về những hình ảnh sống động của ngư dân làng chài, tất thảy đều có sức hấp dẫn, cuốn hút kì lạ. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là việc giữ gìn môi trường ở hai bên bờ sông. Những bãi rác to, những dòng nước thải đen ngòm từ các nhà máy ven sông làm giảm đi

nhiều sự lãng mạn của cảnh sấc vùng sông nước. Để giải quyết vấn dề này các nhà hoạch định du lịch cần phải kết hợp với người dân địa phương, với chính quyền địa phương vùng ven sông giúp họ có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn môi trường. Cùng với sự phối hợp của người dân địa phương chương trình của tuyến sẽ có những khoảng dừng chân trong 10-15 phút để tận mắt chứng kiến cảnh sinh hoạt của dân ven sông như cảnh khai thác cát, cảnh đánh bắt, cảnh thu hoạch hoa màu...Chắc chắn rằng việc tạo ra những cảnh sinh hoạt sống động hai bên bờ sông cũng là yếu tố thu hút khách du lịch trên hành trình chuyến thăm quan sông Hồng.

* X

ây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho đời sống dân cư và du lịch

Cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, trên tuyến du lịch sông Hồng cũng đang tiến hành xây dựng khá nhiều nhà máy, các khu vực sản xuất nhằm khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế địa phương. Có thể kể ra một số dự án tiêu biểu như việc xây dựng khu Hội chợ ở làng gốm Bát Tràng, xây dựng Hợp tác xã mây tre đan ở Ninh Sở – Hà Tây.

Tuy nhiên , vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để những công trình xây dựng này không làm ảnh hưởng đến cảnh quan các khu di tích đến đời sống của cộng đồng địa phương.

Người dân ở khu vực Đền Dầm (Ninh Sở – Hà Tây) một địa điểm của hành trình chuyến tour rất không hài lòng khi một nhà máy đóng tàu có quy mô khá lớn được xây dựng trước cổng đền. Ngay khi dự án vẫn chưa được duyệt người dân địa phương đã có đơn thư kiến nghị nhưng việc xây dựng vẫn được tiến hành và kết quả là một nhà máy to lớn, hiện đại đã ra đời nhưng lại gây mất cảnh quan trang nghiêm, cổ kính của ngôi đền. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch là rất quan trọng và cần thiết nhưng để tránh tình trạng tương tự xảy ra ở khu vực đền Dầm đòi hỏi các nhà hoạch định du lịch, các nhà đầu tư

phaỉ có sự phối kết hợp với người dân địa phương để mỗi công trình được xây dựng thực sự có ý nghĩa cả về kinh tế và du lịch.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, tuyến du lịch sông Hồng từ Hà Nội đến Đền Chử Đồng Tử (Hưng Yên) cần phải tiến hành xây dựng một số công trình nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng của điểm đến. Một số công trình cần được tiến hành xây dựng như mô hình hợp tác xã mây tre đan ở làng Ninh Sở (Hà Tây), mô hình một tổng thể di tích gồm đền Chử Đồng Tử và mô hình các nhà nghỉ tại làng Bình Minh- đền Chử Đồng Tử. Để tiến hành xây dựng mô hình hợp tác xã mây tre đan ở Ninh Sở ( Hà Tây) có thể dựa vào nguồn vốn địa phương cộng với sự hỗ trợ của các ban ngành du lịch. Hợp tác xã mây tre đan ở Ninh Sở sẽ được xây dựng ở khu đất giữa đền Đại Lộ và đền Dầm. Khu hợp tác xã này sẽ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững của tuyến du lịch sông Hồng. (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w