Đẩy mạnh vai trò của người dân địa phương trong quản lý, điều

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững của tuyến du lịch sông Hồng. (Trang 63)

5. Kết cấu khoá luận

3.2.1.Đẩy mạnh vai trò của người dân địa phương trong quản lý, điều

hoạt động du lịch:

Sự tham gia của địa phương là cần thiết cho ngành du lịch, người dân địa phương, nền văn hoá, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố thu hút khách tới một điểm du lịch. Do vậy các nhu cầu và khát vọng của người dân địa phương cần phải ủng hộ hoàn toàn.

Để phát triển du lịch tại điểm đến, cần phải khuyến khích sự tham gia của người dân trong hoạch định kế hoạch du lịch lâu dài. Các thành viên của cộng đồng địa phương là thành viên chính cần tham gia vào việc xác định các giá trị thiên nhiên và văn hoá của quê hương họ. Các nhà hoạch định du lịch chuyên nghiệp nên đưa người dân địa phương vào những vị trí quan trọng thiết yếu như các thành viên chính, hỗ trợ trong quản lý hoạt động du lịch .

Một số công việc có thể tiến hành:

44 Tổ chức những khoá học ngắn hạn về du lịch và quản lý du lịch tới người dân địa phương giúp họ hiểu thêm về giá trị của việc phát triển du lịch tại địa phương.

45 Giao quyền quản lý cho người dân địa phương tại khu đền của địa phương mình. Người dân địa phương có nhiệm vụ quản lý đền tu sửa đền theo đúng yêu cầu.

46 Khuyến khích người dân địa phương dứng ra tổ chức các điểm du lịch chuyên đề về nghề thủ công truyền thống chuyên phục vu du lịch. Đó có thể là một

khu hợp tác xã nhỏ chuyên cung cấp sản phẩm cho khách du lịch do người dân tự đứng ra quản lý tính toán chi phí, giá thành phù hợp.

47 Dựa trên tiềm năng thực lực của địa phương xây dựng các cửa hiệu quán ăn, dịch vụ dưới sự quản lý trực tiếp của người dân địa phương. Quản lý lĩnh vực này người dân địa phương phải có biện pháp đúng đắn, hợp lý tránh tình trạng xung đột giữa người dân địa phương, hạn chế và tiến tới bỏ dần việc chèo kéo khách mua hàng.

48 Dựa trên hoạt động du lịch, hàng năm chính quyền địa phương có các thống kê về lượng khách, nguồn khách và doanh thu mà du lịch mang lại để từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động du lịch nhằm tạo ra các biện pháp quản lý tích cực để hệ thống quản lý du lịch của địa phương đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.2. Sử dụng lao động là người địa phương vào các dịch vụ du lịch:

Với chương trình tour mới được đề xuất xây dựng ở trên thì việc tham gia của cộng đồng địa phương vào công việc phục vụ khách là khá đa dạng, từ việc tổ chức cơ sở lưu trú, phục vụ ăn uống đến việc tổ chức bán hàng lưu niệm, vui chơi giải trí.

Việc sử dụng lao động địa phương vào các dịch vụ kể trên là rất cần thiết nhằm tạo ra sự giao tiếp giữa người dân địa phương và du khách. Các dịch vụ bao gồm:

• Phục vụ cơ sở lưu trú cho khách du lịch, tiếp đón khách:

Trong chương trình tour mới việc phục vụ lưu trú cho khách sẽ diễn ra . ở khu đền Chử Đồng Tử- xã Bình Minh- huyện Khoái Châu- Hưng Yên. Địa điểm nghỉ dêm của du khách không nhất thiết phải xây dựng những khu nhà nghỉ sang trọng hoặc những khách sạn nhỏ mà chỉ cần sử dụng nhà ở của người dân địa phương để cho du khách nghỉ. Việc nghỉ ngơi của khách du lịch tại nhà người dân địa phương tạo mối quan hệ thân thiết giưã kháh du lịch vàcộng đồng

dân cư. Sự giản dị trong đời sống sinh hoạt thường ngày của dân cư làng Việt chắc chắn sẽ là yếu tố hấp dẫn khó quên trong lòng du khách về điểm du lịch. Những cảnh sing hoạt thường ngày, những câu chuyện về sự tích ngôi làng việt, về kiến trúc làng Việt qua lời kể của những người già trong làng sẽ là điều mong ước của rất nhiều du khách khi tham gia chuyến du lịch này.

Đồng thời việc lưu trú ở nhà người dân địa phương cũng tạo một nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên để tạo ra lợi ích công bằng trong mỗi chuyến tour khác nhau sẽ nghỉ tại nhà dân khác nhau. Sự thay đổi này sẽ tạo ra việc công bằng trong người dân địa phương.

• Phục vụ ăn uống:

Đi liền với việc nghỉ ngơi tại nhà dân là công tác phục vụ ăn uống cho khách. Bởi chuyến du lịch sông Hồng là chuyến du lịch mang đậm bản sắc của cư dân vùng sông nước nên bữa ăn phải đảm bảo được đặc tính này. Việc tổ chức bữa ăn của người dân địa phương phải đảm bảo được yếu tố ngon, lạ độc đáo mang đậm nét văn hoá cư dân vùng ven sông lại vừa đảm bảo được tính vệ sinh.

B

ữa ăn gợi ý:

1. Canh cua nấu chua

2. Cá đồng kho tương

3. Chả cá rán ( làm từ cá lăng đánh bắt ở sông)

4. Tôm rang

5. Rau xào (tuỳ theo mỗi mùa một loại rau)

6. Tráng miệng bằng hoa quả vườn nhà

7. Nước chè xanh hoặc nước vối sau bữa ăn

Để đảm bảo được bữa ăn này không phải là quá khó đồng thời lại mang đậm văn hoá vùng sông nước. Những bữa ăn này đựoc phục vụ bởi các mẹ, các chị nông dân thuần hậu nhưng lại có nét đẹp mặn mà của con gái vùng sông nước.

Việc sử dụng hướng dẫn viên tại điểm du lịch là điều rất nên làm bởi không ai có thể hiểu về địa phương mình hơn họ. Ban quản lý du lịch tại địa phương nên tổ chức đào tạo thêm về chuyên ngành du lịch cho các cụ già_ những người lâu năm sinh sống ở quê hương. Họ chính là những người sẽ đưa cho du khách những thông tin đầy đủ nhất, hấp dẫn nhất, độc đáo nhất về điểm du lịch. Đồng thời cũng nên khuyến khích thế hệ trẻ của địa phương học hỏi những kiến thức về quê hương mình từ các thế hệ trước để sẵn sàng phục vụ khách du lịch, Hướng dẫn viên du lịch của chương trình du lịch sông Hồng phải biết tạo mối quan hệ tốt đẹp . Với hướng dẫn viên địa phương để đáp ứng một cách đầy đủ nhất mọi nhu cầu của khách du lịch tạo ra sự thoả mãn một cách tuyệt đối khi tham gia vào chương trình tour du lịch sông Hồng.

• Tổ chức giao lưu văn nghệ với du khách: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động giao lưu này sẽ diễn ra tại khu vực đền Chử Đồng Tử vào tối ngày đầu tiên trước cửa sân đền. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền với hướng dẫn viên các tour vào tối ngày đầu tiên đó sẽ diễn ra các hoạt động sinh hoạt tập thể. Hoạt động sinh hoạt tập thể này vừa là kết thúc vui vẻ cho một ngày lao động mệt nhọc lại vừa là cách để giúp du khách và người dân tham gia vào các hoạt động giao lưu.

Để giúp cho hoạt động giao lưu này thực sự hiệu quả chính quyền địa phương nên tìm cách tham gia khôi phục lại các trò chơi dân gian như đánh đu, hát giao duyên, ném còn... Các hoạt động vui chơi giải trí này sẽ được tổ chức thường xuyên và có sự quản lý hợp lý.

Những trò chơi dân gian đặc biệt là việc giao lưu văn nghệ giữa du khách và cộng đồng địa phương sẽ tạo ra một buổi tối thú vị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng cả người dân địa phương và du khách. Cùng với sự kết hợp của quản lý chương trình du lịch sông Hồng, chính quyền dân cư địa phương cũng thỉnh thoảng mời các đoàn chèo đến diễn lại tích “ Chử Đồng Tử- Tiên Dung” phục vụ

cho người dân địa phương và du khách, giúp họ hiểu hơn về tình yêu của hao người từ xa xưa.

3.2.3. Tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm du lịch địa phương cho hoạt động du lịch; động du lịch;

Đối với mỗi du khách khi đến thăm bất kỳ một điểm du lịch nào thì việc được mua các sản phẩm du lịch địa phương là điêù mong muốn của họ. Ngược lại đối với người dân địa phương đây cũng là cách để họ tăng thêm nguồn thu nhập, là cách để họ giới thiệu quảng bá sản phẩm địa phương tới mọi miền đất nước.

Trong chương trình du lịch sông Hồng du khách có điều kiện để tiếp xúc với 3 điểm du lịch nổi tiếng với làng nghề truyền thống là làng trồng thuốc nam Đa Hoà, làng mây tre đan Ninh Sở và đặc biệt là làng gốm Bát Tràng. Trong khuôn khổ của bài khoá luận xin phép được trình bày 2 cách để cộng đồng địa phương giơí thiệu sản phẩm cho khách , đó là; sản xuất cung cấp sản phẩm du lịch cho khách và hướng dẫn khách làm sản phẩm.

• Tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm cho khách:

• Người dân địa phương ở làng mây tre đan Ninh Sở đã có nghề truyền thống từ hàng chục năm nay. Sản phẩm của làng từ những vật dụng nhỏ như cái giỏ, cái khay...đến những vật dụng lớn như bộ bàn ghế... đều được làm thủ công bằng mây tre đan.

Đây là một nghề cha truyền con nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sản phẩm mây tre đan của làng chủ yếu dùng cho xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Châu Mỹ. Làng nghề mây tre đan Ninh Sở phát triển mạnh đã tạo điều kiện ổn định nền kinh tế địa phương.

Kể từ khi tuyến du lịch sông Hồng qua điểm du lịch này, người dân bắt đầu chú ý tới việc sản xuất phục vụ. Thời gian đầu, khi mà lượng khách ổn định đều qua hàng tháng làng nghề cũng sản xuất phục vụ du lịch. Tuy nhiên trong những

năm gần đây khi mà lượng khách không ổn định đều thì người dân làng không còn quan tâm sản xuất cho du lịch nữa mà chỉ quan tâm đến xuất khẩu.

Trên tuyến đường từ sông Hồng vào địa phận đền Dầm- đền Đại Lộ, du khách chỉ có cơ hội đi qua một số hộ sản xuất nhỏ còn đa số các hộ sản xuất lớn lại chỉ tập trung ở khu vực ngoài đê nhưng du khách không thể tiếp cận được do thời gian eo hẹp của lịch trình. Trong hành trình tour mới được đề xuất xây dựng, du khách có cơ hội tìm hiểu về quy trình làm mây tre đan. Để phù hợp với lịch trình tour mới này người dân địa phương bên cạnh việc tập trung sản xuất hàng xuất khẩu sẽ tiến hành sản xuất các sản phẩm phục vụ cho du lịch. Các sản phẩm du lịch này sẽ mang tính thiết thực cho nhu cầu của du khách, mang tính thuận tiện gọn nhẹ. Khu sản xuất hàng phục vụ cho du lịch này sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của người dân địa phương. Trong các khu này sẽ có người hướng dẫn khách về quy trình làm sản phẩm, về cách làm sản phẩm sao cho đẹp và cách giữ, sử dụng đồ mây tre đan sao cho thật bền, thật bóng. Người dân địa phương sẽ cung cấp cho du khách những sản phẩm có tên của địa phương và nếu khách yêu cầu cũng sẽ làm riêng phục vụ sản phẩm riêng cho khách.

Nghề làm thuốc nam ở xã Bình Minh cũng nổi tiếng xưa nay. Người dân ở đây nhà nào cũng trồng đủ các loại thuốc nam trong vườn nhà. Đến với làng này du khách được tận hưởng một thơm mát mẻ trong lành. Tuy nhiên nghề làm thuốc nam ở đây còn phát triển khá manh mún. Chủ yếu người dân địa phương chỉ làm nguyên liệu để bán buôn lên Hà Nội.

Trong lịch trình tour mới này, du khách sẽ có khoảng thời gian nửa ngày lưu trú ở làng nghề. Tuy rằng khả năng cung cấp sản phẩm du lịch địa phương cho du khách là chưa thật sự độc đáo nhưng chắc chắn du khách cũng sẽ thấy thích thú trước những chai mật ong nguyên chất những vị thuốc nam với rất nhiều công dụng khác nhau. Nhưng có lẽ sản phẩm du lịch hấp dẫn nhất của địa

phương chính là những sản phẩm du lịch văn hoá mà du khách trải nghiệm được qua những hoạt động sinh hoạt văn hoá tại địa phương.

Vấn đề đặt ra với việc sản xuất và phục vụ sản phẩm du lịch ở hai địa phương trên là cách bán, giới thiệu sản phẩm địa phương. Đối với làng nghề mây tre đan du khách có thể mua đồ lưu niệm tại các hộ gia đình hoặc chính quyền địa phương có thể xây dựng một cửa hàng bán đồ lưu niệm ở khu vực trước cửa đền Đại Lộ để du khách có thể dễ dàng, thuận tiện khi mua sản phảm. Cũng tương tự như vậy việc bán thuốc nam có thể là ở trước khu vực đền Chử Đồng Tử hoặc du khách có thể mua ở các gia đình nghề gia truyền trong làng.

Tuy nhiên vấn đề cần đặt ra là việc “chèo kéo” khách dể mua sản phẩm du lịch. Đây là vấn đề bức xúc đối với tất cả các địa điểm phát triển du lịch. Việc quản lý, hướng dẫn người dân địa phương cách bán hàng lịch thiệp là một trong những yếu tố thành công trong việc phát triển du lịch. Và có thể vui mừng khẳng định rằng làng gốm Bát Tràng là điểm du lịch nổi bật nhất trong hành trình cả chuyến tour. Trong chương trình du lịch cũ, khách du lịch chỉ có điều kiện để thăm khu Hội chợ- nơi khách hàng có điều kiện mua sắm các sản phẩm du lịch. Hầu hết tất cả du khách đều rất hài lòng với cách bán hàng lịch thiệp, cởi mở của người dân ở đây. Tuy nhiên cùng với việc mở hội chợ chính quyền địa phương nên tổ chức sản xuất ngay tại đây để du khách có thể xem cách làm gốm, quy trình làm gốm.

• Hướng dẫn khách làm sản phẩm:

Điều mới lạ trong chương trình tour mới là việc khách du lịch có thể tham gia sản xuất đồ gốm trực tiếp tại làng gốm Bát Tràng. Cùng với việc xây dựng Hội chợ sẽ có một khu riêng để khách du lịch xem quy trình làm gốm của chính mình dưới sự hướng dẫn của người dân địa phương.

Tràng với các làng gốm khác, về hoa văn của gốm Bát Tràng... Người dân địa phương cũng sẽ định hướng cho khách những mẫu đơn giản để khách có thể dễ dàng làm được.

3.2.4. Chia sẻ lợi ích từ các lệ phí thu được để hỗ trợ cộng đồng:

Hiện nay ở tất cả các điểm du lich sông Hồng đều không thu lệ phí. Tuy nhiên nhằm tăng khả năng hỗ trợ cho kinh tế địa phương từ hoạt động du lịch có thể xây dựng mức giá thu phí cho các điểm đến. Mức phí này sẽ là 2000đ/người/ 1 điểm du lịch. Mức phí này được xây dựng đều cho cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.

Bên cạnh đó một phần lợi nhuận thu được từ mỗi chuyến tour (khoảng 7%) cũng sẽ được đầu tư vào các công trình phúc lợi xã hội của điểm đến nhằm cải thiện đời sống cho dân cư địa phương. Ngoài ra cũng có thể áp dụng chế độ thưởng phạt cho cả du khách và người dân địa phương nhằm hướng mọi người đến việc phát triển du lịch bền vững.

3.3. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TUYẾN DU LỊCH SÔNG HỒNG

3.3.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phù hợp

V ề phương tiện tàu thuỷ

Hiện nay tuyến du lịch sông Hồng chỉ có 2 tàu hoạt động là Thăng Long 333 và Sông Hồng 5. Lượng khách của 2 tàu này là 20- 40 khách /chuyến/tàu. Như vậy vấn đề đặt ra là nếu quá đông khách thì khả năng tải là không có. Chắc chắn khi tour du lịch hoạt động thật sự hiệu quả, Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng sẽ phải thuê thêm tàu hoặc đổi ngày xuất phát. Điều này rất khó nên đòi hỏi Xí nghiệp phải mua thêm tàu khi tuyến du lịch thực sự phát triển. Tầu Thăng Long là tàu cũ đang trong thời gian sửa chữa. Nhưng có thể nhận thấy tàu Thăng Long không còn thích hợp cho hoạt động du lịch và trên thực tế cũng

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững của tuyến du lịch sông Hồng. (Trang 63)